Bị nhiễm HPV 16 có quan hệ được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nhiễm HPV 16 rất dễ gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục cũng như sức khỏe của chị em. Cùng tìm hiểu câu hỏi bị nhiễm HPV 16 có quan hệ được không qua bài viết dưới đây.

HPV 16 là một trong hai loại virus HPV có nguy cơ làm xuất hiện ung thư cổ tử cung ở chị em. Vậy người bị nhiễm HPV 16 có quan hệ được không? Cùng tìm hiểu nhiễm HPV 16 qua bài viết dưới đây nhé!

1. Virus HPV 16 là gì?

Virus HPV (human papilloma virus) là tập hợp các virus gây nên tình trạng u nhú ở người. Đây là tập hợp các loại virus phổ biến, rất dễ lây lan qua đường tình dục. Theo một số nghiên cứu, HPV có khoảng 140 loại, trong đó có 40 loại được tìm thấy trên cơ thể người.

Cùng với virus HPV 18, virus HPV 16 là một trong những chủng thường gặp trong đời sống, lây lan nhanh và là một trong số những loại gây nên ung thư (sự tăng trưởng số lượng tế bào bất thường) ở các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục ở nữ.

Virus HPV 16 được là virus nguy hiểm nhất trong chủng virus HPV. Virus này có thể gặp ở cả nam và nữ. Theo ghi nhận, tỷ lệ mắc virus HPV 16 đang gia tăng nhanh ở nam giới.

Mặt khác, nam giới cũng có khả năng thải loại chủng virus này thấp hơn nữ giới khoảng 20%. Tuy nhiên, nhiễm HPV 16 vẫn là một trong những bệnh lý thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.

HPV 16 là loại virus thường gây ra các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm 
HPV 16 là loại virus thường gây ra các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

2. Con đường lây lan của virus HPV 16

Virus HPV có nhiều con đường lây lan. Người lành có thể bị nhiễm HPV 16 qua các con đường sau:

  • Đường tình dục: virus HPV 16 chủ yếu lây nhiễm qua quan hệ tình dục kể cả quan hệ tình dục bằng đường tự nhiên hoặc bằng miệng. Khi quan hệ, virus sẽ tiếp xúc với lớp biểu mô tổn thương của người lành rồi nhanh chóng sinh trưởng cũng như xâm nhập sâu hơn ở bên trong.
  • Tiếp xúc trực tiếp: do virus HPV có khả năng chịu nhiệt tốt nên rất dễ đọng lại ở các vận dụng như cắt móng tay, quần lót,… nên khi người lành tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng này có thể rất dễ bị bệnh.
  • Từ mẹ sang con: virus HPV 16 rất hiếm lây nhiễm từ mẹ sang con. Tuy nhiên, một vài trẻ được phát hiện mụn cóc ở cổ họng hoặc bướu gai đường hô hấp có mẹ mắc HPV.
HPV 16 có thể lây nhiễm qua đường tình dục
HPV 16 có thể lây nhiễm qua đường tình dục

3. Bị nhiễm HPV 16 có quan hệ được không?

Do virus HPV 16 là virus nguy hiểm lại rất dễ lây lan nên khi quan hệ tình dục, đặc biệt là người mang virus HPV có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy, người bệnh và đối tác cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh lây lan virus này.

Cụ thể là:

  • Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ. Lưu ý, bao cao su cần bao phủ hết dương vật tránh những đoạn da thừa ra ở cơ quan sinh dục.
  • Khám định kỳ: đối tác của người nhiễm virus HPV 16 cần khám định kỳ để sàng lọc cũng như nhận những tư vấn hiệu quả của bác sĩ. Ngoài ra, những người nhiễm virus HPV 16 cần được khám định kỳ để phát hiện sớm những bệnh lý ác tính có thể xuất hiện.
  • Thực hiện các biện pháp tăng cường miễn dịch: xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Khi quan hệ tình dục có sử dụng các biện pháp an toàn, nguy cơ lây nhiễm HPV là không cao. Nhưng nếu biết mình hoặc đối tác có mắc HPV, tốt nhất là không nên quan hệ tình dục để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus tối đa.

4. Bị nhiễm HPV 16 mang thai được không?

Virus HPV 16 mặc dù rất dễ lây lan qua đường tình dục hoặc lây lan trực tiếp nhưng hiếm khi lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, những phụ nữ nhiễm HPV 16 không nên vì vậy mà chủ quan. Khi có kế hoạch mang thai, chị em nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn những biện pháp xử trí tiếp theo.

Ngoài ra, khi phát hiện nhiễm virus HPV vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra có phát hiện những khối u ở bộ phận sinh dục ảnh hưởng đến quá trình mang thai hay không.

Nếu phát hiện, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị phù hợp. Khi không phát hiện ra, mẹ bầu vẫn phải tiếp tục theo dõi sát sao để tránh xuất hiện những hậu quả đáng tiếc.

Trong trường hợp người nhiễm HPV 16 đã xuất hiện ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm tình trạng khối u ở cổ tử cung bằng phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị thì mới cho phép người bệnh mang thai để tránh khối u ảnh hưởng tới đường ra của thai nhi.

Khối u cổ tử cung được phát hiện trong lúc mang thai sẽ được xử lý sau khi kết thúc thai kỳ, phương pháp lấy thai thường được lựa chọn là mổ lấy thai, tránh tác động gây tổn thương thêm cho cổ tử cung. Trong trường hợp khó thụ thai, chị em có thể được gợi ý thụ tinh trong ống nghiệm để virus khó lây nhiễm sang cho thai nhi hơn.

Mẹ bầu mắc HPV 16 cần được khám thai định kỳ
Mẹ bầu mắc HPV 16 cần được khám thai định kỳ

5. Lời khuyên của bác sĩ

Khi nhiễm HPV, người bệnh hoàn toàn có thể quan hệ tình dục nếu có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán nhiễm HPV 16, người bệnh nên thông báo cho đối tác cũng như thực hiện khám phụ khoa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Mặc dù, không thể điều trị bệnh lý này nhưng những người được chẩn đoán nhiễm HPV 16 nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ để có thể tầm soát tình trạng ung thư cổ tử cung. Nếu đang có ý định mang thai, chị em cũng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tầm soát xem có nhiễm HPV 16 hay không.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về nhiễm HPV 16. Khi nhiễm virus này, người bệnh vẫn có thể quan hệ nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vào group Hỏi đáp bệnh phụ khoa để được bác sĩ giải đáp và nhận lời khuyên từ những người gặp trường hợp tương tự nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