Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm lộ tuyến là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không? Tham khảo bài viết sau.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không? Cùng tìm câu trả lời và những vấn đề cần chú ý khi mắc viêm lộ tuyến trong quá trình mang thai qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sơ lược về viêm lộ tuyến cổ tử cung

Tử cung là cơ quan nằm ở vùng chậu, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi trong suốt thai kỳ. Cổ tử cung là một bộ phận của tử cung, nằm bên dưới, tiếp xúc với âm đạo (cơ quan nối giữa bộ phận sinh dục ngoài và tử cung).

Bình thường, cổ tử cung được cấu tạo bởi hai loại tế bào là tế bào biểu mô tuyến và tế bào biểu mô lát tầng. Cụ thể là:

  • Tế bào biểu mô tuyến: loại tế bào này nằm ở bên trong cổ tử cung có nhiệm vụ tiết ra chất nhầy, hình thành nên dịch âm đạo (hay còn gọi là khí hư hoặc huyết trắng). Dịch âm đạo này giúp duy trì pH âm đạo tạo điều kiện thuận lợi bảo vệ các cơ quan sinh dục ở bên trong như tử cung hoặc buồng trứng (cơ quan có chức năng dự trữ trứng và sản xuất trứng có thể thụ tinh theo chu kỳ).
  • Tế bào biểu mô lát:  là các tế bào nằm bên ngoài lỗ ngoài cổ tử cung, không tiết dịch nhầy, có chức năng bảo vệ.

Trước khi tìm hiểu câu hỏi “Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không?”, chị em cần nắm sơ qua về bệnh lý viêm lộ tuyến cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào biểu mô tuyến thay vì ở bên trong lại phát triển ra bên ngoài xâm lấn vị trí các tế bào biểu mô lát.

Các tế bào biểu mô tuyến ở vị trí bất thường vẫn không ngừng tiết dịch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại phát triển và gây bệnh.

Dựa vào mức độ xâm lấn cũng như các dấu hiệu mà người bệnh gặp phải, viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia thành 3 độ. Cụ thể là:

ĐộDiện tích xâm lấn (bao nhiêu phần so với cổ tử cung)Khí hư bất thường (số lượng nhiều, màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi)Đau thắt lưng, ảnh hưởng đại tiểu tiệnChảy máu bất thường (chảy máu không liên quan đến kỳ kinh)Đau khi quan hệ tình dục
Độ 1dưới ⅓khôngkhôngkhông
Độ 2từ ⅓-⅔nặng hơn độ 1khôngkhông
Độ 3lớn hơn ⅓có thể xuất hiện khí hư màu đen (biểu hiện viêm nhiễm nặng)đau dữ dộixảy ra thường xuyên

Tóm lại, viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý hay gặp. Mặc dù không phải bệnh lý ác tính nhưng tình trạng lộ tuyến có thể gây nên một số vấn đề sau:

  • Dịch âm đạo nhiều: gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Giảm ham muốn tình dục: do dịch âm đạo ra nhiều khiến cho nữ giới mất tự tin.
  • Dễ mắc các bệnh phụ khoa: các vi sinh vật gây bệnh ở cổ tử cung sẽ nhanh chóng di chuyển vào tử cung hoặc buồng trứng gây ra các bệnh như viêm tử cung, viêm vòi trứng (viêm bộ phận có cấu trúc ống nối giữa tử cung và buồng trứng) hoặc viêm buồng trứng.
  • Tăng nguy cơ hiếm muộn: dịch âm đạo tiết ra nhiều khiến pH âm đạo thay đổi. Điều này cản trở tinh trùng di chuyển tới gặp trứng.

Mặc dù, lộ tuyến gây ra một số vấn đề với sức khỏe. Tuy nhiên, với những người mắc viêm lộ tuyến độ 1 chưa có triệu chứng rõ ràng, người bệnh có thể không cần điều trị mà chỉ cần tiến hành thăm khám định kỳ.

2. Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không?

Với những tình trạng được nêu ở trên, “Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không?” là một trong những vấn đề thường được các mẹ bầu quan tâm. Tùy thuộc vào mức độ của tình trạng lộ tuyến, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Trong quá trình mang thai, nếu mắc viêm lộ tuyến, mẹ bầu có thể xuất hiện một số nguy cơ như:

  • Sinh non: trẻ được sinh ra trước 37 tuần.
  • Dọa sinh non: là các triệu chứng báo hiệu quá trình sinh non sắp diễn ra như đau bụng, chảy dịch âm đạo màu hồng,…
  • Sảy thai
  • Thai chết lưu: thai chết và tồn tại trong tử cung quá 48h.
  • Vỡ ối non: màng ối là bộ phận bao quanh thai nhi, giúp bảo vệ thai nhi trước những thay đổi trong bụng mẹ. Khi ối vỡ trước khi quá trình chuyển dạ (quá trình thai nhi ra ngoài) có thể gây nên nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng sơ sinh gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Mẹ bầu bị lộ tuyến cổ tử cung nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng
Mẹ bầu bị lộ tuyến cổ tử cung nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng

