Sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung có đúng không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung có xác định được chính xác ung thư cổ tử cung hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

Sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung là một công cụ quan trọng để đánh giá các vấn đề về sức khỏe cổ tử cung. Để tìm hiểu tính chính xác của phương pháp xét nghiệm này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về sinh thiết cổ tử cung

Sinh thiết cổ tử cung là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến sức khỏe của cổ tử cung. Nó giúp phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý nếu có.

1.1. Sinh thiết cổ tử cung là gì?

Sinh thiết cổ tử cung là một phương pháp xét nghiệm mô bệnh học thường được sử dụng để quan sát hình ảnh tế bào lấy từ cổ tử cung và đánh giá các bất thường. 

Xét nghiệm này được áp dụng với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một trong những mục đích quan trọng nhất là sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. 

Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng sau khi đã thực hiện các quy trình thăm khám phụ khoa thường quy và phát hiện các tổn thương nghi ngờ như: Các vết loét, sùi, khối u, polyp,… vùng cổ tử cung. 

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện sau khi thực hiện các phương pháp sàng lọc khác như xét nghiệm virus HPV, Pap test cho kết quả bất thường. Các kỹ thuật sinh thiết bao gồm kỹ thuật sinh thiết bấm và sinh thiết chóp cổ tử cung.

1.2. Quy trình sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung

Quá trình sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn về sản phụ khoa và có thiết bị đạt chất lượng. Để có được mẫu bệnh phẩm sàng lọc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu sinh thiết theo quy trình sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn kiểm tra, bộc lộ vùng sinh dục. 
  • Bước 2: Người bệnh sẽ được đặt mỏ vịt vào âm đạo giúp mở rộng tầm nhìn thăm khám.
  • Bước 3: Bác sĩ có thể thực hiện soi khám cổ tử cung cho bệnh nhân, sau đó tiêm thuốc gây tê tại chỗ trước khi lấy mẫu. Đối với các trường hợp thực hiện phương pháp sinh thiết chóp, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân để không có cảm thấy đau.
  • Bước 4: Tiếp đến, cổ tử cung sẽ được bôi dung dịch axit, những vùng có mô bị tổn thương sẽ đổi màu. Qua đó bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết vùng cần sinh thiết hơn.
  • Bước 5: Với các kỹ thuật khác nhau sẽ có cách lấy mẫu mô khác nhau: Phương pháp bấm sinh thiết, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy một mẫu mô nhỏ ở cổ tử cung. Với sinh thiết chóp, bác sĩ sử dụng vòng điện hoặc dao mổ, laser để lấy một vùng mô lớn, và dùng băng gạc để cầm máu.
  • Bước 6: Mẫu bệnh phẩm lấy được sẽ chuyển tới phòng thí nghiệm để soi dưới kính hiển vi.
Quá trình sinh thiết cổ tử cung
Quá trình sinh thiết cổ tử cung

1.3. Vai trò của sinh thiết cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính có độ phổ biến cao ở nữ giới, gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. 

Tuy nhiên, bệnh có thể sàng lọc sớm nhờ phương pháp sinh thiết cổ tử cung. Nó giúp phát hiện các mô chứa tế bào ung thư hoặc tiền ung thư ở nữ giới. Đồng thời, đánh giá giai đoạn tiến triển của bệnh. 

Đây được coi là vai trò thiết yếu nhất của phương pháp sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, thực hiện sinh thiết cổ tử cung còn giúp chẩn đoán phân biệt, phát hiện và điều trị một số bệnh lý vùng phụ khoa khác như mụn cóc sinh dục, polyp cổ tử cung,… Phương pháp này cũng hỗ trợ người bệnh loại bỏ các mô bất thường ở vùng cổ tử cung và các tế bào có nguy cơ gây nên ung thư.

2. Kết quả sinh thiết sàng lọc UTCTC có chính xác không?

Có thể nói, sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung là tiêu chuẩn vàng để xác định nữ giới có đang mắc ung thư cổ tử cung hay không. Đồng thời, cho biết giai đoạn bệnh mà người đó đang mắc phải. 

Phương pháp sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung được cho là ưu việt hơn hẳn so với các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Bởi nó có khả năng phát hiện tổn thương một cách chính xác, giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị thích hợp.

Hiện nay, xét nghiệm sinh thiết được sử dụng rất phổ biến bởi độ an toàn và tỉ lệ chính xác vượt trội. Phương pháp này thường được thực hiện sau cùng, khi những phương pháp xét nghiệm khác chưa đưa ra được kết quả cụ thể. 

3. Rủi ro khi sinh thiết cổ tử cung

Mặc dù sinh thiết cổ tử cung là một quy trình quan trọng và có tính an toàn để chẩn đoán và điều trị các vấn đề y tế. Đặc biệt là liên quan đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một số rủi ro và biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện. 

