Bầu bị đau đầu có sao không?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bà bầu bị đau đầu có sao không và nên làm gì? Cùng tìm hiểu với BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương.

Mang bầu bị đau đầu có sao không, bà bầu bị đau đầu nên làm gì là câu hỏi mà nhiều chị em đặt ra khi gặp tình trạng này trong lúc mang thai. Cùng tìm hiểu với BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương.

1. Hiện tượng đau đầu khi mang bầu 

Khi mang thai, mức độ hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có đau đầu. Theo thống kê, có hơn 80% phụ nữ bị đau đầu trong thời gian mang thai, điều này làm không ít mẹ bầu đặt ra câu hỏi mang “bầu bị đau đầu có sao không?”

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể chưa thích nghi kịp với việc mang thai, do đó đau đầu trong thời kỳ này chiếm gần 60% tổng số trường hợp. Đau đầu ở những tháng cuối của thai kỳ có thể do tình trạng tăng cân đột ngột ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình lưu thông máu lên não.

Lượng hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều biến đổi khiến mẹ bầu bị đau đầu
Lượng hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai có nhiều biến đổi khiến mẹ bầu bị đau đầu

Ngoài các nguyên nhân trên, chế độ sinh hoạt không khoa học cũng gây ra tình trạng đau đầu ở phụ nữ mang thai. Những thói quen xấu như không uống đủ nước, ăn uống không đúng bữa và thiếu dinh dưỡng, thức khuya, sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn hay thuốc lá cũng dẫn đến tình trạng đau đầu ở các mẹ bầu. 

Hay các nguyên nhân đến từ môi trường sống như ồn ào, căng thẳng, không phù hợp cũng khiến bà bầu trở nên nhạy cảm, mệt mỏi, dẫn đến khó ngủ và đau đầu.

2. Bầu bị đau đầu có sao không?

Hầu hết các trường hợp bà bầu chỉ đau đầu mà không kèm theo những dấu hiệu bất thường nào khác. Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ tư của thai kỳ hoặc sau khi sinh xong. Mẹ bầu không cần quá lo ngại về vấn đề bà bầu bị đau đầu có sao không.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của mẹ bầu, ít nhiều sẽ tác động đến sức khỏe thai nhi trong thai kỳ. Các mẹ bầu cần theo dõi cơn đau đầu của mình để tới thăm khám kịp thời, phát hiện và điều trị các triệu chứng sớm nhất.

3. Khi nào đau đầu khi mang bầu là dấu hiệu nguy hiểm? 

Dù không phải quá lo lắng về việc mang bầu bị đau đầu có sao không, tuy nhiên trong một số trường hợp, mẹ bầu bị đau đầu dữ dội khi mang thai có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như tiền sản giật ở thai phụ. Đặc biệt, các sản phụ trên 35 tuổi cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.

Đau đầu kéo dài từ 24 - 26 tuần trở đi có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiền sản giật
Đau đầu kéo dài từ 24 – 26 tuần trở đi có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiền sản giật

Các mẹ bầu vẫn phải hết sức chú ý, trong giai đoạn thai nhi từ 24 – 26 tuần, tiền sản giật (rối loạn thai nghén cuối thai kỳ) là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau đầu. Do vậy, nếu đau đầu kèm theo những biểu hiện bất thường khác như tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu buốt hoặc tiểu sẫm màu, nhìn mờ,… thì cần được thăm khám để bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác để biết bà bầu bị đau đầu nên làm gì

Một số dấu hiệu cụ thể có thể kể đến như là:

  • Đau nhức đầu kéo dài, không có dấu hiệu giảm.
  • Đau đầu đột ngột khi đang ngủ.
  • Sưng phù các vị trí như tay, chân và mặt.
  • Đau đầu kèm theo triệu chứng như rối loạn thị giác, sốt cao, đau cứng cổ,…
  • Đau đầu kèm theo đau vùng dưới xương sườn hoặc đau kèm bụng trên.
  • Tăng cân đột ngột không phải do sự tăng lên của trọng lượng của thai nhi.

4. Cách cách giảm đau đầu khi mang thai 

Bà bầu bị đau đầu nên làm gì là câu hỏi của nhiều mẹ bầu khi bị nhức đầu nhưng không kèm các triệu chứng bất thường nào khác. Dưới đây là một số cách cho bà bầu có thể áp dụng để cải thiện tình trạng đau đầu khi mang thai.

