Bị ung thư cổ tử cung ăn gì tốt cho sức khỏe?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm mà chị em dễ mắc phải. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn cần chú ý cách ăn uống. Vậy bị ung thư cổ tử cung ăn gì?

Bị ung thư cổ tử cung ăn gì tốt cho sức khỏe là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu những thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị khi mắc bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bị ung thư cổ tử cung ăn gì tốt? 

Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung (bộ phận thuộc phần dưới của tử cung – cơ quan hình quả lê chịu trách nhiệm điều tiết máu mỗi chu kỳ kinh nguyệt) phát triển nhanh chóng, không kiểm soát tạo thành khối u. 

Khi được chẩn đoán mắc ung thư tại cổ tử cung, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp với một chế độ ăn phù hợp tăng cường cung cấp một số loại thực phẩm để hỗ trợ quá trình điều trị. Cụ thể là:

1.1. Vitamin và khoáng chất

Người bệnh nên cung cấp các thực phẩm giàu vitamin A để tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Một số loại rau màu vàng hoặc đỏ như cà chua, đu đủ hay cà rốt là những thực phẩm rất giàu vitamin A nên có trong bữa ăn.

Các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi hay táo,… cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ táo bón nên phục vụ tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Một số vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật
Một số vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật

1.2 Kẽm

Các thực phẩm giàu kẽm và selen giúp hạn chế quá trình phát triển của tế bào ung thư, phục vụ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Trong tự nhiên có một số loại thực phẩm giàu kẽm là:

  • Hàu.
  • Rong biển.
  • Vừng.
  • Lạc.
  • Đậu cô ve.
  • Trứng.
  • Khoai lang.

1.3. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Một số thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm quá trình oxy hóa không cần thiết của cơ thể. Ví dụ như:

  • Trà xanh: chứa polyphenol giúp ngăn ngừa sự nhân lên của các tế bào ung thư. Ngoài ra, hoạt chất catechin cũng giúp bảo vệ ADN của cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Bên cạnh đó, trà xanh còn chứa chất giúp ngăn chặn enzym kích thích tế bào ung thư ở cổ tử cung di căn – urokinase. 
  • Nghệ: có chứa chất chống oxy hóa ngăn chặn sự hình thành của nitrosamine và ức chế sản xuất aflatoxin – là những chất gây ung thư ở người. Mặt khác, nghệ cũng được chứng minh là có thể tiêu diệt các tế bào gây hại mà không làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
  • Măng tây: đây là thực phẩm chứa glutathione cao giúp giảm nguy cơ xuất hiện ung thư, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, hạn chế những phản ứng không cần thiết của cơ thể.
Trà xanh giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do
Trà xanh giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do

2. Các thực phẩm người bị ung thư ở cổ tử cung nên tránh 

Song song với việc trả lời câu hỏi “ung thư cổ tử cung ăn gì”, người bệnh có khối u tại cổ tử cung cũng nên tránh một số thực phẩm như:

  • Thịt đỏ: có chứa protein phức tạp, cần nhiều enzyme (chất xúc tác cho các phản ứng của cơ thể diễn ra nhanh hơn) nên nếu cơ thể đang yếu không thể phân hủy được hết chất dinh dưỡng thì các chất trung gian trong quá trình phân hủy có thể tích tụ và gây bệnh cho cơ thể.
  • Chất béo: làm tăng chỉ số lipid trong cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị.
  • Rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích: thường chứa những chất độc ảnh hưởng đến cơ thể nên người bệnh cần hạn chế sử dụng những loại này.
  • Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp: các loại đồ ăn chứa các chất bảo quản gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Đồ cay nóng: các đồ ăn này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, kích thích niêm mạc tử cung để tránh các triệu chứng nặng hơn.
  • Đồ lên men: thường là thực phẩm tăng nguy cơ ung thư nên không được cân nhắc trong việc gợi ý nạp vào cơ thể.

3. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bị ung thư ở cổ tử cung 

Sau khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi “ung thư cổ tử cung ăn gì?”, người bệnh nên xác định những lưu ý xung quanh việc xây dựng và chế biến thực đơn khi bị bệnh. Cụ thể là: 

  • Thay đổi vị giác: một số người điều trị ung thư thường xuất hiện thay đổi vị giác, khiến cho thói quen ăn uống thay đổi. Vì vậy, khi xuất hiện những bất thường vị giác, người bệnh cần ăn những món mềm, dễ tiêu sau đó mới đến các món ăn có lợi cho sức khỏe khác.
  • Sơ chế nguyên liệu: những người bị ung thư thường có sức khỏe yếu hơn bình thường nên khi nấu ăn cần phải lựa chọn thực phẩm sạch, tránh ôi thiu kết hợp với sơ chế phù hợp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước khi chế biến, thức ăn cần phải được sơ chế để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Trước khi chế biến, thức ăn cần phải được sơ chế để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “ung thư cổ tử cung ăn gì”. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần phải được phát hiện sớm kết hợp với một chế độ ăn phù hợp để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Chị em có thể tham gia Group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA để tham khảo những kinh nghiệm từ những người đã điều trị bệnh lý này và nhận được lời khuyên phù hợp của chuyên gia nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