Trong quá trình chuyển dạ, dựa vào tình trạng lộ tuyến được chẩn đoán trước đó, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp  như:

  • Lộ tuyến mức độ 1: có thể chỉ định đẻ thường mà không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Lộ tuyến mức độ 2 hoặc 3: được chỉ định đẻ mổ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

3. Những rủi ro khi bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường

Mẹ bầu thường nghe những thông tin cảnh báo “Nếu mắc viêm lộ tuyến mà quyết định đẻ thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi” nên thường đặt ra câu hỏi “Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không?”. Vậy có những rủi ro gì khi mẹ bầu đẻ thường?

Như đã trình bày ở trên, với những mẹ bầu mắc viêm lộ tuyến độ 1 thì hoàn toàn có thể đẻ thường. Tuy nhiên với những đối tượng mắc viêm lộ tuyến từ độ 2 trở lên nếu đẻ  thường có thể gây nên những vấn đề do trẻ tiếp xúc với vi khuẩn khi đi qua cổ tử cung và âm đạo như:

  • Trẻ bị viêm kết mạc mắt: mắt sưng, đỏ và chảy nhiều dịch.
  • Trẻ xuất hiện tưa lưỡi: lưỡi bị các đốm trắng bao quanh gây khó chịu cho trẻ. Điều này có thể khiến trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc.
  • Trẻ xuất hiện viêm da: các vi sinh vật gây viêm lộ tuyến có thể khiến cho da trẻ bị kích ứng gây viêm.
Mẹ bầu mắc viêm lộ tuyến đẻ thường có thể sinh ra trẻ bị viêm da
Mẹ bầu mắc viêm lộ tuyến đẻ thường có thể sinh ra trẻ bị viêm da

4. Lời khuyên của bác sĩ dành cho bà bầu

Một trong những vấn đề cần tham khảo của câu hỏi “Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không?” là khi phát hiện mắc lộ tuyến, mẹ bầu nên làm gì? Thay vì lo lắng, sợ hãi, chị em có thể thực hiện những gợi ý được đề cập dưới đây.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của bệnh lý này có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện mờ nhạt khiến cho nhiều chị em bỏ qua. Chị em chỉ phát hiện bệnh lý này khi bệnh lý ở giai đoạn trung bình hoặc nặng. Vì lý do này, mẹ bầu nên kiểm tra sức khỏe theo lịch của bác sĩ để phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời.

Mặc dù, viêm lộ tuyến cổ tử cung có nhiều phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao như dùng thuốc, đốt điện (dùng dòng điện tiêu diệt vùng lộ tuyến), áp lạnh (dùng nhiệt độ lạnh để tiêu diệt tế bào bất thường ở cổ tử cung) nhưng không phải phương pháp nào cũng phù hợp với phụ nữ mang thai.

Vì vậy, nếu phát hiện những triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung, mẹ bầu không nên tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế để được tư vấn nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Với những chị em đang có ý định mang thai hoặc những mẹ bầu đang mang thai có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa sau để tránh gặp phải tình trạng lộ tuyến:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín: vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc các dung dịch vệ sinh ít gây kích ứng vùng kín.
  • Thay quần lót hàng ngày: đảm bảo quần lót luôn khô, sạch, vừa vặn không bó sát để tránh tổn thương cơ quan sinh dục ngoài.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên: vào những ngày “đèn đỏ”, chị em nên thay băng vệ sinh thường xuyên (từ 4-6 giờ) để tránh tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển.
  • Quan hệ tình dục an toàn: không quan hệ nếu đối tác đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, sử dụng bao cao su khi quan hệ, hạn chế số lượng bạn tình, không quan hệ tình dục mạnh bạo để tránh làm tổn thương vùng cổ tử cung..
  • Không thụt rửa âm đạo: do việc làm này có thể khiến pH âm đạo thay đổi.
  • Khám sức khỏe định kỳ: với các chị em đang có kế hoạch mang thai nên thực hiện  những sàng lọc tiền hôn nhân để chuẩn bị tốt nhất cho thời gian mang thai.
Mẹ bầu nên đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm lộ tuyến cổ tử cung
Mẹ bầu nên đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm lộ tuyến cổ tử cung

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các chị em câu trả lời về vấn đề “Bà bầu bị viêm lộ tuyến đẻ thường được không?”. Mặc dù, lộ tuyến là bệnh lý thường gặp nhưng cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến thai kỳ của mẹ.

Vì vậy, chị em nên thực hiện tốt những khuyến cáo để phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh lý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, chị em có thể tham gia vào Group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA để được bác sĩ tư vấn và nhận lời khuyên của người đã gặp tình trạng tương tự nhé.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