Bụng bầu 8 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tháng thứ 8 là tháng gần kết thúc của thai kỳ. Do đó, hình ảnh bụng bầu 8 tháng cũng gợi ý rất nhiều cho bà mẹ về sự phát triển của con.

Bụng bầu 8 tháng là giai đoạn cuối của thai kỳ khi mà mẹ nặng nề và bụng to hơn nhiều. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian thai nhi quay đầu để chuẩn bị chào đời. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý đến những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể.

1. Bụng bầu 8 tháng to như thế nào?

Khi bụng bầu 8 tháng, em bé thời điểm này đã to như quả bí và vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Kích thước của thai nhi tại tuần 32 thường có chiều dài khoảng 42cm và nặng từ 1.8 – 2 kg.

Bụng bầu 8 tháng (32 tuần) nên đo khoảng từ 30 đến 34 cm tính từ đỉnh cung đến xương chậu. Trong trường hợp mẹ mang thai đôi, thai sẽ to và nặng nề hơn so với những phụ nữ mang thai 32 tuần khác. 

Rất có thể với trường hợp này, mẹ thậm chí đang đến gần với ngày sinh. Nguyên nhân bởi với mẹ mang thai đôi, thông thường, thai kỳ kéo dài từ 35 – 36 tuần trong khi chu kỳ bình thường kéo dài trên 37 tuần.

2. Hình ảnh bụng bầu 8 tháng

Bụng bầu 8 tháng to như thế nào tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, sự tăng cân khi mang thai của mỗi người và mỗi thai kỳ là khác nhau. Điều này dẫn tới hình ảnh bụng bầu 8 tháng cũng khác nhau. Các bà mẹ không nên quá lo lắng khi bụng mình quá to hay quá nhỏ so với mẹ khác. Thay vào đó, các mẹ nên để ý đến chuyển động của trẻ trong bụng mẹ. 

Mẹ không nên quá lo lắng khi bụng bầu 8 tháng to hoặc nhỏ hơn mẹ khác
Mẹ không nên quá lo lắng khi bụng bầu 8 tháng to hoặc nhỏ hơn mẹ khác
Bụng bầu 8 tháng của mỗi mẹ sẽ có kích thước và hình dáng khác nhau
Bụng bầu 8 tháng của mỗi mẹ sẽ có kích thước và hình dáng khác nhau

3. Những thay đổi trong tháng 8 thai kỳ

3.1. Thay đổi ở mẹ

Bụng bầu 8 tháng sẽ gặp phải các biểu hiện của phần lớn các bà mẹ ở 3 tháng cuối thai kỳ như bụng gò nhẹ, đau bụng dưới, phù chân,… Ngoài ra, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi thất thường có thể dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch âm đạo – huyết trắng nhiều.

Một số triệu chứng bất thường có thể khiến nhiều mẹ lo lắng:

  • Hụt hơi: em bé lớn hơn đồng nghĩa với việc tử cung sẽ chèn ép dạ dày vào phổi, khiến cho mẹ khó thở. Đứng và ngồi thẳng có thể là giải pháp phù hợp giúp bạn hít thở khi cần.
  • Đi tiểu nhiều lần: việc em bé dần di chuyển xuống thấp hơn có thể gây chèn ép, tăng thêm áp lực lên bàng quang của mẹ.
  • Áp lực vùng chậu: mẹ có thể bắt đầu cảm thấy áp lực ở vùng chậu khi em bé dần di chuyển xuống dưới.
  • Rạn da: đây là điều thường thấy ở các bà mẹ khi bụng tiếp tục to ra, muốn tránh tình trạng này mẹ nên sử dụng thường xuyên các loại kem dưỡng giúp giảm vết rạn.
  • Suy tĩnh mạch: sự lưu thông máu tăng lên có thể gây giãn tĩnh mạch, gây ngứa ngáy khó chịu thậm chí là đau đớn.
  • Bệnh trĩ: khi chứng giãn tĩnh mạch xảy ra ở vùng trực tràng sẽ gây ra bệnh trĩ. Ăn nhiều chất xơ và bổ sung lượng nước hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ này.
  • Chóng mặt: mẹ nên đứng dậy từ từ và nên giữ một chế độ ăn cung cấp đủ đường để tránh triệu chứng thường gặp ở tháng thứ 8 này
  • Mệt mỏi: bụng bầu 8 tháng to ra khiến mẹ nặng cân hơn, di chuyển cũng khó khăn hơn và càng khó tìm được tư thế thoải mái để ngon giấc vào ban đêm khiến cho mẹ bầu mệt mỏi hơn.

