Bụng bầu 1 tuần thế nào là bình thường?

Bụng bầu 1 tuần có gì khác so với béo bụng dưới? Làm sao để phân biệt được? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Tăng cân đi kèm với các dấu hiệu báo thai sớm có thể nhắc nhở chị em đang có thai. Nhưng làm sao để phân biệt bụng bầu 1 tuần với béo bụng dưới? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho những chị em lần đầu mang thai còn bỡ ngỡ.

1. Điều cần biết khi bầu 1 tuần

1.1. Cách tính số tuần thai trước khi siêu âm

Tính tuổi thai theo ngày quan hệ là phương pháp tính đơn giản nhưng lại có độ chính xác thấp và chỉ áp dụng trong trường hợp chị em có kinh nguyệt đều hoặc ngày chuyển phôi khi làm IVF.

Số tuần thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh (tức là ngày kết thúc của lần hành kinh gần nhất) cho tới ngày phát hiện có thai. Ví dụ nếu chị em chậm kinh 1 tuần và phát hiện có thai, khả năng cao em bé đang phát triển ở tuần 4-5 của thai kỳ.

Do đó, mới phát hiện bụng bầu 1 tuần không đồng nghĩa với việc thai nhi mới 1 tuần tuổi mà thai có thể tương ứng tuổi thai 4-5 tuần.

1.2. Chuẩn bị cho thai kỳ

Trong thời gian đầu của thai kỳ, chị em có thể không biết chính xác mình mang thai đã được bao nhiêu tuần. Tuy nhiên, chị em có chuẩn bị trước cho thai kỳ như:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung các vi chất cần thiết cho quá trình mang thai.
  • Bổ sung axit folic 400mcg/ngày trong thời gian trước mang thai và cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
  • Bổ sung vitamin D 10mcg mỗi ngày.
  • Tránh một số thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều đường,…
  • Không hút thuốc hoặc tránh việc tiếp xúc với khói thuốc lá để giữ gìn sức khỏe cho bản thân cũng như bảo vệ thai nhi.

Khi phát hiện bụng bầu 1 tuần, chị em nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chăm sóc và hỗ trợ cho một thai kỳ khỏe mạnh.

2. Hình ảnh bụng bầu qua các tháng

Để chị em có góc nhìn cụ thể hơn về sự thay đổi của phần bụng trong quá trình mang thai, bài viết sẽ cung cấp hình ảnh về sự thay đổi của bụng bầu 1 tuần và bụng bầu qua các tháng. Ở mỗi phụ nữ và mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển cũng như kích thước khác nhau tùy theo từng giai đoạn.

