Ăn gì để ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa được, một trong số đó là chế độ ăn lành mạnh. Vậy ăn gì để ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả?

Nên ăn gì để ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất? Chế độ ăn lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn vấn đề này.

1. Ăn gì để ngừa ung thư cổ tử cung?

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa thông qua chế độ dinh dưỡng có nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. 

Các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ có tác dụng vô hiệu hóa ảnh hưởng của các gốc tự do và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Trên thực tế không có một loại thực phẩm đặc biệt nào có khả năng ngăn được hoàn toàn bệnh. Vì vậy, việc lập một chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý là một điều cần thiết nếu muốn ăn gì để ngừa ung thư cổ tử cung.

Thực phẩm ngăn ngừa ung thư ở cổ tử cung
Thực phẩm ngăn ngừa ung thư ở cổ tử cung

Các vitamin, đặc biệt là A, C, E đều có khả năng chống oxy hóa tốt, bảo vệ các tế bào lành khỏi tác động xấu của gốc tự do nên có thể phòng được bệnh ung thư. 

Axit folic là một chất có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn ngừa khả năng mắc HPV. Những phụ nữ có nồng độ axit folic thấp có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn so với bình thường. 

Nhóm thực phẩm giàu chất béo không no cũng là nguồn chất chống oxy hóa có thể tấn công và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.

2. Thực phẩm ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

2.1. Nghệ

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số chất chống ung thư hiệu quả có trong củ nghệ. Nghệ được chứng minh là có khả năng tiêu diệt các tế bào xấu mà không gây tổn hại đến các mô tế bào lành xung quanh.

Hơn nữa, nghệ còn chứa các hợp chất chống oxy hóa, ngăn sự hình thành nitrosamine và aflatoxin – hai thành phần gây ung thư ở người.

2.2. Chuối

Một nghiên cứu trên 61.000 phụ nữ ở viện Kardinska (Thụy Điển) cho thấy người phụ nữ ăn chuối 4-6 lần/tuần giảm được 50% nguy cơ ung thư gan so với người không ăn. Nguyên nhân là do chuối giàu chất fenolics chống oxy hóa và chống các bệnh ung thư.

2.3. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau có chứa sulforaphane – chất này có khả năng chống ung thư hiệu quả. Khả năng loại bỏ độc tố gây ung thư, ngăn chặn đột biến gen hay làm giảm sự biến đổi từ u lành sang u ác tính của bông cải xanh cũng đã được công nhận.

Để có thể tối đa hóa lợi ích của việc ăn bông cải xanh, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn sống, hấp hoặc nghiền để giữ lại toàn bộ những chất có lợi cho cơ thể. Nếu nấu chín sẽ phá hủy 90% sulforaphane.

Bông cải xanh rất tốt để phòng chống ung thư ở cổ tử cung
Bông cải xanh rất tốt để phòng chống ung thư ở cổ tử cung

2.4. Cá hồi

Cá hồi cũng là một loại thực phẩm tuyệt vời để ngăn ngừa vấn đề ung thư ở cổ tử cung bởi khả năng cung cấp một lượng lớn omega 3 – chất béo lành mạnh có tác dụng bảo vệ tế bào chống ung thư.

Astaxanthin là một carotenoid tạo ra màu hồng của thịt cá hồi cũng được chứng minh tính hiệu quả trong việc ức chế các gốc tự do.

Tuy nhiên, FDA Hoa Kỳ cũng đưa ra khuyến cáo về lượng cá chị em nên ăn chỉ là hai lần một tuần vì ăn quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ tích lũy các loại độc tố như thủy ngân, …

2.5. Đậu nành

Các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu, đậu phụ có chứa nhiều các chất isoflavone, lignin được cho là có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của ung thư và đồng thời ngăn chặn sự di căn của khối u hiệu quả.

Đậu và các sản phẩm từ đậu
Đậu và các sản phẩm từ đậu

2.6. Cải xoong

Cải xoong chứa nhiều các vitamin C, B1, B6, K, E, các loại vi chất như sắt, canxi, magie, kẽm, kali, mangan hơn so với nhiều loại rau củ khác. Một số nghiên cứu cho thấy ăn rau cải xoong hàng ngày có thể làm giảm tổn thương DNA của tế bào máu từ đó làm giảm nguy cơ ung thư nói chung.