Thêm một lưu ý nữa dành cho mẹ bầu, các mẹ nên chú ý đến các biểu hiện bất thường như đau lưng dữ dội, đau bụng, chảy máu âm đạo, trong 60 phút xuất hiện hơn 6 cơn co thắt,… Đây có thể là dấu hiệu của sinh sớm.

3.2. Sự phát triển của thai nhi

Trong tuần đầu tiên của tháng thứ 8 (29 tuần), bé nặng khoảng 1,1 kg và dài khoảng 38,7 cm. Bên cạnh đó, bé chuyển động nhiều hơn, mẹ cảm nhận được rõ rệt hơn so với thời điểm trước, những cú đá và huých của trẻ cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Vào thời điểm này, não, các cơ quan của bộ phận sinh dục và răng của bé đang dần được hình thành.

Bụng bầu 8 tháng, bé phát triển mạnh mẽ chiều dài và cân nặng
Bụng bầu 8 tháng, bé phát triển mạnh mẽ chiều dài và cân nặng

Sang tuần thứ hai của tháng thứ 8, cân nặng và chiều dài của bé tiếp tục phát triển, cân nặng trung bình là 1,4 kg và chiều dài trung bình là 39.8 cm. Khi nhìn qua hình ảnh siêu âm bụng bầu 8 tháng, mẹ sẽ thấy da con căng hơn, do bé tăng cân và lớp mỡ dưới da bắt đầu tích trữ. Bé cũng năng động hơn trước khi tay, chân của con phát triển hơn khỏe hơn. Bé có thể xoay người hay đạp liên tục vào bụng mẹ.

Sang tuần thứ 31, bé vẫn tiếp tục tăng cân nặng chiều cao. Tuy nhiên, lúc này, lông tóc móng của bé đầu phát triển hơn. Lông tóc của bé mọc dày, dài hơn; lớp lông nhu bao bọc cơ thể bé cũng rụng dần; các nếp nhăn của bé cũng mờ dần khiến cho khuôn mặt và biểu cảm của con rõ ràng hơn… Ngoài ra, một số trẻ có thể dịch chuyển về ngôi thai thuận sẵn sàng ra đời.

Đến tuần cuối của tháng thứ 8, bé bắt đầu đáp ứng lại với những tương tác của mẹ, khi mẹ ấn nhẹ tay vào bụng thì một lúc sau bé sẽ phản ứng lại bằng cách đạp và huých vào bụng mẹ để đáp lại. Bé vẫn tiếp tục phát triển khi này bé nặng 1.7 kg và chiều dài là 42 cm.

4. Bác sĩ lưu ý cho bà bầu 8 tháng

Khi bụng bầu 8 tháng, thai nhi vào giai đoạn phát triển cân nặng và chiều dài mạnh mẽ khiến cho cơ thể mẹ cũng trở nên nặng nề. Lúc này, bà mẹ cần được chăm sóc chu đáo để trẻ có một nền tảng vững vàng phát triển.

