Giai đoạn bụng bầu 2 tháng là trải nghiệm đầy biến động với nhiều cảm xúc và thay đổi khác nhau. Cùng tìm hiểu những gì xảy ra trong cơ thể để chuẩn bị tốt hơn cho hành trình làm mẹ nhé!
1. Những thay đổi ở tháng thứ 2 thai kỳ
1.1. Thay đổi của mẹ
Khi bước vào giai đoạn này, nhiều chị em bụng bầu 2 tháng sẽ có nhiều sự thay đổi ở bên trong cơ thể. Để các chị em giảm bớt lo lắng, bạn hãy lưu lại những dấu hiệu được xem là bình thường trong giai đoạn này:
- Ốm nghén
Các triệu chứng ốm nghén mà chị em có thể trải qua trong tháng thứ 2 thai kỳ bao gồm nôn mửa, nôn, khó chịu trong người. Những dấu hiện trên xuất hiện từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 16 và có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Để giảm thiểu tình trạng này, các chị em có thể duy trì chế độ ăn cân bằng, ít dầu mỡ, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế đồ ăn nóng, nghỉ ngơi và uống đủ nước, trà gừng giúp giảm nôn hiệu quả. Nếu triệu chứng buồn nôn quá nghiêm trọng, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể đang mắc phải tình trạng nôn nghén nặng.
- Thay đổi tâm trạng
Sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể gây ra sự dao động cảm xúc rõ rệt. Nhiều chị em bụng bầu 2 tháng trong giai đoạn này chắc chắn sẽ có một tâm trạng thất thường. Chính vì thế, cách tốt nhất là hãy giữ cho cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất, tránh xa căng thẳng, mệt mỏi, gặp gỡ bạn bè để trò chuyện,…
- Chán ăn
Một số thực phẩm hoặc mùi hương có thể làm các bà bầu cảm thấy buồn nôn. Điều này cũng một phần do chị em đang trải qua sự thay đổi hormone rõ rệt trong cơ thể. Chính vì thế, bạn hãy chọn các loại thực phẩm có mùi hương dễ chịu cho đến khi khẩu vị của chị em trở lại bình thường, nhất là các bà mẹ mang thai lần đầu. Bên cạnh đó, chị em hãy trao đổi với bác sĩ để đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho của mình nhé!
- Khó chịu đường tiêu hóa
Sự thay đổi hormone thai kỳ có thể làm giãn van nối giữa dạ dày và thực quản, dẫn đến trào ngược thức ăn và acid dạ dày lên thực quản. Chính vì thế, chị em trong giai đoạn bụng bầu 2 tháng có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu hay táo bón. Chính vì thế, các chị em nên tránh các loại thực phẩm khó tiêu để giảm thiểu tình trạng này.
1.2. Sự phát triển của con
Vào tháng thứ hai của thai kỳ, phôi thai bắt đầu phát triển rõ ràng hơn. Với chiều dài khoảng 1,5 – 1,6 cm và cân nặng khoảng 1 gram, thai nhi giống như một hạt đậu nhỏ.
Lúc này, các đặc điểm trên khuôn mặt như tai bắt đầu hình thành từ những nếp gấp nhỏ và các bộ phận như ngón tay, ngón chân và mắt cũng dần được hình thành. Ngoài ra, giai đoạn bụng bầu 2 tháng cũng bắt đầu thấy sự phát triển của hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác khác.
Để các chị em hiểu rõ hơn sự thay đổi của bụng bầu trong tháng thứ 2 mang thai, sau đây là một số hình ảnh minh họa cho sự phát triển của thai nhi theo từng tuần:
Tuần thứ 5
Tại tuần thứ 5 thai kỳ, em bé của mẹ mới to bằng một hạt vừng. Tại thời điểm này, phôi thai đã hình thành 3 lớp với từng vai trò khác biệt:
- Lớp ngoài (ectoderm): phát triển thành da, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt, tai trong.
- Lớp giữa (mesoderm): hình thành tim, hệ tuần hoàn sơ khai, xương, dây chằng, thận và phần lớn hệ sinh dục.
- Lớp trong (endoderm): phát triển thành phổi và đường ruột.
Mặc dù trông giống nòng nọc, nhưng thai nhi 5 tuần tuổi của mẹ đã bắt đầu hình thành các cơ quan chính (tim, dạ dày, gan, thận) và hệ thống (tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh) trong giai đoạn bụng bầu 2 tháng.
