Chảy máu âm đạo: Nguyên nhân, chẩn đoán, lời khuyên của bác sĩ

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chảy máu âm đạo là biểu hiện của kinh nguyệt hoặc bệnh lý phụ khoa, thay đổi nội tiết tố hoặc mang thai, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu thế nào là tình trạng chảy máu âm đạo bất thường nhé.

Chảy máu âm đạo là tình trạng bất thường mà chị em cần quan tâm. Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chảy máu âm đạo qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về chảy máu âm đạo

chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo là tình trạng thường xuyên xảy ra ở phụ nữ

1.1. Tổng quan

Chảy máu âm đạo thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ khi hành kinh. Thời kỳ hành kinh của mỗi phụ nữ là khác nhau.

  • Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thông thường là từ 24 đến 34 ngày. Thời gian hành kinh thường kéo dài 4 đến 7 ngày trong hầu hết các trường hợp.
  • Phụ nữ ở độ tuổi từ sau 40 thường nhận thấy kinh nguyệt của họ ít xảy ra hơn.

Tuy nhiên, ngoài chu kỳ kinh nguyệt, nhiều trường hợp phụ nữ xuất hiện tình trạng âm đạo bị chảy máu một cách bất thường. Chảy máu bất thường trong kỳ kinh hoặc chảy máu ngoài thời kì kinh nguyệt đều là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng không bình thường của âm đạo. Tình trạng này thường xuất hiện với một số biểu hiện như:

  • Chảy máu nhiều hơn bình thường
  • Chảy máu nhiều ngày hơn bình thường (rong kinh)
  • Lốm đốm (chảy máu nhỏ giọt) hoặc chảy máu giữa các thời kỳ
  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu sau mãn kinh
  • Chảy máu khi mang thai
  • Chảy máu trước 9 tuổi
  • Thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 35 ngày hoặc ngắn hơn 21 ngày
  • Không có kinh từ 3 đến 6 tháng (vô kinh)

Bạn có thể bị chảy máu âm đạo hoặc ra máu vào một thời điểm nào đó trong đời. Thông thường, tình trạng này cũng không đáng lo ngại lắm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thăm khám để được bác sĩ đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của mình. Trong một số trường hợp, chảy máu âm đạo là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng.

1.2. Những đối tượng có thể bị chảy máu âm đạo

Âm đạo chảy máu bất thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi một phụ nữ lần đầu tiên có kinh nguyệt, kinh nguyệt không phải lúc nào cũng diễn ra đều đặn theo lịch. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, số ngày của chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi, có thể không hành kinh hoặc lượng máu chảy ra nhiều hoặc ít bất thường.

2. Các nguyên nhân

Ngoài kỳ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo còn gặp do nhiều nguyên nhân khác. Khi âm đạo bị chảy máu bất thường, bạn cần thăm khám với bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân của chảy máu. Một trong số những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý, nội tiết tố và các biến chứng khi mang thai.

chảy máu âm đạo dính ra ga giường
Bạn thường sẽ không biết nguyên nhân chảy máu âm đạo của mình là gì

2.1. Yếu tố hormone

Âm đạo chảy máu bất thường thường liên quan đến việc rụng trứng không đều đặn (không rụng trứng). Tình trạng này thường phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và phụ nữ sắp mãn kinh.

Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể xuất hiện tình trạng âm đạo chảy máu bất thường. Bình thường sau một thời gian, tình trạng chảy máu sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về việc này.

2.2. Tình trạng bệnh lý

Các vấn đề về tình trạng bệnh lý có thể bao gồm:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung, tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng
  • Rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh xơ gan
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Rối loạn chảy máu

2.3. Yếu tố thai kỳ

Trong quá trình mang thai, bạn có thể gặp rất nhiều các biến chứng có thể gây chảy máu như:

  • Có thai ngoài tử cung
  • Sảy thai
  • Có thể bị sảy thai

2.4. Một số vấn đề tại cơ quan sinh dục

Cơ quan sinh dục là một bộ phận rất nhạy cảm của cơ thể. Chính vì thế bộ phận này cũng rất dễ bị tổn thương, biểu hiện triệu chứng điển hình là chảy máu âm đạo. Một số vấn đề thường gặp tại cơ quan sinh dục có thể kể đến:

