Bụng bầu 3 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh

Bước sang tháng thứ 3 mang bầu, chị em có các câu hỏi như bụng bầu 3 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh cụ thể. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Vào tháng thứ 3 thai kỳ, em bé của các mẹ bầu đã phát triển hoàn chỉnh, một số triệu chứng thai kỳ ban đầu có thể đã giảm bớt. Cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tiếp tục giải đáp các mẹ bầu về những thay đổi có thể xảy ra khi bụng bầu 3 tháng nhé!

1. Kích thước bụng bầu qua từng tháng

Ở tháng đầu tiên, thai nhi có chiều dài rất khiêm tốn, khoảng 0,1 – 0,2mm. Do đó, trên thực tế, kích thước bụng bầu 1 tháng thường không có nhiều khác biệt so với khi không mang thai.

Sang tháng thứ 2, kích thước của phôi thai có tăng lên, nhưng không đáng kể. Do đó, bụng bầu của mẹ cũng không có nhiều thay đổi so với tháng đầu tiên. 

Tháng thứ 3 là lúc em bé gần như đã phát triển hoàn thiện những thứ cơ bản. Bụng bầu 3 tháng lớn hơn, nhô to rõ hơn tương ứng với sự phát triển kích thước của thai nhi. 

Ở tháng thứ 4, thông thường, em bé sẽ tăng gấp đôi về mặt kích thước so với tháng thứ 3. Do đó bụng mẹ cũng nhô hẳn ra phía trước.

Trong tháng thứ 5, bụng mẹ bầu sẽ to bằng cỡ một trái bưởi. Vào cuối tháng thứ 5, thai nhi sẽ dài khoảng 25,4cm và nặng từ 200 – 500g.

Tới tháng thứ 6, bụng bầu của mẹ có thể to bằng quả đu đủ. Em bé có chiều dài khoảng 35cm, nặng 600g, các chức năng gần như đã hoàn thiện.

Sang tháng thứ 7, bụng bầu của mẹ có kích thước lớn như một trái dứa to. 

Ở tháng thứ 8, bụng bầu của mẹ sẽ lớn hơn thêm một chút. 

Sang tháng thứ 9 là tháng cuối cùng của thai nhi. Lúc này, bụng bầu của mẹ sẽ to như quả dưa hấu. Cân nặng trung bình của thai nhi lúc này thường là từ 2,5 – 3kg.

Thay đổi thai kỳ ở tháng thứ 3
Thay đổi thai kỳ ở tháng thứ 3

2. Bầu 3 tháng bụng to chưa?

Trải qua 3 tháng đầu thai kỳ, các bà mẹ đã dần dần cảm thấy thiên thần nhỏ bé của mình rõ rệt hơn. Tại tháng thứ 3, chu vi vòng bụng của mẹ bầu đã có những sự thay đổi. 

Ở giai đoạn của thai kỳ, bụng bầu 3 tháng của các bà mẹ đã trở nên rõ rệt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng giống ai khi đi đến giai đoạn bụng bầu 3 tháng này.  

Cuối tháng thứ 3, em bé sẽ đạt mốc khoảng 6,5 – 7,5cm về chiều dài, to cỡ quả mận ta. 

Chu vi vòng bụng mang thai tháng thứ 3 ở các mẹ bầu khác nhau
Chu vi vòng bụng mang thai tháng thứ 3 ở các mẹ bầu khác nhau

3. Hình ảnh bụng bầu 3 tháng

Dưới đây là một số hình ảnh bụng bầu 3 tháng. Tuy nhiên, các chị em cần lưu ý rằng, kích thước bụng bầu 3 tháng của các chị em hoàn toàn có thể khác nhau.  

Hình ảnh bụng bầu 3 tháng 
Hình ảnh bụng bầu 3 tháng
Hình ảnh bụng bầu 3 tháng (ở tuần thứ 12)
Hình ảnh bụng bầu 3 tháng (ở tuần thứ 12)

4. Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu

Ở giai đoạn bụng bầu 3 tháng, cơ thể của em bé về cơ bản đã hình thành và các mẹ đã có thể thấy hình dạng em bé qua siêu âm. Lúc này, kích thước của thai nhi to khoảng bằng 1 quả chanh và tất cả cơ quan của em bé đã hình thành ở đúng chỗ. Tuy nhiên, bé vẫn cần thời gian phát triển thêm đến khi chào đời. Mẹ bầu sẽ dần dần cảm nhận sự tồn tại của con khi thai nhi đã có thể tự di chuyển trong giai đoạn này.

