3 lưu ý khi đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung cần chú ý gì? Xem ngay 3 lưu ý khi đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung qua bài viết dưới đây.

Ngoài việc đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung đúng cách. Chị em cũng cần biết những điều cần chú ý trước và sau đặt thuốc. Chị em cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây ngay nhé.

1. Đối tượng được chỉ định đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung

1.1. Có phải tất cả các bệnh nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung đều cần điều trị?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, lộ tuyến đơn thuần không cần điều trị. Khi có tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống chị em nên gặp bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị.

1.2. Đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung trong trường hợp nào?

  • Đối với mức độ viêm nhiễm nhẹ nếu sử dụng thuốc đặt viêm lộ tuyến cổ tử cung sớm thì có thể điều trị triệt để được tình trạng viêm lộ tuyến.
  • Với những trường hợp viêm nặng và lan rộng hơn, việc phối hợp việc đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung với các biện pháp điều trị khác mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, mục đích là điều trị tình trạng viêm nhiễm trước khi sử dụng các phương pháp diệt tuyến. 
Hình ảnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Hình ảnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

2. Đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung thế nào?

2.1. Thời điểm đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung

Đặt thuốc vào buổi tối, trước khi đi ngủ được biết đến mang lại nhiều ưu điểm. Điều này làm hạn chế chảy, rò rỉ thuốc ra ngoài âm đạo do vận động nhiều hoặc khi đứng và đi lại. Sau khi đặt xong bạn nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ.

2.2. Chuẩn bị trước khi đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung

  • Rửa sạch tay với xà phòng trước khi thực hiện các thao tác. Sau đó rửa lại vùng âm hộ bằng dung dịch vệ sinh loại không gây kích ứng và nước ấm.
  • Không được thụt rửa âm đạo khi vệ sinh vùng kín điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Điều quan trọng không kém là việc kiểm tra nhãn mác bao bì, hạn sử dụng. Chị em nên sử dụng các loại thuốc rõ nguồn gốc, xuất xứ và được các chuyên gia khuyên dùng để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.

2.3. Chú ý với các dạng thuốc đặt viêm lộ tuyến cổ tử cung

Nếu là thuốc dạng kem, chị em nên lấy đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Với dạng viên nén cứng, chị em nên ngâm thuốc trong nước sạch đun sôi để nguội rồi nhấc ra ngay để thuốc mềm ra trước khi đặt.

2.4. Cách đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung

  • Đặt thuốc bằng tay: Đặt thuốc vào âm đạo, dùng tay không thuận để tách hai môi âm hộ giúp làm lộ âm đạo. Kẹp viên thuốc giữa hai ngón tay của tay còn lại rồi đưa vào âm đạo rồi dùng ngón trỏ đẩy thuốc vào bên trong, độ sâu khoảng bằng một ngón tay.
  • Đặt thuốc bằng dụng cụ: đưa dụng cụ vào bên trong để bộc lộ. Sau đó đẩy hết pít-tông để toàn bộ thuốc được vào trong âm đạo, sau đó lấy dụng cụ ra khỏi âm đạo.

2.5. Cần lưu ý gì sau khi đặt thuốc

Chú ý rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đặt thuốc xong. Sau khi đặt thuốc, trong vòng 15-30 phút, chị em nên nghỉ ngơi, không nên vận động nhiều hay đi vệ sinh. Vì có thể làm chảy thuốc ra ngoài.

Rửa sạch tay sau khi đặt thuốc để tránh thuốc bị dính sang các vị trí khác như mắt, mũi, miệng.

3. Những lưu ý trong quá trình sau khi đặt thuốc viêm lộ tuyến

Sau khi đặt thuốc viêm lộ tuyến vùng kín sẽ gặp những biểu hiện khác so với bình thường. Chị em cũng đừng quá lo lắng khi có những biểu hiện này. Dưới đây là một vài biểu hiện thông thường có thể xuất hiện sau khi đặt thuốc viêm lộ tuyến:

3.1. Đau bụng dưới

Đau bụng dưới là triệu chứng phổ biến sau khi đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung. Một số chị em còn kèm theo cảm giác hơi rát và nóng ở vùng kín.

