1. Phân biệt dậy thì sớm và chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì
Giai đoạn dậy thì ở trẻ gái sẽ diễn ra vào khoảng 9-13 tuổi. Khi đó cơ thể sẽ phát triển nhanh chóng, giúp trẻ cao lớn hơn và đặc biệt trẻ sẽ có kì kinh nguyệt đầu tiên.
Nếu quá trình này diễn ra trước khi trẻ 8 tuổi, trẻ rất có thể đang dậy thì sớm.
Chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì là tình trạng trẻ xuất hiện tình trạng ra máu vùng kín bất thường không liên quan đến kì kinh đầu tiên. Có trường hợp trẻ trong 2 tuần đầu sau sinh có hiện tượng ra máu vùng kín, điều này là bình thường và không được coi là một vấn đề nguy hiểm và thường sẽ tự hết sau vài ngày.
Vì thế, việc dậy thì sớm và có kinh nguyệt là báo hiệu cơ thể của trẻ đã bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu trẻ chảy máu vùng kín trước tuổi dậy thì lại chính là một yếu tố nói lên rằng cơ thể trẻ đang gặp bất thường.
2. Nguyên nhân chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì
Tình trạng chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên có nhiều lý do khác nhau có thể khiến trẻ bị chảy máu âm đạo. Một số nguyên nhân phổ biến của chảy máu vùng kín trước tuổi dậy thì có thể được kể đến như:
- Nhiễm trùng âm đạo
- Có vật thể lạ trong âm đạo
- Dậy thì sớm
- Chấn thương bộ phận sinh dục
- Khối u tại âm đạo hoặc cổ tử cung
- Sa niệu đạo
- U nang buồng trứng
- Bị xâm hại tình dục
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì thường sẽ rất phức tạp và các bậc phụ huynh khó có thể nhận biết được. Bên cạnh đó, cách nói chuyện của các bố mẹ với con cái đôi khi khó có thể khai thác được lý do của bệnh. Vì thế nên có sự hỗ trợ của bác sĩ để có thể sớm phát hiện vấn đề của trẻ đang gặp phải.
3. Ra máu vùng kín chưa dậy thì có nguy hiểm không
Việc chảy máu vùng kín bất thường dù ít hay nhiều đều phản ánh rằng cơ thể của trẻ đang gặp vấn đề. Việc xác định xem vấn đề trẻ gặp có nguy hiểm hay không để có thể có kế hoạch thăm khám và điều trị là vô cùng cần thiết. Mức độ nghiêm trọng của chảy máu âm đạo được định nghĩa như sau:
- Đốm: tiết dịch nhầy màu hồng/nâu, cần sử dụng 1 miếng băng vệ sinh một ngày.
- Nhẹ: như chảy máu kinh nguyệt, sử dụng khoảng 2-3 miếng băng vệ sinh trong ngày
- Trung bình: 1-2 miếng/giờ; có xuất hiện cục máu đông nhỏ to như hạt đậu
- Nặng: Cần hơn 2 miếng băng vệ sinh/giờ. Chảy máu với số lượng lớn không có dấu hiệu dừng lại. Cũng có thể có cục máu đông lớn to như đồng xu
Chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì là một triệu chứng rất nguy hiểm. Dù mức độ ra máu nhiều hay ít đều nói lên rằng sức khỏe của bé đang có vấn đề. Vậy nên hãy đưa bé đi khám sớm nhất có thể nếu bạn không biết lý do của vấn đề đó là gì.
4. Con có cần kiểm tra với bác sĩ hay không?
Khi trẻ ra máu âm đạo, việc đầu tiên bố mẹ cần làm đó là xác định xem đó có phải là kỳ kinh nguyệt đầu tiên của con hay không. Những điều bạn nên biết về kì kinh nguyệt đầu tiên của con đó là:
- Nếu trên 8 tuổi và có dấu hiệu dậy thì thì rất có thể con đang có kỳ kinh đầu tiên. Điều này là hoàn toàn bình thường và bố mẹ không nên quá lo lắng
- Đừng ngạc nhiên nếu sau kì kinh lần đầu tiên, con có thể sẽ không có kinh nguyệt tiếp trong 1-2 tháng tiếp theo.
- Trong năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, bé sẽ thường không có hiện tượng đau bụng kinh.
- Hãy nói cho con biết việc nên làm gì và vệ sinh như nào vào kỳ kinh nguyệt để bé không bị bỡ ngỡ.
Tuy nhiên bố mẹ nên gọi ngay bác sĩ nếu tình trạng chảy máu không kiểm soát được, cụ thể:
- Chảy máu nhiều bất thường
- Chảy máu trong kỳ kinh đầu tiên kéo dài hơn 6 ngày
Điều rất quan trọng là phụ huynh cần phải thông báo cho bác sĩ ngay nếu nhận thấy con mình đang bị chảy máu âm đạo. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ để xác định chính xác tình trạng trẻ đang gặp phải. Tuỳ vào tình trạng chảy máu, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể phù hợp trên từng người bệnh.
5. Khi nào bố mẹ cần đưa con đi khám với bác sĩ?
Khi trẻ gặp tình trạng chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm hơn. Những tình trạng cấp cứu cần đưa trẻ đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt như:
- Bất tỉnh (ngất xỉu)
- Trẻ rất yếu: không thể đứng vững,…
Ngoài ra, bạn cũng cần đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể nếu trẻ gặp các vấn đề như:
- Có thể là do lạm dụng tình dục
- Chảy máu âm đạo mức độ trung bình trở lên: >=1-2 miếng băng vệ sinh/giờ; có xuất hiện cục máu đông nhỏ to như hạt đậu
- Da nhợt nhạt khi tình trạng chảy máu mới xảy ra
- Vết bầm tím trên da, chảy máu cam hoặc chảy máu khác không phải do chấn thương
- Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân trước tuổi dậy thì (không phải trẻ sơ sinh dưới 2 tuần hoặc kỳ kinh nguyệt đầu tiên)
- Con trông rất ốm yếu
Bên cạnh đó, một số triệu chứng bạn có thể theo dõi trẻ ở nhà trước khi cần sự can thiệp y khoa như:
- Dấu hiệu dậy thì và ra máu lần đầu
- Chảy máu âm đạo nhẹ sau tuổi dậy thì
- Chảy máu âm đạo trẻ sơ sinh (dưới 2 tuần tuổi)
Việc thăm khám sớm khi có tình trạng chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì là cực kì cần thiết. Nếu ko được thăm khám kịp thời sẽ cố thể gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân cũng như cách giải quyết khi con mình bị chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì. Nếu có thêm thắc mắc, bạn nên gặp ngay bác sĩ để có thể giải đáp thắc mắc của mình. Hoặc đặt lịch khám để được bác sĩ CKII. Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho bạn.
Liên hệ - đặt lịch