  • Bụng ở tuần số 1: Đây là giai đoạn tử cung chuẩn bị cho quá trình mang thai và trứng rụng để sẵn sàng tham gia quá trình thụ tinh với tinh trùng tạo thành phôi.
Hình ảnh bụng bầu 1 tuần
Hình ảnh bụng bầu 1 tuần
  • Bụng bầu 1 tháng: Ở giai đoạn này, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng báo hiệu mang thai sớm như ốm nghén, đầy hơi, chướng bụng,… nhưng bụng gần như không có thay đổi quá nhiều. 
Bụng bầu ở giai đoạn 1 tuần gần như không có thay đổi
Bụng bầu ở giai đoạn 1 tuần gần như không có thay đổi
  • Bụng bầu 2 tháng: Thai nhi vẫn còn bé nên bụng của chị em cũng gần như không có sự thay đổi.
Bụng bầu 2 tháng
Bụng bầu 2 tháng
  • Bụng bầu 3 tháng: Ở giai đoạn này, phần bụng của mẹ bầu đã có sự thay đổi rõ rệt, to hơn và có kích thước tương ứng một quả chanh.
Bụng bầu 3 tháng
Bụng bầu 3 tháng
  • Bụng bầu 4 tháng: Em bé trong bụng đã phát triển lớn hơn khiến cho bụng của mẹ bầu cũng bắt đầu lộ ra rõ.
Bụng bầu 4 tháng
Bụng bầu 4 tháng
  • Bụng bầu 5 tháng: Giai đoạn này em bé vẫn tiếp tục hình thành và phát triển, bụng của mẹ bầu cũng dần lộ bụng to hơn. 
Bụng bầu 5 tháng
Bụng bầu 5 tháng
  • Bụng bầu 6 tháng: Bụng mẹ bầu đã nhìn thấy rõ rệt và rạn da có thể xuất hiện trong thời điểm này.
Bụng bầu 6 tháng
Bụng bầu 6 tháng
  • Bụng bầu 7 tháng: Em bé trong bụng mẹ càng lớn đồng nghĩa với việc sẽ chèn vào các nội tạng xung quanh tử cung như bàng quang gây buồn tiểu, khó thở hoặc táo bón cho mẹ.
Bụng bầu 1 tuần đến 7 tháng có sự thay đổi rất lớn
Bụng bầu 1 tuần đến 7 tháng có sự thay đổi rất lớn
  • Bụng bầu 8 tháng: Chị em có thể cảm nhận được những các cơn co thắt thường xuyên hơn và ở giai đoạn này, các em bé sẽ bắt đầu quay đầu theo đúng ngôi. 
Bụng bầu 8 tháng
Bụng bầu 8 tháng
  • Bụng bầu 9 tháng: Ở giai đoạn này, bụng của mẹ vẫn to dần theo sự phát triển của con và các triệu chứng do mang thai cũng sẽ xuất hiện rõ hơn.
Bụng bầu 9 tháng
Bụng bầu 9 tháng
  • Bụng bầu 10 tháng: Đây là những tuần cuối cùng của thai kỳ, triệu chứng mà chị em cảm nhận được khi mang thai vẫn sẽ diễn ra cho tới khi em bé ra khỏi bụng mẹ.
Bụng bầu 1 tuần đến 10 tháng có sự thay đổi rất lớn
Bụng bầu 1 tuần đến 10 tháng có sự thay đổi rất lớn

3. Phân biệt béo bụng dưới và bụng bầu 1 tuần

Nhiều chị em hay bị nhầm lẫn giữa việc béo bụng dưới và bụng bầu 1 tuần, đặc biệt ở những người có cân nặng nhỉnh hơn so với bình thường sẽ ít cảm thấy sự thay đổi của bản thân. Tình trạng béo bụng dưới đi kèm với những dấu hiệu khác có thể là biểu hiện của có thai.

Do đó, bác sĩ gợi ý cho chị em 10 cách đơn giản giúp chị em có thể phân biệt được tình trạng giữa béo bụng dưới và bụng bầu 1 tuần, từ đó có thể kết luận bản thân có đang mang thai hay không.

3.1. Ốm nghén

Đây thường là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên trong thai kỳ. Buồn nôn, nôn là hai dấu hiệu đặc trưng của ốm nghén, thường có xu hướng bắt đầu từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 sau thụ thai.

Ốm nghén ở từng phụ nữ lại khác nhau. Có chị em bụng bầu 1 tuần nhưng không xuất hiện cảm giác buồn nôn, trong khi có những chi em lại bị ốm nghén nặng.

3.2. Táo bón

Phụ nữ bụng bầu từ 1 tuần trở đi có thể bị táo bón do hormone progesterone trong thai kỳ làm giảm nhu động ruột và là một dấu hiệu khá phổ biến trong thời kỳ mang thai. Các chị em sẽ thường xuyên đi vệ sinh nhiều lần trong ngày cùng cảm giác chướng bụng khó chịu. 

3.3. Tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều hơn bình thường cũng có thể là một dấu hiệu báo thai. Chị em bụng bầu 1 tuần còn có thể cảm thấy khát và muốn uống nhiều chất lỏng hơn trước. Nhưng các dấu hiệu này nếu đi kèm với việc sụt cân thì chị em nên cân nhắc đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.

3.4. Mệt mỏi

Dễ mệt mỏi thường là một triệu chứng sớm của mang thai do hormone trong cơ thể thay đổi. Chị em ở những giai đoạn đầu của thai kỳ thường có xu hướng cần nhiều khoảng thời gian để nghỉ ngơi hơn.