  • Ngủ đủ giấc từ 7-10 giờ mỗi ngày là điều cần thiết, vì mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt khi bị đau đầu trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa không nên kéo dài quá 1 tiếng để tránh mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần yên tĩnh, không bị làm phiền bởi tiếng ồn hay các thiết bị điện tử.
  • Đắp khăn mát khi nghỉ ngơi hoặc ngủ có thể giúp giảm cơn đau đầu khi mang thai một cách hiệu quả. Tắm nước ấm cũng là một cách giúp mẹ bầu giảm đau đầu nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh tắm nước quá nóng và tắm quá lâu.
  • Mẹ bầu cần bổ sung một chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Đây được xem là phương pháp hiệu quả giúp giảm nhanh chóng cơn đau đầu khi mang thai. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn uống, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói, hạ đường huyết, dẫn đến đau đầu. 
  • Các loại thực phẩm như sữa tươi, đậu trắng, khoai tây… sẽ giúp mẹ bầu giảm đau đầu khi mang thai. Hàm lượng sắt cao trong các loại rau sẫm màu như rau chân vịt, rau cải xanh cũng rất tốt cho lưu thông máu lên não, giảm đau đầu.
  • Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước hàng ngày, có thể uống nước lọc, nước ép trái cây tươi, và hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép đóng chai, thịt chế biến sẵn và socola. Hạn chế các chất kích thích để không căng thẳng thần kinh và có giấc ngủ ngon hơn, giúp giảm đau đầu hiệu quả.
  • Mẹ bầu cũng cần được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để giúp cho tinh thần được thoải mái, tránh gặp phải các cơn đau đầu trong suốt thai kỳ. Việc biết cách massage đúng cách vùng đầu bị đau, vai gáy và gan bàn chân sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn. 
  • Tập thể dục đều đặn giúp cơ thể được lưu thông, thoải mái, giảm bớt áp lực cho mẹ bầu khi bị đau đầu. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bộ môn như yoga, đi bộ, bơi lội, ngồi thiền… đều rất tốt cho sức khỏe.

Nếu tình trạng đau đầu kéo dài và gây bất tiện trong sinh hoạt, bạn có thể sử dụng  Paracetamol, loại thuốc giảm đau hiệu quả trong trường hợp này và chỉ nên sử dụng thuốc ngắn ngày. Với liều lượng cao hơn hay loại thuốc giảm đau thay thế cần được chỉ định và theo dõi của bác sĩ sản phụ khoa.

Ngủ đủ giấc là 1 biện pháp cho câu hỏi bà bầu bị đau đầu nên làm gì
Ngủ đủ giấc là 1 biện pháp cho câu hỏi bà bầu bị đau đầu nên làm gì

5. Lời khuyên từ BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Tóm lại, khi gặp hiện tượng đau đầu trong thời kỳ mang thai, chị em phụ nữ không nên lơ là, cần theo dõi và cải thiện sức khỏe bằng các biện pháp đã nêu. Nếu tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng và không có dấu hiệu giảm bớt, hãy đến gặp bác sĩ ngay để nhận được hướng điều trị tốt nhất.

Nếu chị em có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng đau đầu trong khi mang thai, muốn đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến bầu bị đau đầu có sao không để nhận được lời khuyên cũng như sự tư vấn chi tiết từ BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương, hãy tham gia Facebook Group “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI” để được giải đáp nhanh nhất.

Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức)

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Tan máu bẩm sinh: 11 điều bạn cần biết

Tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền lặn nguy hiểm, gây thiếu máu, phù thai, biến dạng. Bệnh có thể phòng ngừa qua sàng lọc trước sinh, xét nghiệm tiền hôn nhân.

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 5 ngày có thai không? 22 dấu hiệu mang thai sớm

Chậm kinh khiến nhiều chị em lo lắng và băn khoăn rằng không biết chậm kinh 5 ngày có thai không? Và dấu hiệu nhận biết mang thai sớm là gì?

Thông tin kiến thức
Có cần uống elevit cho bà bầu không?

Hành trình mang thai lần đầu đối với các bà mẹ chắc hẳn không ít khó khăn và bỡ ngỡ. Nên uống elevit cho bà bầu không? Bổ sung dưỡng chất nào cho thai nhi?

Thông tin kiến thức
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là gì?

Đau ngực thường kéo dài trong vòng 7 – 14 ngày kể từ khi thụ thai. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai.

All in one
Liên hệ