  • Nhiễm trùng (nhiễm trùng tử cung)
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật gần đây ở tử cung
  • U xơ tử cung, polyp tử cung hoặc cổ tử cung
  • Viêm hoặc nhiễm trùng cổ tử cung (viêm cổ tử cung )
  • Chấn thương hoặc bệnh ở cửa âm đạo (do giao hợp, nhiễm trùng, polyp, mụn cóc sinh dục, loét hoặc giãn tĩnh mạch)
  • Tăng sản nội mạc tử cung (dày lên hoặc tích tụ niêm mạc tử cung)

2.5. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân hay gặp bên trên, chảy máu âm đạo cũng có thể gặp trong rất nhiều trường hợp như:

  • Sử dụng dụng cụ tránh thai
  • Sinh thiết cổ tử cung, nội mạc tử cung hoặc các thủ tục khác
  • Thay đổi thói quen tập thể dục
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Giảm hoặc tăng cân gần đây
  • Va đập mạnh 
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống đông máu (VD: Warfarin,…)
  • Lạm dụng tình dục
  • Một vật thể trong âm đạo
  • Ảnh hưởng của nồng độ estrogen thấp đến mô âm đạo

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo. Ngay cả khi có máu chảy, bạn cũng khó có thể biết nguyên nhân là gì. Vì thế nếu gặp bất thường, bạn nên gặp bác sĩ để có thể chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của mình.

nguyên nhân âm đạo bị chảy máu
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra chảy máu âm đạo bất thường

3. Triệu chứng chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo ở chu kỳ kinh sẽ diễn ra liên tục theo chu kỳ với những đặc điểm giống nhau. Tuy nhiên, chảy máu âm đạo bất thường có thể đi kèm một số triệu chứng sau:

  • Xuất hiện máu chảy hoặc đốm màu đỏ, nâu hoặc đen giữa các chu kỳ.
  • Máu chảy sau khi quan hệ tình dục.
  • Máu chảy nhiều bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt (thay băng vệ sinh liên tục, 1-2 giờ phải thay băng vệ sinh 1 lần).
  • Chảy máu âm đạo nhiều hơn 7 ngày.
  • Khoảng cách giữa hai ngày hành kinh ít hơn 28 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
  • Chảy máu sau thời kỳ mãn kinh.
  • Máu chảy nhiều kèm theo các triệu chứng của thiếu máu như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, da nhợt nhạt.

4. Chảy máu âm đạo nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào mức độ cũng như nguyên nhân chảy máu mà người bệnh sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Với tình trạng chảy máu nhiều, trong thời gian ngắn có thể làm xuất hiện tình trạng mất máu cấp. Lúc này, người bệnh cần phải cấp cứu kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng.

Với tình trạng chảy máu âm ỉ trong thời gian dài, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể. Một số dấu hiệu có thể gặp là:

  • Da xanh xao.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Khó thở.
  • Chán ăn.

Đôi khi chảy máu vùng kín cũng báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung,… Tình trạng này nếu phát hiện muộn rất có thể ảnh hưởng tới nguy hiểm đến tính mạng.

5. Chẩn đoán chảy máu âm đạo

Có thể chẩn đoán chảy máu âm đạo bằng hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng

Để chẩn đoán chảy máu âm đạo, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe và khám vùng chậu của bạn. Một số câu hỏi bạn sẽ phải trả lời như:

  • Chảy máu bắt đầu khi nào?
  • Chảy máu có liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt của bạn không?
  • Bạn có bị chảy máu khi quan hệ tình dục?
  • Bạn cần dùng bao nhiêu miếng băng vệ sinh trong một ngày?
  • Bạn hành kinh (số ngày chảy máu trong kỳ kinh) bao nhiêu ngày?
  • Mỗi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau bao lâu?
  • Những thuốc bạn đang dùng?
  • Gần đây bạn có thực hiện bất kì thủ thuật hay phẫu thuật nào không?
  • Bạn có đang mang thai hay không?

Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm sau đây để giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây chảy máu âm đạo của bạn:

  • Xét nghiệm Pap Smear/HPV (sàng lọc ung thư cổ tử cung)
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Tổng phân tích tế bào máu
  • Thử thai
  • Siêu âm
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Tùy vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ có chỉ định xét nghiệm phù hợp để phục vụ cho chẩn đoán và điều trị.

6. Điều trị chảy máu âm đạo

Điều trị chảy máu âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu, độ tuổi của bạn và mong muốn mang thai của bạn. Nếu nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống như áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giảm căng thẳng và giảm cân. Ngoài ra, những nguyên nhân khác thường sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật điều trị.