Tuần thứ 6
Tại tuần thứ 6 trong lúc bụng bầu 2 tháng, thai nhi của mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Hệ tuần hoàn ngày càng phức tạp, máu lưu thông liên tục. Ống thần kinh – tiền thân của não và cột sống – đang đóng lại. Trái tim đã phân chia thành 4 buồng và bắt đầu đập trong tuần này.
Thậm chí, em bé có thể đang cử động đôi tay chân nhỏ xíu hình mái chèo. Thai nhi 6 tuần tuổi cũng bắt đầu “dễ thương” hơn với các đặc điểm khuôn mặt hình thành. Mũi, mắt, tai, cằm và má phôi thai đang dần xuất hiện rõ nét hơn.
Tuần thứ 7
Giai đoạn tuần thứ 7 có lẽ là giai đoạn thú vị nhất của bất kỳ chị em nào đang mang trong mình bụng bầu 2 tháng. Em bé lúc này có kích thước to bằng quả việt quất, tăng gấp đôi so với tuần thứ 6. Lúc này, các cơ quan quan trọng đang dần hình thành và phát triển hơn.
Ngoại hình thai nhi tại tuần thứ 7 đã bắt đầu giống em bé hơn. Tay chân đã trở nên tách biệt, không còn hình dáng mái chèo hay màng. Các ngón tay và chân sẽ dần tách biệt. Khuỷu tay, đầu gối cũng bắt đầu xuất hiện. Các đặc điểm khuôn mặt như tai, mũi, miệng, lưỡi rõ nét hơn. Mí mắt và thủy tinh thể đang hình thành, võng mạc nhạy cảm với ánh sáng đang phát triển để chuẩn bị cho việc nhìn thế giới.
Tuần thứ 8
Mẹ bầu đã có thể nhìn thấy em bé qua siêu âm trong tuần thứ 8 này. Em bé lúc này có kích thước bằng quả mâm xôi, nặng khoảng 1,1g và dài 1.6 cm. Mỗi ngày bé lớn thêm khoảng 1 mm.
Ở tuần thứ 8, chân tay của bé đã có thể cử động linh hoạt hơn. Cơ thể bé từ hình chữ C đang dần duỗi thẳng hơn. Lúc này, em bé đã có gần như tất cả như một người trưởng thành: xương, cơ, ngón tay, ngón chân, mũi nhỏ xinh.
Thậm chí, mắt bé đã bắt đầu có màu và vị giác cũng đã hình thành. Mặc dù còn sớm, nhưng sự phát triển của bé đang diễn ra rất nhanh. Như vậy, kết thúc tuần thứ 8 cũng là kết thúc thời điểm bụng bầu 2 tháng của các mẹ bầu.
2. Hình ảnh bụng bầu 2 tháng
Mặc dù cơ thể đã có nhiều sự thay đổi, nhưng nhìn từ ngoài vào, vòng bụng của các bà mẹ vẫn chưa thay đổi nhiều. Chính vì thế, chị em đang giai đoạn bụng bầu 2 tháng vẫn an tâm diện đồ.
Một điều cần lưu ý cho các chị em rằng sự thay đổi của mỗi người là khác nhau và cũng không có một thang đo rõ ràng để so sánh do tùy vào cơ địa mỗi người. Sau đây là một số hình ảnh các bà mẹ mang bầu 2 tháng giúp chị em hình dung rõ ràng hơn:
Xem thêm: Bụng bầu 1 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh
3. Khi nào bắt đầu lộ bụng bầu?
Tại tháng thứ 2 của thai kỳ, nhiều chị em mang bầu đã xuất hiện những triệu chứng đặc trưng của thai kỳ như: ốm nghén, đau lưng,… Tuy nhiên, nhiều chị em có thắc mắc rằng thật sự đến tuần thứ mấy của thai kỳ thì bụng bầu mới thật sự lộ ra?
Thật ra việc lộ ra bụng khác biệt ở từng người. Đa phần bụng bầu sẽ được lộ ra ở giai đoạn tuần thứ 8, nhưng có một số chị em sẽ lộ ra muộn hơn, một số có thể tận tháng thứ 4 mới lộ. Quan trọng trong giai đoạn bụng bầu 2 tháng là cả mẹ và bé đều an toàn, khỏe mạnh, không có những dấu hiệu bất thường mới là những điều cần phải chú ý theo dõi.
