Bị ung thư cổ tử cung có ăn yến được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bị ung thư cổ tử cung có ăn yến được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan sẽ giải đáp trong bài dưới đây.

Yến có công dụng gì? Bị ung thư cổ tử cung có ăn yến được không? Bài viết dưới đây BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương sẽ giúp chị em giải đáp và cung cấp thêm một số thông tin về ung thư cổ tử cung.

1. Công dụng của tổ yến với sức khỏe 

Trước khi giải đáp thắc mắc ung thư cổ tử cung có ăn yến được không? Chị em hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu công dụng của tổ yến với sức khỏe người dùng nhé.

Tổ yến được coi là loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe người dùng. Do vậy, nó được lựa chọn là món ăn giúp bồi bổ sức khỏe và đem lại dinh dưỡng cho nhiều người. Vậy tổ yến có công dụng như thế nào với sức khỏe? Dưới đây, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ một số công dụng quan trọng của tổ yến có thể kể đến như:

  • Kích thích hệ tiêu hóa: Do trong tổ yến có chứa nguyên tố vi lượng Crom, kích thích hệ tiêu hóa và giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Chứa nhiều loại axit amin và các nguyên tố vi lượng thiết yếu, vì vậy tổ yến giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất.
  • Bổ máu: Trong đông y, tổ yến có vai trò bổ máu và lưu thông khí huyết. Do thành phần yến giàu sắt và protein giúp tái tạo hồng cầu cũng như máu cho cơ thể. 
  • Phục hồi, cải thiện sức khỏe: Tổ yến chứa các loại axit amin thiết yếu như tyrosine, proline, glucosamine,… Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và trao đổi chất của cơ thể, giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng với sức khỏe
Tổ yến là thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng với sức khỏe

2. Ung thư cổ tử cung có ăn yến được không?

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương cho biết, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh ăn yến khiến tế bào ác tính phát triển mạnh hơn. Hơn nữa, tổ yến là thực phẩm giúp cải thiện và bồi bổ sức khỏe, đặc biệt ở những bệnh nhân sức khỏe suy giảm khi bị bệnh và trong quá trình điều trị ung thư,…

Tuy nhiên, người bệnh ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Do trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân thường gặp phải các tác dụng không mong muốn như nôn, buồn nôn, chán ăn,… và thường phải sử dụng thuốc để giảm các triệu chứng trên.

Tùy theo tình trạng bệnh và phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ cân nhắc chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân. Tổ yến có nhiều tác dụng tốt trong quá trình điều trị. Vì vậy, nếu được sử dụng đúng cách và hiệu quả có thể giúp người bệnh cải thiện và hồi phục sức khỏe trong quá trình điều trị.

3. Ung thư cổ tử cung nên ăn gì?

Bên cạnh quá trình điều trị giúp giảm khả năng phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung thì chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng hiệu quả. 

Vậy ung thư cổ tử cung nên ăn gì? Trước hết, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe, ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm như chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất và uống đủ nước. Một số nhóm thực phẩm quan trọng có thể kể đến như:

3.1. Nhóm các thực phẩm giàu vitamin

Thực phẩm giàu vitamin A có khả năng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, giúp chống lại sự tấn công từ các yếu tố bất lợi từ bên ngoài (virus, vi khuẩn,…) Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng táo bón và các tác dụng phụ của các loại thuốc đang được điều trị bệnh ung thư cổ tử cung.

3.2. Thực phẩm có chứa các nguyên tố vi lượng

Kẽm và Selen làm hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm sự lây lan của khối u và có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh. 

3.3. Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá

Các chất chống oxy hóa có nhiều trong các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, trà xanh hay các loại có chứa hàm lượng glutathione cao (măng tây, bơ,…) có tác dụng ngăn ngừa sự phân chia và nhân lên của các tế bào ung thư. Từ đó, giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư, tăng cường bảo vệ các tế bào bình thường không bị ảnh hưởng bởi các gốc tự do và hệ miễn dịch của cơ thể.

3.4. Một số loại thực phẩm khác

Các loại đậu, hạt, tổ yến cũng là những thực phẩm rất tốt có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe mà bác sĩ có thể hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp.   

Bên cạnh nhóm thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả thì một số loại thực phẩm lại khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như:

  • Đồ ăn nhanh.
  • Thực phẩm cay, nóng.
  • Sản phẩm đóng hộp, đồ chiên rán, đông lạnh.
  • Các đồ ăn khô, khó nuốt.

4. Lời khuyên từ bác sĩ

Sử dụng yến rất tốt với bệnh nhân ung thư nhưng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo quá trình sử dụng mang lại hiệu quả. Cụ thể:

  • Hỏi ý kiến của bác sĩ: Mặc dù yến là thực phẩm rất tốt giúp bổ sung dinh dưỡng. Nhưng tùy theo từng thời điểm và giai đoạn điều trị mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Do đó, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng yến để phù hợp với tình trạng bệnh và quá trình điều trị của bản thân
  • Sử dụng sản phẩm chính hãng: Lựa chọn yến đảm bảo chất lượng là điều quan trọng mà người bệnh ung thư cần lưu ý. Do tính chất đắt đỏ, số lượng khan hiếm,… Vì vậy khi mua yến, người bệnh cần tìm hiểu đơn vị cung cấp uy tín, chính hãng để có sản phẩm mang lại chất lượng tốt nhất. 
Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng yến
Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng yến

Nếu chị em còn câu hỏi nào khác về vấn đề ung thư cổ tử cung có ăn yến được không hoặc những thắc mắc về bệnh phụ khoa ở phụ nữ, hãy liên hệ qua Zalo của Phòng khám ngay tại đây để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn chi tiết nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