6 điều không nên làm ở tuổi dậy thì ở nữ

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tuổi dậy thì ở nữ có nhiều thay đổi, ảnh hưởng tới sức khỏe và phát triển của trẻ. Ba mẹ cần biết tuổi dậy thì không nên và nên làm gì để định hướng cho con.

Tuổi dậy thì ở nữ là lúc trẻ có nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần và dễ chịu ảnh hưởng từ bạn bè, xã hội. Ba mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé tránh những điều không nên làm ở giai đoạn này nhé. 

1. Tuổi dậy thì là gì?

Dậy thì là quá trình từ từ chuyển biến từ giai đoạn trẻ thơ sang trưởng thành. Về cơ bản, đây là sự thay đổi sâu sắc cả về thể chất lẫn tinh thần mà tất cả chúng ta đều trải nghiệm.

  • Ở trẻ em gái: tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 8 đến 17 tuổi.
  • Ở trẻ em trai: thường bắt đầu dậy thì muộn hơn, từ 9 đến 18 tuổi. 
Giai đoạn dậy thì ở trẻ gái
Giai đoạn dậy thì ở trẻ gái

Một đặc điểm chung của tuổi mới lớn là các em dễ bị tác động bởi cảm xúc và áp lực từ bạn đồng trang lứa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này:

  • Sự phát triển nhanh chóng của cơ thể và xuất hiện các tính chất sinh dục phụ có thể khiển trẻ có các phản ứng hoang mang, ngại ngùng và tò mò về vấn đề giới tính. Trẻ bắt đầu quan tâm đến hình thể của mình và so sánh với các trẻ khác.
  • Tính tình không ổn định, bốc đồng, thiếu sự chín chắn, thích thể hiện bản thân, trải nghiệm sự mới lạ,… hay có ở lứa tuổi này.
  • Ảnh hưởng của mạng xã hội, tạo áp lực so sánh.
  • Mong muốn hội nhập với bạn bè, nhóm và cộng đồng.
  • Xa gia đình có thể khiến trẻ có hành vi không lành mạnh.

Mặc dù áp lực đôi khi cũng là động lực để các em tiến bộ, nhưng tỉ lệ này vẫn khá thấp. Do đó, các bậc phụ huynh cần ở bên giúp đỡ trẻ trong giai đoạn này. Cha mẹ hãy cho trẻ biết tuổi dậy thì là gì cũng như những điều nên và không nên làm ở độ tuổi dậy thì ở nữ.

2. Tuổi dậy thì ở nữ không nên làm gì?

2.1. Tránh sử dụng chất kích thích

Những biến đổi về tâm lý ở tuổi dậy thì khiến các bạn trẻ tò mò về thế giới xung quanh và muốn thử làm những điều chưa từng trải nghiệm. Đáng chú ý là có nhiều em bắt đầu tiếp xúc với chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia. Mặc dù cơ thể đang phát triển về thể chất nhưng thực tế các cơ quan nội tạng vẫn chưa hoàn thiện. Vì thế, tác hại của những chất này lại càng lớn hơn.

Hơn nữa, việc sử dụng các chất kích thích ở lứa tuổi thanh thiếu niên dễ dẫn tới suy nghĩ méo mó, tệ hơn là rơi vào các tệ nạn xã hội. 

Đương nhiên, trẻ vị thành niên tuyệt đối không nên dùng rượu bia, chất kích thích. Tuy nhiên, việc ba mẹ nghiêm cấm, trừng phạt hay la mắng con có thể gây phản ứng ngược. Thay vào đó, cha mẹ nên chia sẻ, khuyến khích con hiểu rõ về những tác hại của các chất này.

2.2. Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh 

Tuổi dậy thì ở nữ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để các bé được phát triển toàn diện. Các món ăn rán, chiên hoặc chứa nhiều đường như bánh kẹo, đồ ngọt thường rất hấp dẫn với các bạn trẻ.

Dù cung cấp nhiều năng lượng nhưng những thực phẩm này lại nghèo dinh dưỡng. Ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, nhiều đường không chỉ gây thừa cân, béo phì mà còn dẫn đến thiếu chất, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất.

Hạn chế đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh
Hạn chế đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh

2.3. Quan niệm sai lệch về giới tính, tình dục

Sự hoàn thiện chức năng sinh dục khiến các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn tới giới tính và tình dục. Đặc biệt trong độ tuổi dậy thì ở nữ, các bé cần được cha mẹ quan tâm sát sao về những vấn đề này để biết cách bảo vệ bản thân. Do e ngại trao đổi với người lớn, nhiều em tự tìm hiểu vấn đề này trên mạng hoặc trao đổi giữa bạn bè với nhau.

Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ nên các em khó có thể chọn lọc thông tin chính xác, dễ có quan niệm méo mó về tình dục. Điều này có thể dẫn tới quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây nhiễm, vi phạm pháp luật,…

Việc tìm hiểu về giới tính và tình dục ở giai đoạn này là rất cần thiết cho trẻ. Các bậc cha mẹ nên chia sẻ với con những kiến thức về yêu đương, phòng tránh khi quan hệ tình dục, giáo dục giới một cách khoa học, lành mạnh để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân và tránh suy nghĩ lệch lạc.

