Thời gian hành kinh của mỗi cá nhân dài hay ngắn khác nhau tùy thuốc vào sức khỏe và cơ địa. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về bị rong kinh bao lâu mới hết và kinh nguyệt kéo dài thì phải làm sao để bạn tham khảo.
1. Rong kinh là gì? Kinh nguyệt bình thường kéo dài bao nhiêu ngày?
1.1. Tìm hiểu về rong kinh
Rong kinh được định nghĩa là tình trạng mà: Chu kỳ kinh nguyệt vượt quá thời gian thông thường (thường là hơn 7 ngày). Và lượng máu mất trong một chu kỳ lên đến hơn 80ml.
Ngoài việc làm cơ thể mất máu nhiều, rong kinh kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng:
- Thiếu máu
- Cơ thể suy nhược
- Xanh xao
- Mệt mỏi.
Nếu không điều trị sớm, rong kinh còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
1.2 Kinh nguyệt bình thường kéo dài bao nhiêu ngày?
Việc xác định thời gian kinh nguyệt của một người kéo dài bao lâu khá phức tạp, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau liên quan tới cơ địa và sức khỏe tổng thể của mỗi người.
Đối với phụ nữ trưởng thành không sử dụng các biện pháp tránh thai dựa trên nội tiết, kinh nguyệt bình thường kéo dài dưới 7 ngày (thường là từ 3 đến 7 ngày), trong đó 2 ngày đầu tiên thường là thời gian có lượng máu kinh nhiều nhất. Sau đó, lượng máu kinh sẽ giảm dần.
Nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, được gọi là rong kinh, và nếu rong kinh xảy ra thường xuyên nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.
Khi mới dậy thì, tuổi vị thành niên thường thắc mắc về số ngày kinh nguyệt khi gặp kinh nguyệt kéo dài. Thực tế, chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên có thể kéo dài trong khoảng từ 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên bắt đầu có kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể không ổn định và thời gian có kinh nguyệt có thể biến đổi giữa các chu kỳ.
2. Giải đáp “Bị rong kinh bao lâu mới hết?”
Thời gian để rong kinh kết thúc phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này của mỗi người. Dưới đây là hai trường hợp thường gặp:
2.1. Trường hợp 1: Rong kinh do nguyên nhân sinh lý
Rong kinh sinh lý thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn:
- Dậy thì
- Sau sinh
- Tiền mãn kinh
Do hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cùng với những thay đổi về tâm sinh lý. Điều này gây mất cân bằng các chức năng của cơ quan sinh sản và dẫn đến các hiện tượng như rong kinh, kinh nguyệt không đều, vòng kinh dài ngắn bất thường,…
Rong kinh còn có thể do tình trạng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, sau sẩy thai, nạo thai, stress,…
Rong kinh do nguyên nhân sinh lý thường tự khỏi khi cơ quan sinh sản hồi phục và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để có được đánh giá chính xác về tình trạng rong kinh. Cách sống khoa học, lành mạnh sẽ giảm triệu chứng và làm cải thiện tình trạng rong kinh nhanh nhất.
2.2. Trường hợp 2: Rong kinh do nguyên nhân bệnh lý
Rong kinh do bệnh lý do các vấn đề ở tử cung hoặc buồng trứng, ví dụ như polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,… Hoặc có thể do một số bệnh lý khác như suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mãn tính…
Trong trường hợp này, thời gian để rong kinh hết phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và hiệu quả của cách điều trị. Khi mắc các bệnh này, cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh lý hoặc sinh lý và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng và bảo vệ sức khỏe sinh sản.
3. Rong kinh phải làm sao?
3.1. Điều trị bằng thuốc
Phương pháp điều trị bằng thuốc thường được sử dụng cho những người bệnh không có bất kỳ bất thường nào về cấu trúc và mô học, u xơ có đường kính nhỏ hơn 3 cm, không làm biến dạng khoang tử cung. Một số loại thuốc tiêu biểu có thể sử dụng như:
- Thuốc cầm máu, đông y cao ích mẫu
- Thuốc chống viêm nhiễm bội nhiễm
- Trị liệu sử dụng hormone: được xem là lựa chọn hàng đầu trong trường hợp bệnh nhân muốn giữ lại khả năng sinh sản và tránh mang thai.
3.2. Thủ thuật
- Kết hợp nạo tử cung cầm máu với việc sử dụng thuốc nội tiết
- Thực hiện loại bỏ polyp, kiểm tra tử cung và nạo u xơ
3.3. Phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật không thành công, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật. Một trong những kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến để điều trị rong kinh là phẫu thuật nội soi cắt bỏ tử cung toàn phần. Thao tác này cần thực hiện tại các bệnh viện có chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại.
Phẫu thuật nội soi cắt tử cung toàn phần mang lại hiệu quả cao và đã được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng.
4. Lời khuyên của bác sĩ
Rõ ràng là rong kinh không chỉ gây ra khó chịu và mất máu, mà còn có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường và rong kinh là hai trạng thái khác biệt, cần được hiểu rõ để đảm bảo sức khỏe sinh sản.
Điều quan trọng là không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này mà cần tìm kiếm sự tư vấn và can thiệp y tế kịp thời, khi gặp các triệu chứng bất thường như:
- Rong kinh kéo dài
- Thay đổi về màu sắc, mùi của dịch tiết
Nếu bạn hoặc ai đó đang trải qua tình trạng rong kinh, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia y tế. Để có được những thông tin chính xác nhất và phác đồ điều trị phù hợp, có thể liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan qua hotline: 0868 555 168, hoặc địa chỉ 26 Ng. 30 P. Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cuối cùng, các chị em nhớ rằng sức khỏe sinh sản là yếu tố quan trọng của cuộc sống và việc chăm sóc cơ thể mình là ưu tiên hàng đầu.