điều trị âm đạo bị chảy máu
Bác sĩ là người sẽ tư vấn phương án điều trị cho bạn

6.1. Thuốc điều trị triệu chứng chảy máu âm đạo

  • Các phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố (thuốc viên, miếng dán hoặc vòng âm đạo): Những phương pháp tránh thai có thể làm giảm lượng kinh nguyệt và thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
  • Dụng cụ tử cung: Một số loại dụng cụ tử cung có thể được sử dụng để tránh thai và để giảm thiểu hoặc cầm máu.
  • Thuốc đồng chủ vận giải phóng Gonadotropin (thuốc làm giảm giải phóng gonadotropin, một loại hormone kích thích buồng trứng của bạn): Sử dụng để hạn chế lượng máu quá nhiều của kinh nguyệt, và giảm kích thước u xơ tử cung nếu có
  • Axit Tranexamic: Được sử dụng để cầm máu khi kinh nguyệt quá nhiều.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có thể giúp kiểm soát chảy máu nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi chảy máu có nhiễm trùng.

6.2. Phẫu thuật điều trị chảy máu âm đạo

  • Cắt bỏ nội mạc tử cung: Phá hủy niêm mạc tử cung, làm giảm hoặc ngừng chảy máu.
  • Nạo hoặc hút niêm mạc chảy máu ra khỏi tử cung của bạn.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung: Được sử dụng để điều trị u xơ bằng cách chặn các mạch máu trong tử cung mà u xơ sử dụng để phát triển.
  • Cắt bỏ u xơ: Loại bỏ u xơ nhưng không loại bỏ tử cung của bạn.
  • Cắt bỏ tử cung: Nó có thể được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác thất bại hoặc để điều trị ung thư nội mạc tử cung.
  • Phẫu thuật cắt bỏ các khối u lành tính (không gây ung thư).

Hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ để có thể lựa chọn phương án điều trị chảy máu âm đạo phù hợp nhất.

7. Cách phòng tránh chảy máu âm đạo

Trong chu kỳ kinh nguyệt, việc chảy máu âm đạo là hoàn toàn cần thiết. Tuy vậy, việc âm đạo chảy máu bất thường sẽ gây rất nhiều bất tiện và ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt của bạn. Thông thường bạn sẽ không thể kiểm soát được tình trạng chảy máu âm đạo và cũng không biết lý do là gì.

Tốt nhất bạn nên gặp ngay bác sĩ để thảo luận về các triệu chứng của bạn. Nói chuyện với bác sĩ về thời điểm chảy máu của bạn, tính chất và cảm giác như thế nào có thể giúp tìm ra vấn đề của bạn.

8. Khi nào nên gọi bác sĩ?

Các triệu chứng chảy máu âm đạo thường rất đa dạng và bạn thường không thể kiểm soát được. Bạn nên đi gặp bác sĩ ngay nếu gặp phải các vấn đề sau:

  • Thay đổi tính đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt (thời gian giữa các chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn đáng kể so với chu kỳ bình thường).
  • Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường (chảy máu nhiều hoặc ít hơn bình thường).
  • Sau quan hệ tình dục xuất hiện chảy máu âm đạo
  • Bất kỳ chảy máu nào (thậm chí một lượng nhỏ) trước tuổi dậy thì hoặc sau khi mãn kinh.
  • Chảy máu liên quan đến thụt rửa.
  • Chảy máu sau khi bắt đầu dùng thuốc mới hoặc điều trị bằng hormone.
  • Chảy máu khi mang thai (chảy máu nhiều hơn là ra máu).
  • Chảy máu kèm theo đau dữ dội (đặc biệt là khi không có kinh nguyệt).
  • Bạn bị sốt, cảm thấy yếu, chóng mặt hoặc đau ở vùng xương chậu.
Phòng khám sản phụ khoa bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan
Thăm khám ngay với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan khi cơ thể bạn gặp bất thường

Chảy máu âm đạo là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và bạn sẽ không thể biết nguyên nhân của nó là gì. Vậy nên, nếu bạn gặp vấn đề về sức khỏe, hãy gặp ngay bác sĩ có kinh nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân của chảy máu âm đạo cũng như có kế hoạch điều trị hợp lý. 

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

    Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

    Thông tin kiến thức
    Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

    Thông tin kiến thức
    Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

    Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

    Thông tin kiến thức
    Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

    Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

    All in one
    Liên hệ