4.1. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Trong tháng thứ 8, bà mẹ rất cần bổ sung thêm các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để giữ một cơ thể khỏe mạnh và đủ dinh dưỡng để cung cấp cho con phát triển. Tuy nhiên, trong ba tháng cuối, mẹ chỉ nên tăng từ 5 – 6 kg so với 3 tháng trước để tránh thừa cân gây khó khăn trong quá trình sinh đẻ và giảm cân lấy lại vóc dáng sau này.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn của mẹ cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Chế độ ăn nhiều hơn về số lượng (đủ nhu cầu) và đảm bảo đa dạng thực phẩm, có đầy đủ các nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường
  • Chia làm nhiều bữa trong ngày (3-6 bữa/ngày)
  • Uống đủ nước, từ 2,5 – 3 lít nước/ngày
  • Đảm bảo năng lượng tăng thêm 550 kcal/ngày (tương đương 3 bát cơm và thức ăn hợp lý)
  • Tăng cường bổ sung vitamin từ rau xanh, trái cây tươi, và bổ sung viên sắt để phòng tránh thiếu máu
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá; thực phẩm tinh chế như đồ hộp; đồ quá nhiều đường, dầu mỡ và muối
Mẹ có bụng bầu 8 tháng nên xây dựng chế độ ăn khoa học và lành mạnh
Mẹ có bụng bầu 8 tháng nên xây dựng chế độ ăn khoa học và lành mạnh

4.2. Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng

Do bụng bầu 8 tháng đã to và nặng nề, mẹ nên ưu tiên những hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ tập yoga, thiền… Hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp cho cơ thể mẹ mạnh khỏe, dẻo dai, đồng thời giúp mẹ thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng, giúp cho quá trình sinh nở thuận lợi hơn.

Không chỉ vật, việc hoạt động nhẹ nhàng còn tạo điều kiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất khiến cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

4.3. Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ ngon sẽ giúp duy trì tinh thần mẹ thoải mái tránh căng thẳng mệt mỏi, giúp con cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, khoảng thời gian này, bụng to khiến cho mẹ khó ngủ do bé chèn ép vào các bộ phận khác của cơ thể mẹ nên mẹ mệt mỏi hơn. Mẹ có thể lựa chọn tư thế ngủ thoải mái hoặc dùng gối ngủ cho bà bầu để thấy dễ chịu hơn.

4.4. Khám thai định kỳ

Mẹ nên khám thai định kỳ đều đặn mỗi tuần và thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu để thấy được sự phát triển của thai, ngôi thai và tiêm phòng cuống rốn.

Trên đây là một số hình ảnh bụng bầu 8 tháng, bụng bầu 8 tháng to như thế nào và một số lưu ý về sự phát triển của mẹ và bé trong tháng này, mong rằng sẽ hữu ích cho mẹ và bé. Tóm lại, hình ảnh bụng bầu 8 tháng ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Do đó, các mẹ không cần quá lo lắng khi thấy kích thước bụng của mình to hoặc nhỏ hơn so với những mẹ bầu khác. 

Tham gia group Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm mang thai và sinh con - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các mẹ bầu và hỏi đáp với bác sĩ

Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức)

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Bụng bầu 1 tuần thế nào là bình thường?

Bụng bầu 1 tuần có gì khác so với béo bụng dưới? Làm sao để phân biệt được? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Thông tin kiến thức
Kích thước bụng bầu và thai nhi qua từng tháng

Kích thước, hình ảnh bụng bầu qua từng tháng sẽ thay đổi ra sao? Có khác nhau giữa các mẹ bầu không? Cùng tìm hiểu qua bài viết.

Thông tin kiến thức
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối: nguyên nhân và cách điều trị

Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối thai kỳ là hiện tượng phổ biến do nhiều lý do. Bài viết giải thích nguyên nhân, khi nào cần đi khám và cách giảm triệu chứng.

Thông tin kiến thức
18 dấ́u hiệu ốm nghén bé trai

18 dấu hiệu ốm nghén bé trai giúp mẹ bầu dễ dàng nhận biết giới tính thai nhi mà không cần siêu âm. Tham khảo ngay để biết con trai hay gái nhé!

All in one
Liên hệ