Cha mẹ hướng dẫn và trao đổi với trẻ các kiến thức về giới tính, tình dục
Cha mẹ hướng dẫn và trao đổi với trẻ các kiến thức về giới tính, tình dục trong độ tuổi dậy thì ở nữ

2.4. Tránh căng thẳng

Nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng căng thẳng trong độ tuổi dậy thì ở nữ như áp lực học tập, bạn bè, sự thay đổi tâm sinh lý,… Vì vậy, các em cần lập kế hoạch học tập, sinh hoạt, vui chơi hợp lý. Bên cạnh việc học, trẻ dậy thì nên tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, thực hiện sở thích cá nhân để giải tỏa căng thẳng.

2.5. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

Khi đến tuổi dậy thì ở nữ, cha mẹ không nên để con sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thị lực mà còn gây nghiện và khiến trẻ đắm chìm trong thế giới ảo. Hơn nữa, ba mẹ cần kiểm soát các nội dung độc hại trên mạng có thể tác động tiêu cực tới tâm lý và hành vi của con.

2.6. Tránh các vấn đề khác

Phần lớn trẻ trong tuổi dậy thì ở nữ nói riêng và đến tuổi dậy thì nói chung dễ mắc phải những hành vi không lành mạnh như:

  • Bắt chước thói xấu của bạn bè nhưng chưa phân biệt được đúng sai.
  • Chống đối cha mẹ.
  • Trốn học, tham gia bạo lực học đường. 
  • Lo sợ về hình thể của mình.
  • Tiếp xúc với các nội dung độc hại trên mạng xã hội.
  • Tránh xa gia đình, khó khăn trong việc chia sẻ suy nghĩ với bố mẹ.

3. Tuổi dậy thì ở nữ nên làm gì?

3.1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh

Ở giai đoạn này, trẻ cần bổ sung đủ dưỡng chất để thúc đẩy phát triển thể chất. Tuy nhiên, ăn nhiều không có nghĩa là tốt vì rất dễ gây thừa cân. Các bạn trẻ cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng, xen kẽ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, hải sản, rau củ, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, sữa,…

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Vì vậy, uống đủ nước sẽ giúp tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

3.2. Vận động đều đặn

Để hệ cơ xương phát triển tốt, trẻ trong độ tuổi dậy thì cần vận động thường xuyên, đặc biệt là các môn thể thao ngoài trời như chạy bộ, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền,… Tốt nhất nên cho trẻ tập luyện trước 8 giờ sáng để hấp thụ ánh nắng tự nhiên, tổng hợp canxi giúp tăng chiều cao.

Vận động giúp trẻ phát triển tốt trong giai đoạn dậy thì
Vận động giúp trẻ phát triển tốt trong giai đoạn dậy thì

3.3. Sinh hoạt điều độ, khoa học

Trong giai đoạn tuổi dậy thì ở nữ, ba mẹ nên tập cho con ăn, ngủ, học tập đúng giờ giấc, khoa học như ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể phục hồi năng lượng tối ưu. Bởi khi ngủ sâu, hormone tăng trưởng sẽ tiết ra nhiều hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện.

4. Khi nào cần khám với bác sĩ?

Mỗi đứa trẻ có thể trải qua giai đoạn dậy thì khác nhau. Tuy nhiên, thông thường độ tuổi dậy thì ở nữ sẽ bắt đầu từ 8 – 17 tuổi. Ba mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu có các tình trạng dậy thì sớm hoặc muộn hơn so với bình thường:

  • Trẻ gái có dấu hiệu dậy thì trước 7 tuổi.
  • Trẻ gái không có dấu hiệu dậy thì từ tuổi 13 trở đi.
  • Không có kinh nguyệt trong vòng 5 năm sau khi ngực bắt đầu phát triển.
  • Chưa có kinh nguyệt sau tuổi 16.

Ngoài ra, việc thăm khám và tư vấn với các bác sĩ sẽ rất hiệu quả nếu ba mẹ đang lo lắng rằng con mình gặp các vấn đề như:

  • Cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hoặc trầm cảm
  • Sử dụng rượu, bia, ma túy, hút thuốc hoặc các chất kích thích khác
  • Con có quan hệ tình dục sớm so với lứa tuổi hoặc quan hệ tình dục không an toàn
  • Có dấu hiệu tự gây thương tích hoặc gây hại cho người khác

5. Kết luận

Giai đoạn tuổi dậy thì ở nữ là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển tuy nhiên cũng rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Để trẻ có một thể chất và tinh thần tốt nhất, cha mẹ hãy lưu ý các thông tin nêu trên để hướng dẫn và giúp đỡ trẻ trong giai đoạn này.

Hy vọng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh và các bạn trẻ hiểu rõ về tuổi dậy thì ở nữ và những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương là một trong các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Nếu cần đặt lịch khám và nghe bác sĩ tư vấn, xin vui lòng liên hệ tại đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Hướng dẫn rong kinh tuổi dậy thì cho tuổi teen

    Rong kinh tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì. Hãy cùng nhau tìm hiểu làm sao để ngăn được tình trạng rong kinh diễn ra nhé

    Thông tin kiến thức
    Hiểu về dậy thì – Hướng dẫn cho bố mẹ

    Hiểu về tuổi dậy thì sẽ giúp bố mẹ có thể hỗ trợ tốt hơn trong quá trình con trẻ lớn khôn. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu nhé.

    Thông tin kiến thức
    Các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

    Hiểu và nắm bắt các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là một trong những vấn đề cần được cha mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu này qua bài viết dưới đây.

    All in one
    Liên hệ