Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai phổ biến nhất, tuy nhiên, nhiều trường hợp chị em chậm kinh nhưng không mang thai. Vậy chậm kinh có sao không? Nếu không phải do mang thai, vậy nguyên nhân chậm kinh ở các chị em là gì?
1. Câu hỏi của người bệnh
Câu hỏi bạn đọc: “Trước đây kinh nguyệt của em không đều, nhưng tầm 3 tháng nay bị chậm, có lần chậm 4 ngày, lần chậm 7 ngày, kỳ gần nhất chậm 9 ngày. Như này là sao ạ, có bị sao không ạ?”
2. Bác sĩ giải đáp: Chậm kinh có sao không?
BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương giải đáp về câu hỏi “Chậm kinh có sao không?”
2.1. Chậm kinh là gì?
Chậm kinh là khi chu kỳ kinh của chị em không bắt đầu theo dự đoán, chu kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Mặc dù trễ kinh từ 7 ngày có thể là dấu hiệu của thai kỳ, nhưng cũng có thể có những nguyên nhân khác gây ra chậm kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này cho đến ngày trước khi kỳ kinh tiếp theo bắt đầu. Chậm kinh được xác định khi chu kỳ kinh được dự đoán của bạn đã bắt đầu vào ngày hôm qua nhưng nó vẫn chưa bắt đầu. Chu kỳ trung bình của kỳ kinh là 28 ngày, với một chu trình như sau:
- Ngày 1: Niêm mạc tử cung bắt đầu bong tróc và được tống xuất ngoài qua đường âm đạo. Chu kỳ kinh thường kéo dài 4-8 ngày.
- Ngày 8: Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng sinh trở lại để chuẩn bị cho việc nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.
- Ngày 14: Trứng được phóng thích từ buồng trứng (rụng trứng), tạo điều kiện cho việc thụ tinh. Bạn có khả năng mang thai nếu bạn có quan hệ tình dục trong ngày rụng trứng hoặc trong 3 ngày trước đó.
- Ngày 15-24: Trứng di chuyển xuống ống dẫn trứng theo phía tử cung. Nếu thụ tinh xảy ra, trứng sẽ bám vào niêm mạc tử cung và làm tổ, đây là thời điểm bắt đầu mang thai.
- Ngày 24: Nếu không xảy ra thụ tinh, trứng sẽ bị vỡ và mức độ hormone giảm, cho biết tử cung sẽ không có thai trong tháng đó.
Một số phụ nữ có chu kỳ kinh đều đặn, trong khi những người khác có thể có chu kỳ biến đổi mỗi tháng nên thường sẽ lo lắng chậm kinh có sao không. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt đến sau mỗi 21 đến 35 ngày thì vẫn được coi là đều đặn.
2.2. Nguyên nhân gây chậm kinh
Chậm kinh có sao không, thực tế, chậm kinh không nhất thiết luôn đi kèm với việc mang thai. Thực tế, nó có thể là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Các vấn đề về kinh nguyệt thường liên quan đến sức khỏe tổng thể và cơ quan sinh sản. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chậm kinh:
2.2.1. Mang thai
Đây là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh phổ biến nhất. Khi thụ tinh xảy ra và trứng làm tổ trong tử cung, lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong ra như thường, dẫn đến việc không có kinh nguyệt.
Để xác định chính xác liệu chậm kinh có phải do mang thai hay không, việc sử dụng que thử thai là cách đơn giản và hiệu quả.
2.2.2. Thay đổi cân nặng
Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột đều có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể bạn không nhận được đủ lượng estrogen cần thiết hoặc sản xuất quá nhiều estrogen, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng.
2.2.3. Vận động quá sức
Luyện tập quá mức cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người tập thể dục một cách quá độ.
2.2.4. Căng thẳng và stress
Stress có thể ảnh hưởng đến hệ thống hormone, gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen ở vùng dưới đồi trong chu kỳ kinh nguyệt. Các hormone như adrenaline và cortisol do stress gây ra có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
2.2.5. Chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng của thuốc hiện tại, đây có thể là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Các loại thuốc sau đây thường gây ra tác dụng phụ gây chậm kinh như: thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn nội tiết, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai khẩn cấp, corticosteroid và thuốc hóa trị.
