Âm đạo: cấu tạo, các dấu hiệu bất thường nên biết

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Âm đạo là bộ phận nối giữa âm hộ và tử cung, đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng trong đời sống phụ nữ. Cùng tìm hiểu cấu tạo, vai trò, biểu hiện của bất thường âm đạo và cách giữ gìn cơ quan này khỏe mạnh qua bài viết dưới đây nhé!

1. Âm đạo là gì? Cấu tạo của âm đạo 

Âm đạo là một ống mô cơ co giãn, nối giữa lỗ âm đạo thuộc âm hộ và cổ tử cung. Đây là cơ quan chuyển tiếp giữa bộ phận sinh dục bên ngoài và bộ phận sinh dục bên trong. Cụ thể là:

  • Âm hộ: là cơ quan sinh dục ngoài, được hình thành từ các nếp gấp da bên ngoài lỗ âm đạo.
  • Cổ tử cung: là bộ phận bắt đầu tử cung – cơ quan có chức năng điều hòa lượng máu kinh chảy ra mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Cổ tử cung đảm bảo môi trường ổn định cho thai nhi.

Do là phần chuyển tiếp của bộ phận sinh dục ngoài và trong nên bộ phận này hỗ trợ thực hiện chức năng của cả hai cơ quan mà nó tiếp giáp. Một số chức năng có thể kể đến là:

  • Tăng khoái cảm tình dục: do cơ quan này chứa các đầu dây thần kinh nên khi bị kích thích sẽ tạo khoái cảm. Âm đạo phối hợp với âm hộ để tạo nên cảm giác hưng phấn khi quan hệ.
  • Đường ra của kinh nguyệt: các tế bào niêm mạc tử cung bong ra mỗi chu kỳ kinh nguyệt  sẽ di chuyển từ cổ tử cung đến âm đạo để thoát ra ngoài.
  • Mang thai: khi nam giới xuất tinh dịch vào âm đạo, tinh trùng sẽ di chuyển từ bộ phận này đến tử cung. Sau đó, tinh dịch sẽ gặp trứng ở vòi trứng và bắt đầu quá trình hình thành hợp tử. Thai nhi được tạo ra và lớn dần lên trong tử cung của nữ giới.
  • Tham gia vào quá trình chuyển dạ: khi chuẩn bị chào đời, thai nhi sẽ di chuyển từ tử cung đến âm đạo để tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Âm đạo là ống cơ quan giữa âm hộ và cổ tử cung
Âm đạo là ống cơ quan giữa âm hộ và cổ tử cung

2. Phân biệt âm đạo và âm hộ

Âm đạo và âm hộ thường bị nhiều người nhầm lẫn là tên gọi khác nhau của một cơ quan. Tuy nhiên, đây lại là hai bộ phận có cấu tạo và chức năng khác nhau. Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn có thể phân biệt hai bộ phận này:

Đặc điểmÂm đạoÂm hộ
Cấu tạoỐng cơ nối âm hộ và cổ tử cung.Gồm các bộ phận:

  • Âm vật: mô cứng trên cùng của âm hộ, rất nhạy cảm với các kích thích.
  • Môi lớn: da xung quanh môi bé.
  • Môi bé: da xung quanh lỗ âm đạo.
  • Màng trinh; màng mỏng bao quanh lỗ âm đạo.
  • Lỗ âm đạo: nơi bắt đầu của âm đạo.
  • Lỗ niệu đạo: nơi thoát ra của nước tiểu.
Vị tríSau âm hộ.Bộ phận ngoài cùng hệ thống sinh dục, trên hậu môn.
Chức năng
  • Tăng khoái cảm khi quan hệ.
  • Dẫn lưu kinh nguyệt ra ngoài.
  • Góp phần vào quá trình mang thai và chuyển dạ.
  • Bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục phía trong.
  • Tạo khoái cảm khi quan hệ.
Âm hộ là cơ quan nằm ở ngoài cùng của hệ thống sinh dục
Âm hộ là cơ quan nằm ở ngoài cùng của hệ thống sinh dục

3. Kích thước của âm đạo bình thường

Kích thước âm đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, cân nặng. Thông thường, cơ quan này có độ sâu trung bình khoảng 9cm (tương ứng với 3,5 inch). Tuy nhiên, cơ quan này có cấu trúc đàn hồi nên khi bị kích thích, độ sâu của nó sẽ tăng lên.

Âm đạo chứa hệ thống vi sinh vật đa dạng gồm nấm và vi khuẩn. Bình thường, hệ thống vi sinh vật này sinh trưởng và phát triển cân bằng giữa sinh vật có lợi và sinh vật có hại. Từ đó tạo nên hàng rào bảo vệ các bộ phận bên trong, tránh tình trạng nấm hoặc nhiễm trùng.