2.7. Đu đủ

Đu đủ là loại quả có vị thơm ngọt được trồng phổ biến ở nước ta, chứa hàm lượng vitamin C, beta-cryptoxanthin và zeaxanthin dồi dào. Các chất này được chứng minh khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm HPV mà còn giúp cơ thể tăng đề kháng, làm giảm nguy cơ phát triển các tế bào gây ung thư ở phụ nữ.

Các chuyên gia khuyến nghị nên ăn một quả đu đủ trong một tuần để có thể thấy hiệu quả tốt.

2.8. Cà rốt

Ngoài tác dụng phổ biến tốt cho mắt, ít ai biết rằng cà rốt còn có tác dụng chống ung thư hiệu quả nhờ giàu các loại chất beta carotene, falcarinol – những hợp chất tự nhiên có tác dụng ức chế phát triển khối u.

2.9. Trà xanh

Bản thân trà xanh chứa nhiều các chất chống oxy hóa như polyphenol giúp bảo vệ DNA không bị tổn thương bởi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa được nhiều loại ung thư khác nhau. Ngoài ra, tinh chất trà xanh còn có thể ức chế urokinase – một loại enzyme có khả năng làm tế bào ung thư lan rộng.

2.10. Đậu, hạt

Các loại đậu luôn dồi dào phytochemicals, một hoạt chất có hiệu quả làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra chúng còn là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và hàm lượng protein cao cung cấp năng lượng cũng như lợi ích cho sức khỏe con người.

2.11. Quả mâm xôi

Một loại quả có khả năng chống ung thư mà chị em không nên bỏ qua là quả mâm xôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng mâm xôi đỏ có thể ngăn sự phát triển của HPV trong cổ tử cung.

Chất acid ellagic trong mâm xôi hỗ trợ chống đột biến gen và chống ung thư rất tốt. Trong một số trường hợp còn có thể gây hiệu ứng chết tế bào của tế bào ung thư nên đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh ung thư.

2.12. Măng tây

Glutathione là một chất chống oxy hóa có rất nhiều trong măng tây nên đây cũng là một loại thực phẩm ngăn ngừa ung thư ở cổ tử cung rất tốt. Ngoài việc ngăn các tế bào ung thư phát triển, măng tây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác làm ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung. 

Măng tây có chứa chất hạn chế mắc HPV
Măng tây có chứa chất hạn chế mắc HPV

2.13. Rau xà lách

Rau xà lách cũng được phát hiện có chứa hàm lượng flavonoid khá cao và được xem như là một chất đề kháng hữu ích giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguyên nhân gây bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

2.14. Bánh mì nâu

Bánh mì được làm từ loại lúa mì nguyên cám chứa nhiều vitamin B6 có tác dụng điều chỉnh, hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể.

Bánh mì nâu có thể ngăn ngừa ung thư ở cổ tử cung
Bánh mì nâu có thể ngăn ngừa ung thư ở cổ tử cung

3. Lời khuyên của bác sĩ

Ngoài việc trả lời cho câu hỏi ăn gì để ngừa ung thư cổ tử cung thì cách ăn cũng là một yếu tố quan trọng giúp phòng tránh tốt nhất. Bác sĩ lưu ý chị em một số vấn đề như:

  • Lựa chọn thực phẩm một cách kỹ lưỡng và luôn đảm bảo an toàn về vấn đề vệ sinh thực phẩm.
  • Sơ chế nguyên liệu cẩn thận trước khi nấu, đặc biệt là các loại hoa quả, rau sống cần ngâm rửa thật kỹ càng để loại bỏ tạp chất hay vi sinh vật bám trên bề mặt.
  • Cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng, tránh thiếu gây suy nhược cơ thể hay tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm gây dư thừa dưỡng chất.
  • Ngoài bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì chị em cũng nên giảm thiểu ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ chiên rán, đồ nướng và thức uống như rượu bia hay các chất kích thích.
  • Có một lối sống lành mạnh, ngày ăn đủ bữa, tối ngủ đủ giấc, cơ thể được thư giãn tránh các nguyên nhân gây stress. Việc vệ sinh sạch sẽ, duy trì lối sống tình dục lành mạnh cũng rất quan trọng.
  • Đặc biệt, chị em nên đi thăm khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để sớm phát hiện bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, bảo đảm thiên chức làm mẹ của mình.

Nếu chị em có các thắc mắc liên quan đến ăn gì để ngừa ung thư cổ tử cung hay bất kỳ các vấn đề sản phụ khoa khác, hãy tham gia group Facebook “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA” để được các bác sĩ giải đáp cũng như nhận chia sẻ từ mọi người.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