Sau khi đặt thuốc, nhiều chị em cảm thấy đau bụng kèm theo nóng rát vùng kín
Sau khi đặt thuốc, nhiều chị em cảm thấy đau bụng kèm theo nóng rát vùng kín

3.2. Ra bã, dịch tiết có màu lạ

Ngoài hiện tượng đau bụng dưới, việc ra bã hay ra khí hư màu đỏ, hồng hay vàng. Điều này được lý giải do cơ chế hoạt động của thuốc để loại bỏ những vi khuẩn gây hại.

3.3. Có mùi lạ sau khi đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung

Sau đặt thuốc, một vài trường hợp chị em thấy xuất hiện dịch tiết đi kèm với mùi đặc trưng của từng loại thuốc. Trường hợp này thường gặp hơn ở phụ nữ đang bị viêm âm đạo.

3.4. Bị ngứa hoặc khó chịu

Đây là biểu hiện thường gặp mà các chị em thường phản ánh sau khi đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung. Khi gặp tình trạng này, chị em vẫn có thể yên tâm điều trị. Nếu còn lo lắng quá về tình trạng này, chị em có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác.

3.3. Thuốc bị trào ngược ra ngoài

Do kĩ thuật đặt thuốc chưa đúng làm cho thuốc bị trào ngược ra ngoài. Để khắc phục tình trạng này, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Thứ nhất, nếu cảm giác thuốc bị trào ngược ra ngoài đừng quá lo lắng;
  • Thứ hai, chị em có thể điều chỉnh lại cách đặt và tư thế đặt sao cho thuận tiện để thuốc có thể dễ dàng đi vào bên trong hơn;
  • Thứ ba, việc mang băng vệ sinh giúp ngăn cản và tránh cho thuốc không bị trào ngược ra ngoài làm ướt hoặc bẩn quần gây mất vệ sinh.

3.4. Xuất hiện máu

Tuy nhiên, khác với những tình trạng đã nêu trên thì biểu hiện ra máu sau khi đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể tiềm ẩn nguy cơ đang mắc phải những vấn đề nghiêm trọng hơn viêm nhiễm thông thường, có thể do tổn thương bên trong.

Với trường hợp này chị em nên đến cơ sở y tế uy tín tư vấn, kiểm tra sớm nhất để biết kết quả và có hướng điều trị chính xác.

Nếu vẫn còn nhiều lo lắng về biểu hiện sau đặt thuốc. Chị em nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Nếu vẫn còn nhiều lo lắng về biểu hiện sau đặt thuốc. Chị em nên gặp bác sĩ để được tư vấn

4. Liệu viêm lộ tuyến độ 3 có điều trị khỏi được không?

Viêm lộ tuyến độ 3 là tình trạng viêm nặng nhất của bệnh, do vậy luôn có nguy cơ cao lây lan sang các bộ phận khác.

Vì vậy, với viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3, không thể điều trị khỏi bằng thuốc mà phải kết hợp giữa dùng thuốc và can thiệp bằng các kỹ thuật y khoa hiện đại khác để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 là giai đoạn nặng nhất, luôn có nguy cơ cao lây lan sang các bộ phận khác.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 là giai đoạn nặng nhất, luôn có nguy cơ cao lây lan sang các bộ phận khác

5. Kết luận

Đặt thuốc viêm lộ tuyến là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Vậy có những lưu ý gì khi đặt thuốc viêm lộ tuyến cổ tử cung? Thứ nhất, tùy tình trạng bệnh mà chị em sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về các biện pháp điều trị.

Nếu tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung mức độ nhẹ, mới hình thành dùng thuốc có thể giúp điều trị triệt để bệnh. Thứ hai, chị em cần chú ý trước và sau khi đặt thuốc như không thụt rửa, vệ sinh bằng dung dịch dịu nhẹ trước khi đặt thuốc, sau khi đặt thuốc nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại…

.Và chị em cũng đừng quá lo lắng khi có biểu hiện thông thường sau khi đặt thuốc như: đau bụng hay ra khí hư khác bình thường kèm mùi lạ như trên nhé.

Chị em hãy liên hệ bác sĩ ngay để được tư vấn chính xác về tình trạng bệnh cũng như nhận lời khuyên nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, chị em hãy vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA để đặt câu hỏi cho chuyên gia và nhận lời khuyên từ những trường hợp tương tự nhé.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