Một trong những tình trạng hay gặp tuổi trung niên là bốc hỏa tiền mãn kinh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giải thích thuật ngữ
Mãn kinh là tình trạng phụ nữ không còn khả năng sinh sản. Độ tuổi thường gặp giai đoạn này dao động từ 50-55 tuổi. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa độ tuổi sinh sản và độ tuổi tiền mãn kinh.
Bốc hỏa tiền mãn kinh là tình trạng đột ngột xuất hiện những cơn nóng bắt đầu từ mặt lan đến ngực và cuối cùng gây ra cơn nóng bừng toàn thân. Thời gian mỗi cơn bốc hỏa tiền mãn kinh thường khác nhau, thường kéo dài vài phút. Mỗi ngày thường xuất hiện 5-10 cơn.
Tuy nhiên, với những người thường xuyên gặp căng thẳng trong cuộc sống số lượng những cơn này có thể tăng lên trên 20 cơn. Những triệu chứng đi kèm cơn bốc hỏa tiền mãn kinh có thể kể đến là:
- Toát mồ hôi
- Ớn lạnh
- Bủn rủn chân tay
- Tim đập nhanh
- Mệt mỏi
- Dễ cáu gắt
2. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị bốc hỏa tiền mãn kinh
2.1 Cơ chế gây bốc hỏa tiền mãn kinh
Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sự lão hóa xảy ra ở buồng trứng, tuyến yên và não bộ. Kết quả của việc này là hoạt động của hệ trục và cơ chế điều chỉnh của não bộ để sản xuất ba hormone: estrogen, testosterone và progesterone giảm đi. Sự tương tác ngược giữa buồng trứng và tuyến yên cũng như não bộ để điều chỉnh hormone không còn hoạt động đúng cách.
Thay đổi nồng độ hormone đã ảnh hưởng đến vùng dưới đồi của não, nơi có vai trò kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Sự rối loạn này dẫn đến nhận thức sai về nhiệt độ cơ thể khiến cho vùng dưới đồi của não gửi tín hiệu để cơ thể giải phóng nhiệt.
Hệ lụy của sự rối loạn này là tĩnh mạch dưới da giãn nở, tim phải bơm máu nhanh hơn, tạo ra sự tăng nhiệt đột ngột khiến tuyến mồ hôi phải hoạt động mạnh để làm mát cơ thể. Sau chu kỳ đó, cơ thể sẽ mất nhiệt và có cảm giác lạnh, mệt lả và lo lắng.
2.2 Nguyên nhân gây bốc hỏa
Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác làm cho phụ nữ bị bốc hỏa tiền mãn kinh, nhiều chuyên gia cho rằng những yếu tố sau đây có liên quan mật thiết đến hiện tượng này:
- Rối loạn hormone: sự giảm nồng độ estrogen gây ra cơn bốc hỏa.
- Sử dụng một số loại thuốc: một số loại thuốc như opioid, thuốc chống trầm cảm có thể làm phụ nữ dễ bị bốc hỏa tiền mãn kinh.
- Béo phì hoặc thừa cân: nhóm phụ nữ này có nguy cơ bị bốc hỏa cao hơn so với người bình thường.
- Tình trạng tâm lý: căng thẳng, lo lắng và áp lực cũng làm phụ nữ dễ bị bốc hỏa.
- Thực phẩm: đồ ăn chua, cay, gia vị nhiều, đồ uống có cồn hoặc cafein có thể gây cảm giác khó chịu, bí bách và nóng bức.
- Bệnh lý: những người bị cường giáp thường gặp các triệu chứng như lo lắng, tim đập nhanh, tiểu tiện liên tục. Các bệnh lý nhiễm virus hoặc nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến bốc hỏa và rối loạn tiêu hóa.
- Môi trường sống: môi trường nóng, ngột ngạt và phòng ở bức xạ nhiệt cao cũng có thể góp phần vào việc bị bốc hỏa.
3. Ảnh hưởng của bốc hỏa tiền mãn kinh
Khi cơn bốc hỏa xảy ra, phụ nữ trong giai đoạn này thường đổ mồ hôi và mặt đỏ. Những triệu chứng này làm cho chị em giảm tự tin gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, hiện tượng bốc hỏa thường xảy ra vào ban đêm, gây khó ngủ và mất giấc ngủ sâu. Sau một thời gian, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và không có tinh thần để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Thời kỳ tiền mãn kinh cũng là thời gian giảm nồng độ hormone gây mất hứng thú, sự hưng phấn trong quan hệ tình dục, thậm chí có thể làm phụ nữ lo lắng vì khô rát ở khu vực kín. Việc kéo dài tình trạng này có thể gây rạn nứt trong hạnh phúc gia đình.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tình trạng bốc hỏa trở nên nặng nề có thể khiến nguy cơ gãy xương và các bệnh về xương khớp tăng lên. Tình trạng này cũng góp phần vào sự tăng huyết áp, thay đổi lưu thông máu và tăng nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim mạch.
4. Cách xử lý khi bị bốc hỏa tiền mãn kinh
Có một số biện pháp giúp phụ nữ giảm triệu chứng khó chịu và kiểm soát tần suất xuất hiện các cơn bốc hỏa hiệu quả:
- Tránh nơi nóng bức
- Hạn chế dùng các đồ uống nóng hoặc chứa chất kích thích
- Chọn quần áo thoáng mát, nhẹ nhàng cho cơ thể
- Thực hiện điều hòa hơi thở khi bắt đầu cảm nhận cơn bốc hỏa bằng cách hít vào qua mũi và thở ra qua miệng 5-7 lần/phút
- Trước khi đi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng như thực hiện bài tập hít đất, yoga hoặc thiền
- Đảm bảo cân nặng vừa phải với BMI dao động từ 18-22 kg/m2 (BMI được tính bằng công thức cân nặng (kg) : chiều cao (m) : chiều cao (m)
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về việc sử dụng thuốc để giảm triệu chứng bốc hỏa
5. Lời khuyên của bác sĩ
Nhiều phụ nữ trung niên thường giảm những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh bằng một số thuốc nội tiết tố. Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau:
- Ung thư nội mạc tử cung
- Sỏi mật
- Các vấn đề khác liên quan đến túi mật
- Cục máu đông
- Huyết khối tĩnh mạch
- Cục máu đông chèn vào mạch máu phổi
- Đột quỵ
Mặc dù các tác dụng phụ này hiếm khi xảy ra nhưng khi có nhu cầu sử dụng những thuốc này, người bệnh bắt buộc phải đi khám và nhận những tư vấn từ bác sĩ.
Theo một số nghiên cứu, tình trạng bốc hỏa có ảnh hưởng rất lớn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch của phụ nữ trung niên. Chính vì vậy, khi những cơn bốc hỏa xuất hiện, người bệnh nên tìm một cơ sở Sản phụ khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về tình trạng bốc hỏa tiền mãn kinh. Đây là tình trạng hay gặp ở nhiều phụ nữ và có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu xuất hiện triệu chứng này, chị em có thể liên hệ Hotline 0868.555.168 hoặc đặt lịch để được BSCKII Lê Thị Quyên tư vấn trực tiếp