Bị chậm kinh nên ăn gì?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chậm kinh nên ăn gì? Gừng giúp giảm co thắt tử cung và điều hòa kinh nguyệt. Bạn có thể uống trà gừng, thêm gừng làm gia vị nấu ăn hoặc sử dụng tinh dầu gừng.

Chậm kinh hẳn chính là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Bên cạnh việc thăm khám và theo dõi sức khỏe thường xuyên, việc bổ sung các nhóm thực phẩm hợp lý vào chế độ ăn giúp cải thiện hiệu quả tình trạng chậm kinh. Vậy chậm kinh nên ăn gì?

1. Chậm kinh là gì?

Chậm kinh là tình trạng kinh nguyệt bất thường và xuất hiện không đều, trễ hơn vài ngày so với dự báo. Dấu hiệu dễ nhận biết chính là đã đến ngày hành kinh mà vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. 

Dù được xem là tình trạng bất thường của cơ thể, tuy nhiên hiện tượng này rất dễ gặp phải ở phụ nữ. Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người, mà hiện tượng chậm kinh có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng liền. Do đó, khi bị trễ kinh nhiều bạn nữ băn khoăn chậm kinh nên ăn gì để ra máu như bình thường. 

2. Nguyên nhân chậm kinh

Theo thống kê, khoảng 30% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể gặp phải tình trạng chậm kinh ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến chậm kinh bao gồm căng thẳng, thay đổi lối sống, rối loạn nội tiết tố, hoặc một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, hoặc suy giáp,…

Chậm kinh thường xuyên có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường type 2, ung thư vú, hoặc ung thư nội mạc tử cung.

Việc bổ sung các thực phẩm phù hợp vào chế độ ăn uống có thể giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, và cải thiện sức khỏe tổng thể cho phụ nữ. Vậy thì chậm kinh ăn gì cho máu ra đúng kỳ và không bị trễ?  

3. Chậm kinh nên ăn gì?

Chậm kinh không chỉ gây ảnh hưởng đến chu kỳ sinh sản mà còn khiến nhiều chị em lo lắng và phiền muộn. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng trễ kinh hiệu quả, giúp “đèn đỏ” ghé thăm nhanh hơn. Vậy thì chậm kinh ăn gì cho máu ra?

Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên bổ sung khi bị chậm kinh:

3.1. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp hỗ trợ sản sinh estrogen và progesterone, hai hormone đóng vai trò quan trọng trong việc làm bong niêm mạc tử cung và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Các nguồn vitamin C dồi dào sẽ có trong các loại thực phẩm như:

  • Trái cây họ cam quýt: Cam, bưởi, chanh, quýt.
  • Dâu tây: Loại trái cây này rất dồi dào vitamin C và chất chống oxy hóa.
  • Ớt chuông: Màu đỏ của ớt chuông chứa nhiều vitamin C nhất.
  • Bông cải xanh: Cung cấp vitamin C, vitamin K và chất xơ.

Ngoài ra, nếu bạn bổ sung vitamin C bằng viên uống sủi bọt thì lưu ý về liều lượng sử dụng tối đa trong một ngày là 60mg. Bởi nếu bạn dung nạp quá nhiều vitamin C có thể gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Chậm kinh nên ăn gì? Nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C
Chậm kinh nên ăn gì? Nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu Vitamin C

3.2. Thực phẩm giàu sắt

Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, đây chính là nguyên nhân phổ biến gây chậm kinh. Vậy nên bạn hãy bổ sung các loại thức ăn này để máu ra nhiều hơn:

  • Thịt đỏ: Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu;
  • Gan động vật: Gan bò, gan gà, gan cừu;
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu lăng, đậu nành;
  • Rau xanh: Chứa nhiều sắt và folate.

3.3. Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 có tác dụng chống viêm và cân bằng hormone trong cơ thể. Các thực phẩm giàu omega-3 như:

  • Các loại cá béo: Cá thu, cá hồi, cá trích;
  • Hạt chia: Loại hạt này rất dồi dào omega-3 và chất xơ;
  • Quả óc chó: Chứa nhiều omega-3, vitamin E và chất chống oxy hóa.