4. Dấu hiệu thai nhi phát triển tốt 2 tháng đầu
Trong 2 tháng đầu, nhiều chị em sẽ có những cảm giác lo lắng rằng liệu em bé trong bụng mẹ có phát triển tốt hay không? Sau đây là những dấu hiệu thai nhi phát triển khỏe mạnh trong 2 tháng đầu mà các mẹ có thể tham khảo:
- Ốm nghén: Đây là sự thay đổi đặc trưng nhất của các mẹ bụng bầu 2 tháng và mức độ nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc tùy cơ địa bà mẹ. Nhiều khi chỉ cần ngửi mùi thức ăn lạ thôi cũng đủ làm mẹ buồn nôn.
- Thay đổi cơ thể: Các mẹ sẽ trở nên tê cơ nhức mỏi hơn, vòng bụng sẽ lớn dần lên do sự phát triển bình thường của thai nhi.
- Tăng cân: Các mẹ sẽ thấy mình tăng cân dần lên nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 0,5-1kg.
- Căng tức ngực: Ngực các mẹ sẽ trở nên căng tức, xuất hiện các mạch máu trên bầu ngực. Ngoài ra núm vú bắt đầu sẫm màu hơn.
- Cảm giác tiểu nhiều: Khi bụng bầu 2 tháng, em bé lớn lên sẽ chèn ép một số bộ phận như thận hay bàng quang, điều này vô tình làm kích thích các mẹ thường xuyên buồn tiểu. Chính vì thế, các mẹ cố gắng uống nhiều nước lọc hơn thường xuyên và không được nhịn tiểu nhé!
- Chỉ số ổn định: Trong những tháng đầu các bà mẹ được khuyên nên khám thai định kỳ như: siêu âm, xét nghiệm,… để theo dõi thai nhi. Nếu các chỉ số ổn định, đặc biệt là chỉ số đường huyết, em bé đang phát triển khỏe mạnh.
5. 8 lời nhắc của bác sĩ cho các bà mẹ bụng bầu 2 tháng
Khi cơ thể trải qua nhiều thay đổi để thích nghi với em bé, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm và theo dõi sức khỏe của bản thân. Để thai nhi được phát triển tốt nhất, sau đây là 8 lời khuyên bác sĩ muốn khuyên nhủ các bà mẹ thực hiện như sau:
5.1. Bắt đầu siêu âm ở tuần thứ 7 thai kỳ
Trong 2 tháng đầu mang thai, thời điểm phù hợp để các chị em bắt đầu khám thai định kỳ là tầm tuần thứ 7 hoặc 8. Việc tiến hành siêu âm sẽ giúp theo dõi các chỉ số phát triển của thai nhi và phát hiện các điều bất thường nếu có.
5.2. Theo dõi các dấu hiệu bất thường
Để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi và người mẹ, mẹ bầu hãy chú ý theo dõi sức khỏe bản thân và tiến hành thăm khám nếu cơ thể có những triệu chứng bất thường như sau:
- Nôn nghén quá mức: Như đã nói ở trên, việc ốm nghén là một quá trình bình thường khi mang thai mà bất kỳ chị em nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng sẽ trở nên nguy hiểm cho thai nhi như tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng, thai kém phát triển hay sinh non.
- Âm đạo thay đổi bất thường: Nếu xuất hiện các triệu chứng như: đau quặn bụng dưới, xuất hiện dải máu, tiết nhiều dịch,… thì các bà mẹ phải tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là nguy cơ sảy thai.
- Ngứa lòng bàn tay, bàn chân: Đây có thể là dấu hiệu của ứ mật thai kỳ, một biến chứng nguy hiểm có thể gây nguy cơ sinh non hoặc thai lưu. Mẹ bầu cần đi khám thai nếu nghi ngờ dấu hiệu.
- Tiểu tiện không bình thường: Những triệu chứng này có thể cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
5.3. Dinh dưỡng trong 2 tháng đầu thai kỳ
Việc cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi là một trong các yếu tố then chốt các chị em nên lưu ý nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho em bé khi các mẹ bụng bầu 2 tháng. Sau đây là một vài loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi:
- Trái cây: Dâu tây, cam, chuối, táo, nho,… là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào, hỗ trợ miễn dịch và tiêu hóa tốt cho mẹ bầu.
- Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, thịt nạc, hạnh nhân, bánh mì, ngũ cốc, mộc nhĩ,… sẽ giúp cung cấp đủ sắt cho sự phát triển tế bào máu và ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.
- Rau xanh và trái cây tươi: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu cho cơ thể mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả khi bụng bầu 2 tháng.
- Thực phẩm giàu chất xơ, axit folic và protein: Yến mạch, các loại cây họ đậu, trứng, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa,… giúp bé phát triển hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và phòng ngừa dị tật ống thần kinh.
