Chảy máu âm đạo như thế nào là bất thường? Có nguy hiểm không

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Không phải cứ có kinh nguyệt mới chảy máu âm đạo, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh hoặc máu báo thai.

Chảy máu âm đạo như thế nào là bình thường? Những trường hợp nào là chảy máu âm đạo bất thường? Nguyên nhân là gì? Chảy máu âm đạo có nguy hiểm không?

1. Chảy máu âm đạo là gì?

1.1. Khi nào chảy máu âm đạo là bình thường?

Chảy máu âm đạo là tình trạng máu chảy ra từ âm đạo của phụ nữ. Việc này được coi là bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 21 ngày đến 35 ngày (với thanh thiếu niên tối đa lên đến 45 ngày vì khi mới bắt đầu dậy thì kinh nguyệt chưa ổn định). Chảy máu trong kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 3 – 7 ngày. Các bé gái sẽ có kinh lần đầu tiên trong khoảng 10 – 16 tuổi.

Bé gái sơ sinh có thể bị ra máu âm đạo trong 1 tuần đầu sau sinh. Đây là hiện tượng bình thường. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài trên 1 tuần, trẻ cần được đi khám bác sĩ.

Chảy máu âm đạo có nguy hiểm không?
Chảy máu âm đạo có nguy hiểm không?

1.2. Thế nào là chảy máu âm đạo bất thường?

Nhiều chị em quan tâm thế nào là chảy máu âm đạo bất thường. Dưới đây là một số trường hợp chảy máu âm đạo bất thường:

  • Chảy máu trước khi có kinh nguyệt lần đầu tiên.
  • Chảy máu giữa hai chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chảy máu khi mang thai (Chảy máu trong thời kỳ đầu mang thai hoặc cuối chu kỳ).
  • Chảy máu sau mãn kinh (Chảy máu sau 12 tháng kể từ lần hành kinh cuối cùng).

Chảy máu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là bất thường khi:

  • Ra máu kinh nguyệt dài hơn 7 ngày (rong kinh)
  • Ra rất nhiều máu kinh nguyệt (trung bình thay 1 – 2 miếng băng vệ sinh sau 1 giờ)
  • Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn (< 21 ngày) hoặc quá dài (> 35 ngày)

Chảy máu có thể bắt nguồn từ bất kỳ vị trí nào trong đường sinh dục, bao gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và tử cung.

1.3. So sánh chảy máu âm đạo bình thường và bất thường

Đặc điểm

Chảy máu âm đạo bình thường (liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt)

Chảy máu âm đạo bất thường

Thời gianXảy ra có tính chu kỳXảy ra bất thường, đột ngột.
Khoảng cách giữa các chu kỳ21-35 ngàyKhông cố định.
Tính chấtTương tự nhau giữa các lầnKhác nhau tùy thuộc nguyên nhân: có thể âm ỉ nhưng cũng có thể chảy máu đột ngột
Thời điểmXảy ra theo chu kỳ theo quá trình hoạt động của buồng trứng.
  • Trong khi mang thai
  • Trước tuổi dậy thì
  • Sau khi mãn kinh
  • Sau quan hệ tình dục
Thời gian chảy máu3-5 ngàyLớn hơn 7 ngày
Triệu chứng đi kèmCó tính chất tương tự giữa các chu kỳ.
  • Đau bụng dữ dội
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Đau vùng kín

2. Ai có khả năng bị chảy máu âm đạo bất thường?

Chảy máu âm đạo bất thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh đôi khi có rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, số ngày hành kinh và lượng máu kinh có thể ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.

3. Nguyên nhân có thể dẫn đến chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo bất thường có thể là triệu chứng của một bệnh lý sản phụ khoa, cũng có thể do một bệnh lý nội tiết hoặc do sử dụng thuốc… Cụ thể như sau:

3.1. Tiền ung thư và ung thư

  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư nội mạc tử cung (Ung thư biểu mô tử cung)
  • Sarcoma tử cung (Ung thư cơ tử cung)
  • Tăng sản nội mạc tử cung
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư âm đạo

3.2. Liên quan đến nội tiết

  • Bệnh cường giáp (xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường)
  • Bệnh suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả)
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

3.3. Liên quan đến khả năng sinh sản

  • Có thai ngoài tử cung
  • Sảy thai (tình trạng sảy thai trước tuần thứ 23)
  • Máu báo thai
  • Tiền mãn kinh
  • Rối loạn phóng noãn (hay còn gọi là Rối loạn rụng trứng)
  • Teo âm đạo (hội chứng tiết niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh)