Do sinh thiết cổ tử cung là một kỹ thuật được thực hiện phía bên trong cơ quan sinh dục nữ, điều này chắc chắn sẽ gây tác động đến bộ phận sinh sản của chị em. 

Thông thường bệnh nhân có thể cảm thấy đau và chảy máu nhẹ sau khi thực hiện, ít khi xảy ra biến chứng khi thực hiện phương pháp này. Trong một số trường hợp sai kỹ thuật hoặc có vấn đề về sức khỏe khác, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng rất nguy hiểm, như:

  • Nhiễm trùng: Tuy hiếm, nhưng có nguy cơ nhiễm trùng sau quy trình sinh thiết cổ tử cung. Để giảm nguy cơ này, các biện pháp vệ sinh và sát trùng thường được thực hiện cẩn thận.
  • Chảy máu kéo dài: Một số phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề về chảy máu sau quy trình sinh thiết. Điều này có thể do kỹ thuật sinh thiết hoặc người bệnh gặp vấn đề về rối loạn đông máu.

Đối với bệnh nhân thực hiện quy trình này, có khả năng gặp phải nguy cơ sảy thai và vô sinh. Do quy trình sinh thiết chóp có thể làm thay đổi cấu trúc cổ tử cung và gây ra sẹo lớn, ảnh hưởng đến khả năng mang thai. 

Những biến chứng này có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của phụ nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng còn phụ thuộc vào mỗi bệnh nhân và tình trạng sức khỏe của mỗi người. 

Các chị em cũng nên lưu ý báo với bác sĩ về vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải hay có các tiền sử dị ứng, bệnh lý khác kèm theo để tránh gây ra những tác hại không đáng có. 

Ngoài ra để có đầy đủ kiến thức về các rủi ro gặp phải và chuẩn bị tâm lý tốt, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về các lợi ích và biến chứng của quy trình trước khi thực hiện. Đồng thời, cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.  

Rủi ro khi thực hiện sinh thiết cổ tử cung
Rủi ro khi thực hiện sinh thiết cổ tử cung

4. Lời khuyên của bác sĩ

4.1. Trước khi sinh thiết

Các chị em phụ nữ cần phải chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành sinh thiết để tránh gặp phải các vấn đề sau khi thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Nếu nghi ngờ hoặc đang mang thai, cần báo ngay với bác sĩ trước khi thực hiện sinh thiết.
  • Cần phải tham vấn với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh lý mắc phải.
  • Thông báo với bác sĩ về các tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng với thuốc, latex hay băng dính.
  • Không nên quan hệ tình dục trước khi sinh thiết.
  • Không nên thụt rửa âm đạo trước khi sinh thiết hay sinh thiết khi đang sử dụng thuốc đặt âm đạo.
  • Sinh thiết nên được thực hiện khi đã hết sạch kinh nguyệt.

4.2. Sau khi sinh thiết

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu một trong các dấu hiệu sau xuất hiện:

  • Chảy nhiều máu.
  • Dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu.
  • Sốt và/hoặc rét run.
  • Đau bụng dưới nghiêm trọng.

Ngoài ra, các chị em nên lưu ý không thụt rửa, sử dụng tampon hoặc quan hệ tình dục trong vòng 1 – 2 tuần sau khi thực hiện sinh thiết.

Có thể thấy sinh thiết dự phòng ung thư cổ tử cung là một xét nghiệm vô cùng cần thiết tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro khi thực hiện. Vì vậy hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với chuyên môn cao để hạn chế những biến chứng sau khi thực hiện. 

Các chị em nên chú ý đi khám phụ khoa và sàng lọc định kỳ để có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và có một sức khỏe tốt nhất. 

Nếu có thắc mắc về quá trình sinh thiết sàng lọc ung thư cổ tử cung, bạn có thể liên hệ qua Zalo phòng khám tại đây để được tư vấn và giải đáp bởi các bác sĩ nhé.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Thiểu ối là gì? Nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường. Nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Siêu âm hình thái học: Quy trình, kết quả và độ an toàn

Siêu âm hình thái học là phương pháp quan sát hình ảnh thai nhi để phát hiện dị tật bẩm sinh. Tìm hiểu quy trình, kết quả và mức độ an toàn của phương pháp này.

Thông tin kiến thức
Siêu âm tim thai: 8 điều mẹ bầu cần lưu ý

Siêu âm tim thai giúp phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi. Bài viết chia sẻ 8 điều mẹ bầu cần lưu ý khi siêu âm tim thai để theo dõi sức khỏe của bé.

Thông tin kiến thức
Những thông tin về siêu âm 2D mà mẹ bầu nên biết

Siêu âm 2D là phương pháp khảo sát hình ảnh thai nhi phổ biến, giúp theo dõi sự phát triển của thai và phát hiện sớm các dị tật. Xem chi tiết qua bài sau.

All in one
Liên hệ