4. Các vấn đề thường gặp ở âm đạo 

Âm đạo là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến hệ thống sinh dục và mang thai ở nữ giới. Chính vì vậy, những bất thường âm đạo có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Đau khi quan hệ tình dục: có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như co thắt các cơ vùng chậu hông quá mức hoặc do khô âm đạo (dịch tiết giảm hoặc không tiết gây ra khô).
  • Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: các vi sinh vật vốn tồn tại ở bạn tình sau khi quan hệ có thể ở lại trong âm đạo và gây bệnh ở các cơ quan sinh dục.
  • Viêm âm đạo: khi hệ vi sinh vật bất thường có thể khiến cho nấm hoặc vi khuẩn gây hại tấn công gây ra viêm nhiễm.
  • Sa một số cơ quan: các dây chằng có chức năng giữ tử cung, bàng quang, trực tràng yếu đi dẫn tới các cơ quan này sa xuống thành âm đạo.
  • Khối u: xuất hiện u nang, u tuyến Bartholin (đây là một tuyến tiết dịch nằm ở lỗ âm đạo) hoặc ung thư âm đạo. Tuy nhiên tình trạng này rất hiếm gặp.
Dịch tiết có màu sắc bất thường cảnh báo tình trạng viêm âm đạo
Dịch tiết có màu sắc bất thường cảnh báo tình trạng viêm âm đạo

5. Các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe âm đạo 

Khi xuất hiện những bất thường âm đạo, cơ thể có thể biểu hiện một số triệu chứng như:

  • Chảy máu bất thường: xuất hiện máu khi chưa tới ngày “đèn đỏ”, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
  • Dịch tiết bất thường: dịch có màu xanh, vàng, có mùi hôi khó chịu.
  • Chảy máu nặng trong thời kỳ kinh nguyệt: lượng máu nhiều hơn những kỳ kinh trước đó.
  • Ngứa, rát, đau bên trong âm hộ.
  • Đau trước, trong và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu buốt: xuất hiện cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
  • Đau vùng bụng dưới: xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới rốn, vùng hạ vị hoặc vùng mu.
  • Có khối phình bất thường ở vùng hạ vị hoặc vùng âm hộ.
Ngứa rát vùng hạ vị là một trong những bất thường âm đạo hay gặp
Ngứa rát vùng hạ vị là một trong những bất thường âm đạo hay gặp

6. Biện pháp giữ âm đạo luôn khỏe mạnh 

Để giúp cho âm đạo luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh, các chị em có thể tham khảo một vài gợi ý sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi quan hệ, hạn chế số lượng bạn tình. Tốt nhất nên duy trì mối quan hệ 1 vợ 1 chồng.
  • Tiêm phòng: các bạn gái nên tiêm phòng HIV, viêm gan B để tránh lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Tập các bài tập Kegel: đây là một nhóm các bài tập giúp tăng sức mạnh cơ vùng chậu để tránh tình trạng sa các cơ quan như trực tràng, tử cung, bàng quang sa xuống bên dưới.
  • Tránh thụt rửa: do khi thụt rửa có thể ảnh hưởng đến môi trường cân bằng của âm đạo, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển.
  • Không mặc quần áo ẩm: vì môi trường ẩm ướt có thể tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ.
  • Không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích: do các chất độc hại như nicotine hoặc chất gây nghiện sẽ làm ảnh hưởng tới sự hưng phấn khi quan hệ, tác động không tốt đến âm đạo.
  • Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ: các chị em nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường âm đạo nói riêng và sức khỏe sinh sản nói chung.
Tiêm HPV để phòng tránh một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục
Tiêm HPV để phòng tránh một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục

7. Nên làm gì khi xuất hiện bất thường âm đạo?

Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường âm đạo kể trên, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên Sản phụ khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Người bệnh chủ động liên hệ hotline hoặc đặt lịch để khám với bác sĩ để được tư vấn và sắp xếp thời gian phù hợp với mình.

Hy vọng bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi âm đạo là gì, những bất thường âm đạo phổ biến thường gặp, và những biện pháp để chăm sóc, duy trì sức khỏe âm đạo. Trong tình huống xuất hiện những dấu hiệu bất thường như trên, chị em ngay lập tức liên hệ hotline hoặc đặt lịch để khám với bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
18 dấ́u hiệu ốm nghén bé trai

18 dấu hiệu ốm nghén bé trai giúp mẹ bầu dễ dàng nhận biết giới tính thai nhi mà không cần siêu âm. Tham khảo ngay để biết con trai hay gái nhé!

Thông tin kiến thức
Tại sao nội mạc tử cung dày gây rong kinh?

Nội mạc tử cung dày gây rong kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Nếu nắm rõ nguyên nhân, chị em có thể dễ dàng kiểm soát hiện tượng này.

Thông tin kiến thức
Bị rong kinh 15 – 20 ngày có sao không?

Rong kinh kéo dài ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày của chị em. Vậy rong kinh 15 – 20 ngày có sao không?

Thông tin kiến thức
Bầu bị đau đầu 3 tháng đầu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đang mang bầu bị đau đầu 3 tháng đầu là một trong những nỗi lo mà các chị em thường gặp. Cùng bài viết tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

All in one
Liên hệ