- Bổ sung canxi, vitamin D, DHA, sắt, acid folic, vitamin và khoáng chất: Theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện khi bụng bầu 2 tháng.
5.4. Thực phẩm cần tránh trong 2 tháng đầu thai kỳ
Đi cùng với các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, các bà mẹ cũng cần phải lưu ý hạn chế các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn bụng bầu 2 tháng như:
- Cá có thủy ngân như cá thu, cá ngừ,…
- Thịt chế biến sẵn, gan động vật,
- Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ,
- Đồ uống giải khát như nước ngọt, cà phê, đồ uống có cồn,
- Các loại rau củ quả như rau ngót, măng tươi, khổ qua, quả đu đủ xanh, quả dứa, vải, nhãn, táo mèo, quả đào.
5.5. Những điều kiêng kỵ khi bụng bầu 2 tháng
Trong 2 tháng đầu thai kỳ, chị em cần cần lưu ý tránh làm những việc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:
- Không tự ý dùng thuốc: Khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Việc sử dụng thuốc tùy tiện sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong giai đoạn bụng bầu 2 tháng.
- Hạn chế vận động mạnh: Các chị em lưu ý cần tránh leo trèo, đi lại cầu thang nhiều, xoa bụng hay mang vác vật nặng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con, cần phải ngủ đủ giấc và dành thời gian thư giãn để cơ thể được phục hồi.
- Hạn chế tiếp xúc hóa chất độc hại: Tránh xa các chất tẩy rửa, sơn nhà, khói bụi,…
- Hạn chế ăn đồ chua: Dưa chua, măng chua muối, cà muối,… có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe chị em trong quá trình mang bụng bầu 2 tháng.
- Đi lại cẩn thận: Trong quá trình đi lại, các chị em lưu ý cần phải bước chậm rãi, hạn chế mang giày cao gót, tránh nơi đông người và ồn ào.
5.6. Thể dục thể thao cho mẹ bầu
Trong lúc bụng bầu 2 tháng, các chị em có thể tham khảo một số hình thức tập luyện giúp tăng cường sức khỏe. Việc luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng có thể giúp các chị em cải thiện tình trạng giấc ngủ, táo bón hay đau lưng. Sau đây là một số lời khuyên cho các chị em nào đang hoặc sắp bắt đầu hành trình tập luyện của mình:
- Thể thao nhẹ nhàng: Các môn thể thao như: đi bộ, yoga, bơi lội,… có thể giúp chị em đang mau bầu cải thiện sức khỏe, tinh thần.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Các chị em lưu ý rằng cần phải lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng và sức khỏe, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn.
- Bổ sung đủ calo: Các mẹ bầu cần phải cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trước, trong và sau khi tập luyện.
- Tránh tập luyện quá sức: Lắng nghe cơ thể và biết được lúc nào nên nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt trong giai đoạn bụng bầu 2 tháng vì có thể ảnh hưởng thai nhi.
- Luyện tập thường xuyên: Các mẹ bầu cố gắng duy trì thói quen tập luyện để có hiệu quả tốt nhất.
5.7. Thai giáo khi bụng bầu 2 tháng
Thai giáo đang trở thành một xu hướng được các bà mẹ bầu áp dụng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Hiện nay có hai phương pháp thai giáo được áp dụng phổ biến mà các chị em có thể áp dụng trong giai đoạn bụng bầu 2 tháng.
- Thai giáo gián tiếp: Nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với thai nhi,… giúp kích thích thính giác và phát triển ngôn ngữ của bé.
- Thai giáo trực tiếp: Massage bụng bầu, cho bé nghe âm thanh từ thiên nhiên,… giúp bé cảm nhận sự yêu thương và kết nối với mẹ.
5.8. Sử dụng mỹ phẩm trong tháng thứ 2 thai kỳ
Việc sử dụng mỹ phẩm khi bụng bầu 2 tháng là một điều được chấp nhận và hoàn toàn có thể. Chị em nên chăm sóc da suốt quá trình mang thai để đề phòng các vấn đề liên quan da liễu như: sạm da, nám da. Tuy nhiên các chị em cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần lành tính, không chứa hóa chất độc hại.
Trên đây là những gì các bà mẹ cần biết khi trong giai đoạn bụng bầu 2 tháng. Các mẹ bầu nên tham khảo và theo dõi các dấu hiệu và tuân thủ đúng lịch khám của bác sĩ. Nếu chị em có những thắc mắc gì cần trao đổi cụ thể với bác sĩ, hãy tham gia group Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất!
[block id=”7228″]