3.5. Máu báo thai

Nếu chị em phát hiện có chảy máu âm đạo vào khoảng 6 đến 12 ngày sau lần quan hệ tình dục cuối, đây có thể là máu báo thai do hiện tượng phôi làm tổ ở buồng tử cung gây xuất huyết. Ngoài máu báo thai, chị em bụng bầu 1 tuần có thể cảm thấy đau bụng nhẹ.

Trong trường hợp phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục nhưng chảy máu âm đạo bất thường thì có thể coi là một kỳ kinh nguyệt không đều, cần chú ý và cân nhắc đi thăm khám chuyên khoa sớm.

3.6. Đau đầu

Do lượng hormone tăng cao đột biến trong thai kỳ có thể gây đau đầu ở một số phụ nữ ở giai đoạn từ bụng bầu 1 tuần trở đi. Nếu chị em không phải người thường xuyên bị đau đầu mà đột ngột dễ bị đau đầu, đó có thể là dấu hiệu.

3.7. Đau lưng

Đau thắt lưng cũng có thể là một dấu hiệu mang thai. Ngoài lúc bụng bầu 1 tuần, chị em thường bị đau thắt lưng trong suốt thai kỳ.

3.8. Chóng mặt

Một dấu hiệu phổ biến của có thai là việc cảm thấy chóng mặt hoặc hoa mắt nếu đứng lên ngồi xuống đột ngột. Khi mang thai, cơ thể có xu hướng giãn mạch máu để tăng tuần hoàn nuôi thai dẫn tới nguy cơ tụt huyết áp tư thế.

3.9. Thích uống nước đá lạnh

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt khi mang thai. Nhu cầu về nuôi dưỡng em bé càng cần lượng máu nhiều từ người mẹ khiến tình trạng thiếu máu trở nên nặng hơn.

Có một dấu hiệu chị em nên chú ý là cảm giác thèm nước đá, đặc biệt thích nhai nước đá viên, thường liên quan đến thiếu máu.

3.10. Sự thay đổi núm vú

Vùng da xung quanh núm vú có thể trở nên sậm màu hơn nếu chị em mang thai. Ở một số phụ nữ mang thai còn có hiện tượng dịch trắng đục tiết ra từ núm vú (sữa non) trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

Nếu dịch tiết này là máu hoặc có màu sắc khác, nó có thể là các dấu hiệu gợi ý đến các vấn đề sức khỏe khác như u vú. Trong trường hợp này, chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

4. Lời khuyên từ bác sĩ

Bụng bầu 1 tuần là giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Đây là một giai đoạn nhạy cảm mà chị em cần được phát hiện sớm và đến các trung tâm y tế gần nhất. Từ đó sẽ có phương hướng điều trị thích hợp với mỗi bệnh nhân.

Nếu có bất kỳ các dấu hiệu bất thường về tình trạng bụng bầu 1 tuần hay các vấn đề về thai nhi, chị em có thể đặt lịch khám với Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được khám và tư vấn tận tình nhất.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo

    Thai phụ bị rau tiền đạo khi bánh rau bám ở vùng cổ tử cung, có thể gây nguy hiểm khi sinh em bé. Tìm hiểu ngay thông tin chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo.

    Thông tin kiến thức
    Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?

    Nhau thai bám thấp sinh thường được không? Tùy thuộc vào vị trí nhau thai và mức độ nghiêm trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án tốt nhất.

    Thông tin kiến thức
    Thuốc tránh thai khẩn cấp uống khi nào? Cách sử dụng an toàn

    Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp cho trường hợp quan hệ tình dục không an toàn, nhưng cần sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng để không ảnh hưởng sức khỏe.

    Thông tin kiến thức
    Thời điểm cấy que tránh thai nào tốt nhất?

    Tìm hiểu những thông tin cần thiết về thời điểm cấy que tránh thai thích hợp và lưu ý khi sử dụng biện pháp tránh thai này.

    All in one
    Liên hệ