3.4. Liên quan đến nhiễm trùng

  • Viêm cổ tử cung
  • Viêm nội mạc tử cung
  • Viêm vùng chậu
  • Viêm âm đạo
  • Nhiễm nấm
  • Mụn rộp
  • Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

3.5. Liên quan đến các bệnh khác

  • Bệnh Celiac (không dung nạp Gluten)
  • Béo phì
  • Bệnh hệ thống (bệnh thận hoặc gan nặng)
  • Bệnh suy giảm tiểu cầu
  • Bệnh Von Willebrand (cùng các rối loạn đông máu khác)

3.6. Liên quan đến sử dụng thuốc và dị vật

  • Sử dụng hoặc dừng đột ngột thuốc tránh thai
  • Bị kẹt dị vật ở đường sinh dục
  • Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)
  • Tác dụng phụ của thuốc Tamoxifen
  • Chảy máu do giảm nội tiết, tác dụng phụ của liệu pháp hormone mãn kinh
Dừng đột ngột thuốc tránh thai có thể gây ra chảy máu âm đạo bất thường
Dừng đột ngột thuốc tránh thai có thể gây ra chảy máu âm đạo bất thường

3.7. Các bệnh khác

  • Lạc nội mạc tử cung
  • Polyp cổ tử cung
  • Polyp nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung

3.8. Các tổn thương vùng sinh dục

  • Lạm dụng quan hệ tình dục
  • Chấn thương vùng âm đạo hoặc cổ tử cung
  • Các phẫu thuật sản khoa hoặc phụ khoa cũ (bao gồm cả mổ lấy thai)

Chấn thương, dị vật hoặc viêm nhiễm tại âm đạo là những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu âm đạo trước khi có kinh nguyệt. Lạm dụng tình dục và ung thư là những nguyên nhân ít phổ biến hơn, tuy nhiên cần những đánh giá kịp thời để loại trừ những tình trạng này.

4. Chảy máu âm đạo có nguy hiểm không?

Nhiều phụ nữ thắc mắc liệu chảy máu vùng kín có nguy hiểm không? Câu trả lời là chảy máu âm đạo bất thường có thể nguy hiểm nếu bệnh nhân ra máu quá nhiều dẫn đến sốc, choáng, ngất xỉu. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp nhanh chóng ngay sau đó. Một số trường hợp khác, bệnh nhân tủy chảy máu ít nhưng nguyên nhân gây chảy máu lại rất nghiêm trọng (ví dụ như ung thư).

Nếu hiện tượng chảy máu âm đạo từ từ và kéo dài, bệnh nhân có thể bị thiếu máu. Thiếu máu khiến người bệnh trông xanh xao và cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

5. Làm gì khi bị chảy máu âm đạo bất thường?

Hãy đi khám bác sĩ ngay, nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng liên quan đến chảy máu âm đạo như dưới đây:

  • Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt khác thường (ngắn hơn hoặc dài hơn đáng kể so với chu kỳ kinh nguyệt thông thường)
  • Lượng máu hành kinh khác thường (nhiều hơn hoặc ít hơn đáng kể so với kỳ kinh thông thường)
  • Chảy máu sau khi quan hệ tình dục
  • Ra máu trước tuổi dậy thì hoặc sau mãn kinh
  • Chảy máu liên quan đến thụt rửa âm đạo
  • Chảy máu sau khi sử dụng thuốc uống tránh thai hoặc các liệu pháp hormone (cấy que tránh thai, tiêm thuốc tránh thai,…)
  • Chảy máu khi mang thai
  • Chảy máu kèm đau dữ dội (trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc bất kỳ lúc nào)
  • Sốt, chóng mặt, đau vùng hông và xương chậu
  • Bé gái sơ sinh bị ra máu hơn 2 tuần sau sinh

Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu âm đạo không đe dọa đến tính mạng và không phải là nguyên nhân quá lo ngại. Hầu hết chảy máu ở vùng kín có thể là do tình trạng bệnh lý, mang thai hoặc thay đổi nội tiết tố. Thông thường, phụ nữ đi khám phụ khoa sau khi đã sạch kinh.

Tuy nhiên, trong trường hợp ra máu âm đạo bất thường, bệnh nhân nên đi khám ngay, kể cả vẫn đang trong thời gian ra máu để được kiểm tra sớm nhất có thể. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, thực hiện kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây chảy máu.

Nếu cần tư vấn riêng với bác sĩ liên hệ với phòng khám qua địa chỉ Zalo:

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