2.2.6. Sử dụng các chất kích thích
Thói quen sử dụng chất kích thích như rượu và thuốc lá có thể là nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ. Rượu và nicotine từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hormone sinh sản, gây ra rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, các chất kích thích cũng có thể gây ra vấn đề cho các cơ quan trong vùng chậu và ảnh hưởng đến lớp niêm mạc tử cung.
2.2.7. Mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm cũng có thể là nguyên nhân khiến kinh nguyệt trễ. Mãn kinh sớm xảy ra khi phụ nữ ngừng kinh nguyệt ở độ tuổi dưới 40, do cơ thể chị em bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn.
2.2.8. Các bệnh lý phụ khoa
Các vấn đề phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội tiết tử cung, suy buồng trứng, hoặc buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Việc nhận biết các dấu hiệu như máu kinh không đều, đau bụng dưới, hoặc dịch tiết âm đạo bất thường là dấu hiệu quan trọng để nhận biết và bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
2.3. Chậm kinh có sao không?
Kinh nguyệt được coi là một tấm gương phản ánh sức khoẻ sinh sản của chị em, vì vậy nhiều chị em lo lắng chậm kinh có sao không. Bác sĩ BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy chia sẻ: Các chu kì có thể chênh lệch nhau dao động khoảng 1 tuần nên nếu mình chậm kinh như vậy nhưng số ngày hành kinh và lượng máu đều không thay đổi thì không sao bạn đừng quá lo lắng nhé. Chú ý giảm căng thẳng stress, ngủ sớm dinh dưỡng đầy đủ để giảm kinh nguyệt có thể đều hơn nhé.
2.4. Điều trị chậm kinh
Việc điều trị tình trạng chậm kinh phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây chậm kinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên chị em sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc liệu pháp hormone để phục hồi lại chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu nguyên nhân chậm kinh là do vấn đề về tuyến giáp, bệnh lý tuyến giáp, hoặc bất kỳ vấn đề nội tiết nào khác, bác sĩ có thể hướng dẫn điều trị nội khoa để điều chỉnh cân bằng hormone trong cơ thể.
Trong trường hợp bác sĩ phát hiện có khối u hoặc tình trạng tắc nghẽn gây ra chậm kinh, có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hoặc điều trị tình trạng này.
Chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn điều trị chậm kinh một cách đúng đắn. Tuyệt đối chị em không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị dân gian không được chứng minh hiệu quả, vì điều này có thể làm tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Chậm kinh có sao không hoàn toàn phụ thuộc vào phương án điều trị của các chị em.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chị em cần lưu ý về việc vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên, không nên rửa sâu hay sử dụng quá nhiều hóa chất, vì điều này có thể làm thay đổi độ pH của vùng kín và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn, gây viêm nhiễm. Câu hỏi chậm kinh có sao không thực sự gây nhiều ám ảnh cho chị em.
Phụ nữ nên nhớ duy trì một lối sống lành mạnh và khẩu phần ăn uống cân đối. Chị em nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ rau củ quả, thịt, trứng, sữa và hạn chế ăn thức ăn giàu chất béo cũng như tránh các sản phẩm chứa chất kích thích như trà, cà phê, bia, rượu và thuốc lá.
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ gây ra mệt mỏi và khó tập trung mà còn có thể làm cho âm đạo khô rát và gây khó khăn trong việc có cảm giác khi quan hệ tình dục. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường là rất quan trọng.
Sự cân bằng giữa việc vận động và nghỉ ngơi cũng như việc thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng sẽ giúp chị em tránh được tình trạng stress kéo dài và duy trì sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em giải đáp được chậm kinh có sao không và nguyên nhân chậm kinh để có phuơng pháp điều trị đúng đắn. Đồng thời, các chị em đang mong muốn tìm kiếm địa chỉ tư vấn chậm kinh với các chuyên gia hàng đầu vui lòng liên hệ Tại đây. Bác sĩ BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương sẽ thăm khám và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất cho các chị em.