Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Liệu rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Tìm hiểu ngay sự ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến khả năng thụ thai và cách khắc phục hiệu quả. Đọc ngay!

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở chị em. Đặc biệt, với những ai đang mong con, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đáng kể. Vậy bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

1. Hiểu đúng về rối loạn kinh nguyệt và mang thai

1.1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không, chị em hãy cùng tìm hiểu xem rối loạn kinh nguyệt là gì. 

Tên gọi khác là kinh nguyệt không đều, bao gồm các hiện tượng bất thường về thời gian (như rong kinh, vô kinh), tần suất và lượng máu mất, cùng với các triệu chứng bất thường như màu sắc máu thay đổi và thống kinh (đau bụng dữ dội vào ngày hành kinh). 

Nguyên nhân gây ra có thể do rối loạn nội tiết hoặc các bệnh lý thực thể. Mặc dù đây không phải là bệnh, nhưng nó là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh lý khác nhau.

1.2. Mang thai là gì?

Mang thai là tình trạng phôi thai hoặc bào thai phát triển bên trong tử cung của người phụ nữ. Trong một thai kỳ, có thể có nhiều bào thai như trường hợp sinh đôi hoặc sinh ba.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, một thai kỳ bình thường kéo dài từ 37 đến 42 tuần, tức là khoảng 266 ngày kể từ khi thụ thai hoặc 280 ngày tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng nếu chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày. Ngày dự sinh thường được tính dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Thai phụ thường chuyển dạ sớm hơn hoặc muộn hơn khoảng 2 tuần so với ngày dự tính.

Một thai kỳ bình thường kéo dài từ 37 đến 42 tuần
Một thai kỳ bình thường kéo dài từ 37 đến 42 tuần

2. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Để biết được rối loạn kinh nguyệt có thai được không, chị em hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân sinh lý gây ra hiện tượng này như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn sinh lý khác nhau trong đời. Mỗi giai đoạn này đều đi kèm với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
    • Dậy thì: Kinh nguyệt thường không đều trong những năm đầu khi buồng trứng và cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn toàn. Sự điều chỉnh nội tiết tố cần thời gian, thường mất 2-3 năm để kinh nguyệt ổn định.
    • Cho con bú: Hormone prolactin chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ, ức chế hoạt động của buồng trứng và làm giảm lượng estrogen, có thể dẫn đến vô kinh. Kinh nguyệt thường trở lại sau khi ngừng cho con bú và cần thời gian để ổn định.
    • Tiền mãn kinh: Trước giai đoạn mãn kinh, hoạt động của buồng trứng giảm dẫn đến sự suy giảm hormone nữ và rối loạn kinh nguyệt.
  • Tăng hoặc giảm cân: Biến động lớn trong cân nặng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi trong hoạt động của tuyến yên, dẫn đến mất cân bằng hormone và rối loạn chu kỳ rụng trứng.
  • Rối loạn ăn uống: Chế độ ăn uống không lành mạnh và việc sử dụng chất kích thích như thuốc lá và cafe có thể thay đổi nồng độ hormone, gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tập thể dục quá sức: Tập luyện quá mức tiêu hao nhiều năng lượng, làm thay đổi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Căng thẳng và stress: Căng thẳng kéo dài hoặc bệnh tật có thể làm tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone estrogen và progesterone, gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Không vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục có thể gây viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thay băng vệ sinh mỗi 3-4 tiếng để hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, như thuốc tránh thai và kháng sinh liều cao có thể gây thay đổi nội tiết tố và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài các nguyên nhân sinh lý kể trên, rối loạn kinh nguyệt cũng do một số bệnh lý như:

  • Rối loạn tuyến giáp: Thay đổi trong tốc độ trao đổi chất do rối loạn tuyến giáp có thể làm thay đổi nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn kinh nguyệt.  
  • Nhiễm khuẩn sau sinh: Viêm nội mạc tử cung sau sinh cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt bằng cách gây dính buồng tử cung và gây vô kinh thứ phát.
  • Các bệnh lý khác: U xơ tử cung, polyp cổ tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung và ung thư cổ tử cung cũng là những nguyên nhân có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt vì gây rong huyết không theo chu kỳ kinh nguyệt.
  • Suy buồng trứng sớm: Buồng trứng mất chức năng trước tuổi 40 cũng có thể gây ra các vấn đề về kinh nguyệt.
Chị em thường thắc mắc rối loạn kinh nguyệt có thai được không
Chị em thường thắc mắc rối loạn kinh nguyệt có thai được không

3. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Để xác định liệu rối loạn kinh nguyệt có thai được không, chị em nên chú ý những dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều sau đây:

  • Chu kỳ không ổn định: Là trường hợp chu kỳ kéo dài tới 35 ngày, ngắn dưới 22 ngày hoặc không có kinh trong 6 tháng (vô kinh).
  • Máu kinh bất thường: Số lượng máu quá nhiều hoặc quá ít hoặc thời gian hành kinh kéo dài hoặc ngắn gây ra những biểu hiện không bình thường.
  • Cường kinh: Lượng máu tiết ra nhiều và kéo dài trong nhiều ngày, thường xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh.
  • Thiểu kinh: Thời gian hành kinh chỉ dưới 2 ngày và máu kinh ra rất ít.
  • Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, thường đi kèm với mất máu quá nhiều gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý.
  • Thay đổi màu kinh: Máu kinh có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ tươi và có nhiều cục máu đông trong đó.
Để xác định liệu rối loạn kinh nguyệt có thai được không, chị em nên chú ý những biểu hiệu trên
Để xác định liệu rối loạn kinh nguyệt có thai được không, chị em nên chú ý những biểu hiệu trên

4. Phân biệt dấu hiệu mang thai và sắp có kinh

Triệu chứngSắp có kinhMang thai
Thời điểm1-2 tuần trước kỳ kinhSau khi thụ thai 1-2 tuần
Đau vúVú sưng và đau, đặc biệt là trước kỳ kinh. Cảm giác căng và đau thường giảm khi bắt đầu kinh nguyệt.Ngực đau, nhạy cảm và căng hơn. Điều này thường xảy ra từ một đến hai tuần sau khi chị em thụ thai và có thể kéo dài khi mức progesterone tăng lên do mang thai.
Ra máu âm đạoThường không có chảy máu hoặc lấm tấm. Khi có kinh, máu ra nhiều hơn và kéo dài đến một tuần.Chảy máu âm đạo nhẹ, máu có màu nâu sẫm hoặc màu hồng . Thường chỉ kéo dài trong một đến hai ngày.
Tâm trạng thay đổi Cảm thấy cáu kỉnh, dễ khóc, thường lo lắng. Tình trạng này sẽ hết khi có kinh.  Thay đổi tâm trạng kéo dài suốt thai kỳ. Thường xuyên có cảm xúc từ vui mừng đến buồn bã.
Mệt mỏi Mệt mỏi và khó ngủ thường xảy ra, nhưng biến mất khi có kinh.Sự tăng progesterone khi mang thai có thể gây mệt mỏi, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Buồn nônMột số khó chịu tiêu hóa như buồn nôn có thể xảy ra trước kỳ kinh.Ốm nghén là dấu hiệu phổ biến khi mang thai, thường bắt đầu một tháng sau thụ thai. Nôn có thể xảy ra mà không cần buồn nôn.
Thèm ăn/ Chán ănThay đổi thói quen ăn uống, từ thèm đồ ngọt đến đồ mặn. Nhưng hiện tượng này không giống với cảm giác khi mang thai.Thèm ăn những món mà trước đây không thích hoặc chán ăn với một số loại thực phẩm mà trước đây rất yêu thích.
Co thắt bụng dướiĐau bụng kinh từ 1-2 ngày, thường giảm khi bắt đầu kinh và hoàn toàn biến mất sau thời gian này.Có thể bị chuột rút nhẹ trong thời kỳ đầu mang thai. Cảm giác co thắt thường xảy ra ở bụng dưới hoặc lưng dưới.

5. Rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Nhiều chị em phụ nữ lo lắng rằng bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không. Theo các chuyên gia sản khoa, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều vẫn có thể thụ thai nhưng tỷ lệ thành công thấp. 

Ngoài ra, các triệu chứng của kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, và những bệnh lý khác. Những vấn đề này cũng gây ra khó khăn trong việc thụ thai và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.  

Rối loạn kinh nguyệt có thai được không?
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

6. Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Sau khi biết được câu trả lời cho thắc mắc “Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?”, chị em cũng cần biết cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt dưới đây: 

  • Cân bằng chế độ sinh hoạt và công việc: Một chế độ sinh hoạt không cân đối, thiếu ngủ và căng thẳng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng này.
  • Cải thiện tâm lý: Căng thẳng và stress có thể làm tăng lượng hormone cortisol, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chị em nên thực hành các bài tập thiền giảm căng thẳng và giữ tâm trạng thoải mái để cải thiện tâm lý và giảm rối loạn kinh nguyệt.
  • Cải thiện dinh dưỡng: Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất kết hợp với việc tập luyện và giữ gìn giấc ngủ có thể giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
  • Tránh sử dụng thuốc tránh thai: Lời khuyên quan trọng nhất dành cho chị em là tránh sử dụng thuốc tránh thai mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Sự lạm dụng thuốc tránh thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
  • Hạn chế chất kích thích: Thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung. Chị em cần tránh xa những thói quen này có thể bảo vệ sức khỏe sinh lý của.
  • Thăm khám định kỳ: Cuối cùng, việc thăm khám định kỳ là quan trọng để phát hiện và điều trị các vấn đề phụ khoa và rối loạn kinh nguyệt kịp thời. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe của chị em và tăng khả năng thụ thai.

7. Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc rối loạn kinh nguyệt có thai được không, chị em cũng nên để ý các dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều như: 

  • Ra máu báo thai: Tình trạng này xảy ra khi trứng thụ tinh và làm tổ trong tử cung, gây tổn thương nội mạc tử cung và dẫn đến xuất huyết. Hiện tượng chảy máu xảy ra khoảng 7 – 15 ngày sau kỳ kinh cuối cùng. Để phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt, chị em có thể dựa vào các yếu tố sau:
    • Thời gian: Máu báo thai thường chỉ kéo dài từ 1 – 3 ngày, trong khi máu kinh nguyệt thường kéo dài 3 – 7 ngày.
    • Màu sắc: Máu báo thai có màu nâu hoặc hồng nhạt với lượng rất ít, thường chỉ xuất hiện dưới dạng đốm nhỏ. Ngược lại, máu kinh nguyệt có màu đỏ sẫm và thường có cục máu đông.
    • Số lượng: Máu báo thai xuất hiện với lượng nhỏ, trong khi máu kinh nguyệt ra nhiều hơn. Máu kinh nguyệt thường ra nhiều hơn trong những ngày đầu kỳ kinh và giảm dần sau đó.
  • Nhạy cảm với thức ăn: Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, chị em thường cảm thấy khó chịu với cả những mùi vị trước đây thích ăn. Ngược lại, có những mùi vị trước đây chị em không thích giờ lại thấy hấp dẫn.  
  • Ốm nghén: Ốm nghén xuất hiện sau khi thụ thai khoảng 2 tuần. Lúc này, chị em sẽ thích những loại thức ăn giúp giảm cơn ốm nghén và cảm thấy khó chịu với các loại thực phẩm như cà phê, trứng và đồ chiên rán. Ngoài ra, chị em còn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên bổ sung thêm hoa quả tươi, thực phẩm nhiều vitamin và đồ ăn nhẹ.
  • Đau bụng âm ỉ: Các cơn đau bụng âm ỉ khi mang thai thường dễ bị nhầm lẫn với cơn đau trước kỳ kinh nguyệt, do đó chị em nên để ý các triệu chứng khác để xác định.
  • Cảm giác mệt mỏi: Trong 2 tuần đầu mang thai, chị em thường cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Dấu hiệu này thường chỉ kéo dài trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Thay đổi cân nặng thất thường: Trong thời kỳ đầu mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và thói quen sinh hoạt có thể làm cân nặng thay đổi thất thường.
  • Ngực nhạy cảm và căng hơn: Một dấu hiệu mang thai dễ nhận biết khác là ngực trở nên căng và nhạy cảm hơn bình thường. Chị em có thể cảm thấy như bị kim châm hoặc ngứa quanh vùng ngực, đặc biệt là ở đầu nhũ hoa. Nguyên nhân là do sự gia tăng hormone nội tiết tố nữ, khiến vùng ngực căng tức và khó chịu.

