[Bác sĩ giải đáp] Uống hoa anh thảo bị rong kinh không?

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Hoa anh thảo là một loại thảo dược có nhiều tác dụng. Uống hoa anh thảo bị rong kinh không? Tìm hiểu bài sau.

Uống hoa anh thảo bị rong kinh có đúng không vậy bác sĩ? Để có câu trả lời, bạn có thể tham khảo giải đáp của bác sĩ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tinh dầu hoa anh thảo là gì? 

Tinh dầu hoa anh thảo là tinh dầu chiết xuất từ hạt của cây hoa anh thảo – Oenothera biennis, một loài thực vật có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Loài hoa này đã được sử dụng để điều trị tình trạng viêm, làm dịu vết thương từ rất lâu trước đây. Vậy với những tác dụng như vậy thì  “uống hoa anh thảo bị rong kinh không?”

Tinh dầu hoa anh thảo là một loài thực vật có nguồn gốc từ Bắc Mỹ
Tinh dầu hoa anh thảo là một loài thực vật có nguồn gốc từ Bắc Mỹ

2. Tinh dầu hoa anh thảo có công dụng gì?

Trước khi tìm hiểu “uống hoa anh thảo bị rong kinh không?”, ta cần tìm hiểu công dụng của loại thuốc này. Tinh dầu hoa anh thảo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Cân bằng nội tiết tố: hoạt chất acid gamma-linolenic (GLA), các hormone sinh dục được tiết ra một cách cân bằng, tạo điều kiện để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
  • Giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt: trước mỗi kỳ kinh nguyệt, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi. Tinh dầu hoa anh thảo giúp điều hòa kinh nguyệt, hạn chế ảnh hưởng của prolactin (hormone tăng cao trước kỳ kinh gây nên hội chứng tiền kinh nguyệt) nên sẽ giúp giảm những triệu chứng xuất hiện trước khi ngày kinh bắt đầu.
  • Cung cấp axit béo: hoa anh thảo cung cấp omega-6 tham gia vào hoạt động của não và tim. Đồng thời là dung môi hòa tan các chất khác.
  • Cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh (giai đoạn đầu của thời kỳ cơ thể không sản xuất trứng theo chu kỳ nữa): giúp điều hòa nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh, giúp cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi,… do tiền mãn kinh gây ra. Tinh dầu hoa anh thảo mang đến những trải nghiệm tốt hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Tăng khả năng sinh sản: giúp tăng cường chất nhờn vùng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào trong để gặp trứng.

3. Uống hoa anh thảo bị rong kinh có đúng không?

Uống hoa anh thảo bị rong kinh có đúng không là thắc mắc của nhiều chị em. Rong kinh là tình trạng những ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu kinh mất đi trong chu kỳ lớn hơn 80ml. 

Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

  • Rối loạn nội tiết tố gây sự mất cân bằng hormone khiến cho kỳ kinh thay đổi bất thường.
  • U xơ tử cung (khối u xơ ở tử cung – cơ quan hình quả lê giúp điều hòa máu kinh mỗi chu kỳ kinh nguyệt).
  • Viêm nội mạc tử cung (tình trạng viêm lớp trên cùng của tử cung).
  • Ung thư cổ tử cung (các tế bào phát triển mất kiểm soát tạo thành khối u ở phần cổ tử cung – vị trí bên dưới tử cung).
  • Sảy thai, dọa sảy thai.

Hoa anh thảo giúp điều hòa hormone nữ, qua đó giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện các triệu chứng của rong kinh. Vì vậy, thông tin hoa anh thảo gây rong kinh là hoàn toàn không đúng sự thật. 

Khi uống hoa anh thảo dẫn đến tình trạng rong kinh, cho thấy đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa, mà không phải do tác dụng của thực phẩm này. Người bệnh có thể đến các phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị khi gặp phải vấn đề này.

4. Hoa anh thảo có tác dụng phụ không?

Mặc dù mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể nhưng hoa anh thảo cũng gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày.
  • Đau bụng.
  • Buồn nôn.
  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Tiêu chảy.
  • Dị ứng hoa anh thảo có thể xuất hiện phát ban da, khó thở. Trong trường hợp này, người bệnh phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất.
  • Dùng chung với thuốc đông máu có thể xuất hiện tình trạng chảy máu.
  • Hạ huyết áp.
  • Dùng chung với phenothiazin có thể gây co giật, nôn nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng không tốt đến phụ nữ có thai.
Uống tinh dầu hoa anh thảo có thể gây đau bụng
Uống tinh dầu hoa anh thảo có thể gây đau bụng

5. Cách uống hoa anh thảo hiệu quả

Tùy vào từng bệnh lý, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn sử dụng hoa anh thảo phù hợp. Cụ thể là:

  • Chàm (bệnh lý viêm da mạn tính): sử dụng từ 1-4 viên/lần, hai lần mỗi ngày trong 12 tuần. Với dạng kem bôi, người bệnh cần sử dụng 1ml tinh dầu hoa anh thảo 20% 2 lần/ngày trong 12 tuần.
  • Tiền mãn kinh: từ 500-6000mg/ngày, tối đa trong 10 tháng. Người bệnh cần sử dụng liều nhỏ nhất sau đó tăng dần liều để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Làm đẹp da: 500mg/lần, 3 lần/ngày, tối đa 4 tháng.
  • Đau ngực: uống 1-3g hoặc 2,4ml mỗi ngày trong vòng 6 tháng.
  • Nóng bừng mặt: uống 500 mg 2 lần/ngày trong 6 tuần.

6. Lưu ý khi dùng hoa anh thảo

Tinh dầu hoa anh thảo được bào chế dưới dạng viên nang mềm nên để hấp thu tốt nhất tinh dầu hoa anh thảo, người bệnh nên sử dụng trong và sau bữa ăn. Đặc biệt, người bệnh không nên dùng dầu hoa anh thảo vào buổi tối với các thuốc khác để làm giảm tác dụng của dầu hoa anh thảo.

Người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng trong ít nhất 12 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bạn nên uống tinh dầu hoa anh thảo trong và sau bữa ăn
Bạn nên uống tinh dầu hoa anh thảo trong và sau bữa ăn

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời về vấn đề “uống hoa anh thảo bị rong kinh không?”. Người bệnh cần lưu ý một số điểm để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn có thể liên hệ Hotline 0868555168 để được tư vấn nhé.

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