3 loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến

3 loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến

bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Thầy thuốc ưu tú, BSCKII

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

 Xét nghiệm ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm bệnh, tăng khả năng điều trị thành công. Cùng tìm hiểu 3 loại xét nghiệm phổ biến qua bài viết dưới đây.

Hiện nay có 3 loại xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến, bao gồm xét nghiệm PAP, Thinprep PAP và HPV DNA. Trước khi chuẩn bị xét nghiệm, bạn cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác.

1. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc hiệu quả, giúp phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Nhờ đó, bệnh nhân có thể được điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.

xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường ở cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ giúp phát hiện sớm bất thường ở cổ tử cung

2. Vai trò của xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý mạn tính nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 4.200 ca mắc mới và hơn 2.400 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh là rất cao. Ngược lại, việc phát hiện muộn sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị, làm giảm chất lượng sống, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tăng nguy cơ tử vong.

Giảm chất lượng cuộc sống do ung thư cổ tử cung
Giảm chất lượng cuộc sống do ung thư cổ tử cung

Thông thường, quá trình phát triển từ tế bào cổ tử cung bất thường (loạn sản nhẹ) đến ung thư mất khoảng 5-10 năm. Do đó, việc sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm những thay đổi bất thường là vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn sớm được sự phát triển của bệnh lý ung thư và các biến chứng nguy hiểm khác.

3. Khi nào phụ nữ cần xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát định kỳ. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện nghi ngờ dưới đây, chị em cần đi khám sớm mà không cần chờ đến lịch khám định kỳ:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường, kéo dài hơn 7 ngày
  • Khí hư có màu lạ, lẫn máu, mùi hôi khó chịu
  • Rong kinh, kinh nguyệt không đều
  • Ra máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi, khó chịu kéo dài
  • Đau bụng dưới nhiều, đau tăng lên khi đi tiểu

Đây có thể là những dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh phụ khoa khác. Tốt nhất, chị em nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung

4.1. Xét nghiệm PAP (Pap Smear)

Phương pháp này còn gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm PAP giúp phát hiện các tế bào bất thường về hình thái. Quá trình lấy mẫu chỉ mất vài phút, không gây đau đớn. Người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu, chuột rút hoặc chảy máu nhẹ. Nếu chảy máu kéo dài, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Xét nghiệm PAP (Pap Smear)
Xét nghiệm PAP (Pap Smear)

4.2. Xét nghiệm ThinPrep Pap

ThinPrep Pap là phương pháp cải tiến từ xét nghiệm PAP truyền thống. Mẫu tế bào sau khi thu thập sẽ được cho vào dung dịch bảo quản đặc biệt để rửa sạch. Sau đó, chúng được máy phân tích tự động phết lên lam kính, tương tự như xét nghiệm PAP.

Xét nghiệm ThinPrep Pap
Xét nghiệm ThinPrep Pap

4.3. Xét nghiệm HPV DNA

Xét nghiệm HPV DNA sử dụng kỹ thuật tách chiết DNA tự động để phát hiện sự hiện diện của virus HPV trong cơ thể. Mặc dù nhiễm HPV chưa chắc đã mắc ung thư cổ tử cung, việc phát hiện virus sẽ giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ và đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp.

5. Chiến lược tầm soát ung thư cổ tử cung

  • Phụ nữ dưới 21 tuổi: Không cần xét nghiệm sàng lọc do ở độ tuổi này rất ít khả năng mắc HPV, nên tiêm phòng vaccine HPV. Vaccine HPV có thể được tiêm trong độ tuổi 12-25 tuổi để dự phòng nguy cơ mắc bệnh.
  • 21-29 tuổi: Xét nghiệm HPV 3 năm/lần. Nếu dương tính với type 16, 18 hoặc các type nguy cơ cao khác, cần làm thêm xét nghiệm PAP, soi cổ tử cung và sinh thiết nếu cần.
  • 30-65 tuổi: Xét nghiệm PAP 3 năm/lần hoặc PAP và HPV 5 năm/lần hoặc HPV 5 năm/lần.
  • Trên 65 tuổi: Ngừng tầm soát nếu đã tuân thủ sàng lọc trước đó và không có tiền sử bất thường tế bào cổ tử cung. Riêng trường hợp có tổn thương nội biểu mô cổ tử cung từ độ 2 trở lên, cần tiếp tục tầm soát trong ít nhất 20 năm.

6. Lưu ý

Để đảm bảo kết quả chính xác, chị em cần lưu ý:

  • Không dùng thuốc bôi trơn, thụt rửa âm đạo trước khi xét nghiệm
  • Không xét nghiệm trong kỳ kinh nguyệt, nên chờ sau kỳ kinh 3-7 ngày
  • Không quan hệ tình dục trong vòng 24 giờ trước xét nghiệm
  • Thông báo với bác sĩ nếu đang điều trị bệnh phụ khoa hoặc đặt thuốc âm đạo

Trên đây là 3 phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay cùng những lưu ý quan trọng khi thực hiện. Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện tầm soát định kỳ sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe, phát hiện sớm ung thư cùng một số bệnh lý phụ khoa khác và điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

    dd-mm-yyyy📅



    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Để lại bình luận của bạn

    bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
    bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Thầy thuốc ưu tú, BSCKII

    Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

    Đặt lịch khám

      dd-mm-yyyy📅



      * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

      Giờ làm việc

      • Thứ 2 – Chủ nhật
      • Từ 7:30 – 20:30

      Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

      Các dịch vụ

      Điều trị phụ khoa
      Điều trị phụ khoa
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Theo dõi thai sản
      Theo dõi thai sản
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Hỗ trợ mang thai
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Kế hoạch hóa gia đình
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Điều trị phụ khoa22

      Điều trị phụ khoa

      Theo dõi thai sản22

      Theo dõi thai sản

      Hỗ trợ sinh sản22

      Hỗ trợ sinh sản

      điều trị phụ khoa222

      Kế hoạch hóa gia đình

      Bài viết liên quan

      Câu hỏi về vấn đề dấu hiệu của sùi mào gà của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA vào ngày 20/04/2025.
      Câu hỏi về vấn đề khí hư đông thành cục màu trắng sữa của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA vào ngày 20/04/2025.
      Câu hỏi về vấn đề “Sinh mổ hơn tháng chưa hết dịch nên làm gì?” của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP MẸ BẦU HÀ NỘI vào ngày 21/04/2024.
      Câu hỏi về vấn đề “Tuần thứ mấy chích ngừa mũi 1 và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?”của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP MẸ BẦU HÀ NỘI vào ngày 26/04/2024.