8. Lời khuyên của bác sĩ

Nếu chị em mong muốn mang thai nhưng lại có chu kỳ kinh nguyệt không đều, dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ giúp tăng khả năng thụ thai:

  • Theo dõi chu kỳ trứng rụng: Chị em có thể dùng que thử rụng trứng hoặc các ứng dụng trực tuyến để theo dõi ngày rụng trứng. Ngoài ra, chị em hãy chú ý đến các dấu hiệu như dịch âm đạo nhiều hơn, cảm giác căng tức ngực, nhiệt độ cơ thể tăng,.. để canh thời điểm thụ thai chính xác.
  • Thường xuyên quan hệ tình dục: Vì chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến việc xác định ngày rụng trứng của chị em trở nên khó khăn. Do đó, để tăng cơ hội tinh trùng gặp trứng vào thời điểm rụng trứng hai vợ chồng nên quan hệ tình dục thường xuyên hơn, từ đó tăng khả năng thụ thai.
  • Chăm sóc sức khỏe: Để tăng khả năng thụ thai, chị em cần đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Duy trì lối sống lành mạnh, đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, không hút thuốc, hạn chế rượu bia và cafein. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản đáng kể.
  • Tránh xa stress và căng thẳng: Bác sĩ cũng khuyên chị em nên giảm căng thẳng và tránh stress, cân bằng công việc và thời gian nghỉ ngơi.
  • Dùng thuốc hỗ trợ rụng trứng: Trong trường hợp cần thiết, chị em có thể sử dụng thuốc hỗ trợ rụng trứng để tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết trên, chị em đã biết được câu trả lời cho thắc mắc“Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không?. Chị em đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn kịp thời!

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Vì sao mẹ bầu cần làm nghiệm pháp đường huyết?

    Mỗi phụ nữ trong quá trình mang thai đều cần làm nghiệm pháp đường huyết. Tìm hiểu cách làm nghiệm pháp đường huyết thai kỳ qua bài sau.

    Thông tin kiến thức
    Bị lộ tuyến là gì? Có nguy hiểm không?

    Nhiều chị em đi khám được chẩn đoán là viêm lộ tuyến. Vậy bị lộ tuyến là gì? Bệnh có nguy hiểm không và cách phát hiện bệnh như thế nào?

    Thông tin kiến thức
    Bà bầu bị đau đầu 3 tháng giữa liệu có nguy hiểm?

    Bà bầu bị đau đầu 3 tháng giữa gây khó chịu và lo lắng. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân và cung cấp các biện pháp giảm đau an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu.

    Thông tin kiến thức
    Tại sao mẹ bầu bị đau đầu 3 tháng cuối?

    Mẹ bầu bị đau đầu 3 tháng cuối là triệu chứng thường gặp. Vậy đó có phải là một dấu hiệu nguy hiểm? Đọc ngay!

    All in one
    Liên hệ