Vị trí thai nhi ở giai đoạn bụng bầu 3 tháng
Vị trí thai nhi ở giai đoạn bụng bầu 3 tháng

5. Bác sĩ lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu mang thai

Tháng thứ 3 là một cột mốc quan trọng của mẹ bầu. Sau đây là những lời khuyên hữu ích có thể giúp các mẹ chăm sóc cho em bé của mình trong giai đoạn bụng bầu 3 tháng này: 

  • Siêu âm trong khoảng từ 8 đến 11 tuần mang thai

Đây là một cột mốc quan trọng trọng để tiến hành siêu âm. Việc siêu âm tại giai đoạn này giúp đánh giá sự phát triển của thai, sàng lọc nguy cơ bệnh lý cho cả mẹ và bé. 

  • Bắt đầu kết nối với bé yêu

Sẽ không lâu nữa em bé của các mẹ đã có thể nghe thấy giọng nói và nhận thức những gì đang xảy ra xung quanh. Vì vậy, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu nói chuyện, tương tác với bé và cho bé nghe những bản nhạc nhẹ, cổ điển nhé. 

  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn

Mặc dù mang thai là một trải nghiệm rất hạnh phúc, nhưng việc xuất hiện cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt là giảm sút sức khỏe tinh thần là một điều không thể tránh khỏi trong suốt thai kỳ. Nếu đang cảm thấy lo lắng, buồn bã hay mệt mỏi, bạn hãy nói chuyện với bạn đời và những người xung quanh để cảm thấy tích cực hơn.

  • Xem lại chế độ tập luyện

Dù tập thể dục khi mang thai có nhiều lợi ích nhưng có một số quy tắc chung mà các bà mẹ nên tuân theo để bảo vệ bé khi tập luyện. Khi em bé bắt đầu phát triển, mẹ cũng bắt đầu thay đổi hình dáng, tăng cân. Vì vậy, chế độ tập luyện của bạn cũng nên thay đổi theo. 

Thời điểm ba tháng là lúc thích hợp để xem lại cách các chị em tập luyện để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bắt đầu các bài tập hỗ trợ cho quá trình mang thai và sinh nở nhiều hơn. 

Trên đây là những triệu chứng và biểu hiện phổ biến cho chị em bụng bầu 3 tháng. Các mẹ bầu nên tham khảo và theo dõi các dấu hiệu và tuân thủ đúng lịch khám của bác sĩ. Nếu chị em có những thắc mắc gì cần trao đổi cụ thể với bác sĩ, hãy tham gia group Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất!

Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức)

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Siêu âm thai: 14 lưu ý mẹ bầu nào cũng cần biết

Nhiều mẹ bầu thắc mắc về siêu âm thai trong thai kỳ. Bài viết sẽ trả lời 14 câu hỏi về siêu âm thai giúp mẹ bầu hiểu rõ và tự tin thực hiện phương pháp.

Thông tin kiến thức
Siêu âm thai lần đầu: 6 lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu

Nên đi siêu âm thai lần đầu khi nào? Xem ngay 6 lưu ý và quy trình siêu âm thai lần đầu trong bài viết này nhé.

Thông tin kiến thức
Siêu âm 4D: 13 điều cần biết cho mẹ bầu

Siêu âm 4D quan sát hình ảnh và hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ. Tìm hiểu về siêu âm 4D, các chỉ số, khi nào nên làm và có nên siêu âm 4D nhiều không.

Thông tin kiến thức
Chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo

Thai phụ bị rau tiền đạo khi bánh rau bám ở vùng cổ tử cung, có thể gây nguy hiểm khi sinh em bé. Tìm hiểu ngay thông tin chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo.

All in one
Liên hệ