Ung thư cổ tử cung có kinh nguyệt không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu các triệu chứng ung thư cổ tử cung cũng như các lưu ý liên quan qua giải đáp cho câu hỏi của một bạn trong Group Hỏi đáp bệnh phụ khoa Hà Nội nhé!
1. Câu hỏi của người bệnh
Một bạn giấu tên đã đặt câu hỏi như sau “Đang bị ung thư cổ tử cung thì có kinh nguyệt bình thường không bác sĩ?”
2. Bác sĩ trả lời
Để trả lời câu hỏi “Ung thư cổ tử cung có kinh nguyệt không?”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những triệu chứng của ung thư cổ tử cung dưới đây.
2.1. Triệu chứng ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là bộ phận nối giữa âm đạo (cơ quan hình ống nối bộ phận sinh dục ngoài và trong) và tử cung (cơ quan hình quả lê có tác dụng điều tiết máu mỗi chu kỳ kinh nguyệt). Khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển nhanh mất kiểm soát sẽ hình thành nên khối u được gọi là ung thư cổ tử cung. Theo thời gian, các tế bào này phát triển và xâm lấn sang các cơ quan lân cận hoặc di căn xa đến phổi, não, xương,…
Ở giai đoạn đầu, khi khối u ở cổ tử cung có kích thước nhỏ, các triệu chứng có thể rất mờ nhạt. Khi khối u lớn dần, người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu như:
- Chảy máu âm đạo bất thường: do khối u lớn chèn vào các cơ quan lân cận hoặc do niêm mạc tử cung bất thường. Một số dấu hiệu thường gặp là chảy máu sau quan hệ tình dục, chảy máu giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau mãn kinh.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: do khối u làm rối loạn nội tiết tố của cơ thể. Các dấu hiệu thường gặp là chậm kinh, thời gian kinh nguyệt dài hơn bình thường, lượng máu kinh mỗi chu kỳ lớn.
- Dịch âm đạo bất thường: do xuất hiện những bất thường của tế bào vùng cổ tử cung nên dịch tiết âm đạo của người bệnh sẽ lớn hơn bình thường kèm theo đó là màu sắc và mùi khác thường. Ví dụ, dịch màu hồng, đỏ, vàng hay xanh kèm mùi hôi.
- Đau lưng và xương chậu: khối u lớn sẽ gây nên cảm giác đau nhức âm ỉ vùng xương chậu và lưng.
- Đau khi quan hệ tình dục: nếu không quan hệ quá thô bạo nhưng lại xuất hiện tình trạng đau khi quan hệ thì có thể là biểu hiện của ung thư cổ cung.
- Rối loạn tiểu tiện: khi khối u lớn xâm lấn vào bàng quang (cơ quan chứa nước tiểu) thì có thể gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu đau, tiểu không hết bãi, tiểu nhiều lần trong ngày.
- Sụt cân bất thường: do khối u khiến các cơ quan trong cơ thể rối loạn hoạt động. Nếu không thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nhưng cơ thể lại sụt cân bất thường thì cần cân nhắc đến tình trạng ung thư xảy ra.
- Sưng đau ở chân: tình trạng này xảy ra khi khối u lớn chèn ép hệ bạch huyết (hệ có chức năng miễn dịch của cơ thể) khiến cho tắc nghẽn tế bào gây sưng, đau vùng chân.
2.2. Ung thư cổ tử cung có kinh nguyệt không?
Ung thư cổ tử cung có kinh nguyệt không? Nếu ung thư chưa làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, chưa ảnh hưởng đến nội tiết, chưa gây chít hẹp lỗ cổ tử cung thì vẫn có thể có kinh bình thường. Tuy nhiên, nếu vào những giai đoạn sau của bệnh, khi khối u làm thay đổi nội tiết tố thì tình trạng chậm kinh, kinh dài có thể xảy ra.
2.3. Yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung
Mặc dù, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ung thư cổ tử cung là do virus HPV (một virus gây u nhú ở người) nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này là:
- Phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm trước 17 tuổi.
- Nhiều bạn tình, bạn tình nguy cơ cao (HIV, ung thư dương vật…).
- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Xuất hiện các bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh dục, nhiễm Herpes virus.
- Không vệ sinh sạch sẽ tinh dịch sau quan hệ tình dục.
- Người bệnh bị suy giảm miễn dịch các cơ quan do sử dụng thuốc chống thải ghép hoặc mắc các bệnh lý như HIV/AIDS.
- Sống trong môi trường kém vệ sinh, dinh dưỡng kém.
- Hút thuốc lá chủ động và thụ động.
- Xuất hiện các tổn thương ở cổ tử cung có tính chất bất thường.
Ung thư cổ tử cung có kinh nguyệt không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Ở giai đoạn đầu chưa ảnh hưởng sức khoẻ, kinh nguyệt vẫn xuất hiện đều đặn.
2.4. Ung thư cổ tử cung có phòng ngừa được không?
Khi xác định ung thư cổ tử cung có kinh nguyệt không, chị em đừng quên tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh. Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm phòng HPV theo đúng khuyến cáo kết hợp với tầm soát thường xuyên để phát hiện sớm bệnh lý này. Một trong những lưu ý đó là ung thư cổ tử cung có kinh nguyệt không? Ở giai đoạn cuối của bệnh, chị em sẽ không thấy kinh nguyệt khi bị bệnh này. Ngoài ra, chị em cũng nên thực hiện một số việc làm sau để cơ quan sinh dục khỏe mạnh:
- Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách: vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, không sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh cũng như không rửa quá mạnh.
- Sinh hoạt tình dục an toàn: hạn chế số lượng bạn tình.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ: đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không hút thuốc lá: không hút thuốc lá kể cả chủ động và bị động.
3. Lời khuyên từ bác sĩ
Bất kì loại ung thư nào cũng đều diễn ra âm thầm ở giai đoạn đầu. Vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ nói chung và khám sức khỏe định kỳ sinh sản nói riêng là việc hết sức cần thiết.
Không như những loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung có nguyên nhân gây bệnh nên chị em có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng HPV và kết hợp phương pháp tầm soát ung thư để đạt được hiệu quả chăm sóc tốt nhất. Các biện pháp tầm soát thường đơn giản, giá rẻ với độ chính xác cao nên chị em yên tâm thực hiện nhé.
Mong rằng bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi “ung thư cổ tử cung có kinh nguyệt không?”. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào liên quan đến sức khoẻ, bạn có thể gọi đến Hotline 0868555168 của Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được tư vấn nhé!