3.4. Gừng

Gừng có công dụng làm giảm co thắt tử cung hiệu quả, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt tốt hơn. Bạn có thể uống trà gừng, thêm gừng làm gia vị nấu ăn hoặc sử dụng tinh dầu gừng để cải thiện sức khỏe bản thân.

3.5. Nghệ

Trong củ nghệ có chứa các thành phần như Curcumin – một hợp chất chống viêm và cân bằng hormone hiệu quả. Hãy uống sữa nghệ, thêm nghệ vào món ăn hoặc sử dụng viên bổ sung curcumin để giúp điều hòa kinh nguyệt tốt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để cải thiện tình trạng chậm kinh hiệu quả, “đèn đỏ” sẽ ghé thăm bạn sớm hơn.

4. Các thực phẩm cần tránh

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho quá trình kinh nguyệt giúp giải quyết tình trạng chậm kinh ăn gì cho máu ra, thì vẫn có một số loại gây ảnh hưởng đến kỳ hành kinh như:

  • Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, ớt chuông, sa tế,… dễ gây ra tình trạng nóng trong người, ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố, từ đó gây nên rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thực phẩm lạnh: Nước đá, kem, đồ uống lạnh,… có thể khiến cơ thể bị co thắt, khí huyết ứ trệ, gây cản trở quá trình lưu thông máu đến tử cung, dẫn đến tình trạng chậm kinh của bạn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh: Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, chất phụ gia không tốt cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến hệ nội tiết, gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: Bia, rượu, nước ngọt có ga, cà phê,… có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố, làm chậm quá trình sản sinh trứng và gây ra tình trạng chậm kinh.
  • Thực phẩm có tính hàn: Rau đắng, mướp đắng, bông súng,… có tính hàn, có thể khiến cơ thể bị lạnh, khí huyết ứ trệ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu tình trạng chậm kinh kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Kết hợp với lối sống khoa học sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng chậm kinh và đón ngày “đèn đỏ” sớm hơn.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi bạn ăn uống hợp lý và có lối sống lành mạnh nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần đi khám bác sĩ khi bị chậm kinh:

  • Chậm kinh kéo dài: Trễ kinh hơn 3 tháng so với chu kỳ thông thường, đây là dấu hiệu rõ ràng khiến bạn cần đi khám bác sĩ.
  • Đau bụng dữ dội: Đặc biệt là ở vùng bụng dưới, có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc các bệnh lý khác.
Chậm kinh nên ăn gì? Chậm kinh gây đau bụng dữ dội nên đi khám bác sĩ
Chậm kinh nên ăn gì? Chậm kinh gây đau bụng dữ dội nên đi khám bác sĩ
  • Buồn nôn, nôn mửa: Buồn nôn, nôn mửa có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tiêu hóa hoặc rối loạn nội tiết tố.
  • Thay đổi tâm trạng bất thường: Thay đổi tâm trạng đột ngột, dễ cáu kỉnh, lo lắng hoặc trầm cảm có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc các vấn đề về sức khỏe khác.
  • Mệt mỏi kéo dài: Thiếu năng lượng có thể là dấu hiệu của thiếu máu, thiếu hụt vitamin hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Bên cạnh những dấu hiệu trên, bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Bạn đang cố gắng mang thai nhưng bị chậm kinh thường xuyên.
  • Bạn có tiền sử mắc các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
  • Bạn có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.

Như vậy, bài viết đã giải đáp được các thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ về tình trạng “chậm kinh nên ăn gì”. Việc đi khám bác sĩ khi bị chậm kinh sẽ giúp bạn có được nhận định về nguyên nhân chính xác, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 

Và nếu như bạn đang có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào của cơ thể về sức khoẻ phụ khoa, hãy tham gia ngay group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA để được BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