Bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không? Tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. Đọc ngay!

Chị em thường thắc mắc rằng bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không? Viêm lộ tuyến là một bệnh phụ khoa khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Bài viết sau sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc, đồng thời hướng dẫn cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. 

1. Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai

Trước khi tìm hiểu xem bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không, chị em nên nắm một vài thông tin cơ bản về vòng tránh thai.

1.1. Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một dụng cụ y tế được đặt vào cổ tử cung, giúp ngăn ngừa tinh trùng thụ tinh và phát triển thành phôi thai. Hiện nay, có hai loại vòng chính:

  • Vòng tránh thai bằng đồng: Giải phóng ion đồng vào tử cung, tác động đến môi trường âm đạo và đường di chuyển của tinh trùng.
  • Vòng tránh thai chứa hormone (vòng mirena): Giải phóng nội tiết progestin, làm dày dịch nhầy cổ tử cung, ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng. Loại vòng này có hiệu quả tránh thai cao hơn.

Thời điểm thích hợp nhất để đặt vòng là sau khi chị em hút thai, hết kinh nguyệt hoặc ít nhất 6 tuần sau sinh.

Vòng tránh thai giúp ngăn ngừa tinh trùng thụ tinh và phát triển thành phôi thai
Vòng tránh thai giúp ngăn ngừa tinh trùng thụ tinh và phát triển thành phôi thai

1.2. Ưu điểm của vòng tránh thai

  • Hiệu quả tránh thai cao, có thể lên tới 99%, kéo dài 5 – 10 năm tùy loại vòng.
  • Thủ thuật đơn giản, nhanh chóng với chi phí hợp lý.
  • Không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục và khoái cảm của người sử dụng.

1.3. Nhược điểm của vòng tránh thai

  • Có thể gây viêm nhiễm phụ khoa, giảm sức đề kháng của cơ quan sinh dục.
  • Làm tăng lượng máu kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, mụn trứng cá, căng tức ngực…

2. Người bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung được xếp vào danh sách các trường hợp chống chỉ định đặt vòng tránh thai. Phụ nữ mắc bệnh này cần được điều trị ổn định trước khi có thể tiến hành thủ thuật. Nếu cố tình đặt vòng khi đang viêm lộ tuyến, người bệnh có thể gặp phải những nguy cơ sau:

  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể: Dụng cụ đặt vòng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, lan rộng sang các bộ phận lân cận như buồng trứng, cổ tử cung. Về lâu dài, viêm nhiễm dai dẳng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.
  • Quá trình đặt vòng dễ gây tổn thương, chảy máu âm đạo: Khi đang bị viêm lộ tuyến, thủ thuật này sẽ càng làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản. 

Các nhược điểm của vòng tránh thai như tiết dịch nhiều, rối loạn kinh nguyệt (đau bụng kinh, rong kinh) có thể khiến tình trạng bệnh thêm phần trầm trọng. Do đó, chị em cần được chữa khỏi viêm lộ tuyến cũng như tất cả các bệnh phụ khoa khác trước khi đặt vòng.

Bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không?
Bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không?

3. Các trường hợp không được đặt vòng tránh thai

Ngoài viêm lộ tuyến, các chị em cũng không nên thực hiện đặt vòng tránh thai trong các trường hợp sau:

  • Mắc bệnh phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bị viêm vòi trứng, u xơ tử cung, nhiễm trùng âm đạo, rong kinh không rõ nguyên nhân.
  • Thiếu máu, rối loạn đông máu.
  • Đang mang thai hoặc mới sinh con.
  • Mắc bệnh lý về van tim.
  • Dị ứng với chất liệu đồng.
  • Ung thư vú (không nên đặt vòng chứa hormone).
  • Mới trải qua thủ thuật nạo hút, phá thai.

4. Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến 

Để có thể đặt vòng, người bị viêm lộ tuyến cần được chữa trị dứt điểm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để chỉ định liệu pháp điều trị thích hợp:

  • Dùng thuốc trị viêm: Trường hợp viêm lộ tuyến nhẹ, bác sĩ thường kê đơn thuốc đặt âm đạo, có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện tình trạng tiết dịch và cân bằng độ pH. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng chứ chưa thể chữa tận gốc, bệnh dễ tái phát nếu không kiểm soát tốt.
  • Phương pháp đốt laser: Liệu pháp đốt laser giúp loại bỏ các tuyến bị lộ ra ngoài bề mặt cổ tử cung, đồng thời tái tạo lại lớp biểu mô lát, từ đó làm giảm nguy cơ viêm lộ tuyến tái phát sau này.
  • Phương pháp áp lạnh: Dùng khí nitơ lạnh đông cứng và tiêu diệt các tế bào gây viêm nhiễm trong khoảng thời gian 1-2 phút. Quá trình áp lạnh được thực hiện trong 30 giây rồi tạm dừng, nhằm bảo vệ các mô lành xung quanh cổ tử cung.
  • Phương pháp đốt điện: Sử dụng dòng điện cao tần để tiêu diệt các tế bào tuyến ở cổ tử cung. Mặc dù khá hiệu quả nhưng phương pháp này có thể gây đau và chảy máu do màng tế bào bị bong ra sau điều trị. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể gặp biến chứng là lỗ cổ tử cung bị chít hẹp.

5. Gợi ý phòng tránh viêm lộ tuyến hiệu quả

Để chủ động bảo vệ sức khỏe, phụ nữ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm lộ tuyến sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trong thời gian hành kinh và sau khi quan hệ.
  • Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh có độ pH an toàn.
  • Tránh dùng giấy vệ sinh có mùi, xịt nước hoa vùng kín.
  • Thay băng vệ sinh mỗi 3-4 tiếng/lần trong kỳ kinh. Chỉ dùng băng hàng ngày vào cuối chu kỳ.
  • Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, an toàn khi phá thai. Tái khám đúng lịch hẹn sau can thiệp.
  • Tạm ngưng quan hệ tình dục khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Hạn chế mặc các loại quần lót bó sát, chật chội.
  • Tuân thủ lịch khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ.

6. Lời khuyên bác sĩ

Để biết bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không, chị em cần hỏi ý kiến bác sĩ. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên không nên đặt vòng tránh thai khi đang bị viêm lộ tuyến. 

Việc đặt vòng khi đang bị bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nên phải điều trị dứt điểm viêm lộ tuyến trước khi đặt vòng tránh thai.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng lưu ý chị em cần vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách. Điều này giúp phòng ngừa các bệnh phụ khoa, trong đó có viêm lộ tuyến. Chị em hãy chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách toàn diện để luôn khỏe mạnh.

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp đầy đủ thắc mắc bị viêm lộ tuyến có đặt vòng được không? Việc đặt vòng khi đang bị viêm lộ tuyến có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về lâu dài. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc gặp phải những triệu chứng ở trên, chị em hãy liên hệ Zalo phòng khám để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ và tư vấn kịp thời!

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