Ca bệnh Chlamydia sinh dục – Viêm âm đạo và chậm có thai ở bệnh nhân trẻ tuổi
Ngày 02/03/2024, bệnh nhân Nguyễn Thị M.H, sinh năm 2004, đến khám với lý do đã thả bầu nhưng 1 năm vẫn chưa có thai.
Tiền sử: PARA 0000; kinh nguyệt không đều, chu kỳ 30–60 ngày.
Kết quả khám bằng mỏ vịt và siêu âm cho thấy:
- Âm đạo có khí hư bẩn.
- Cổ tử cung lộ tuyến rộng 2 môi, có u đệm môi dưới.
- Cạnh buồng trứng phải có khối dịch không đồng âm, kích thước 35.32 × 25.21 mm.
Chẩn đoán ban đầu: Nghi ngờ bệnh nhân có viêm phần phụ, gây ứ dịch vòi trứng. Hơn nữa, bệnh nhân thả bầu lâu nhưng chưa có thai.
Bác sĩ chỉ định: Làm xét nghiệm PCR dịch âm đạo để tìm các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là Chlamydia
Kết luận
Bệnh nhân nhiễm Chlamydia và viêm âm đạo do tạp khuẩn.
Kế hoạch điều trị và bàn luận về ca bệnh
Điều trị viêm âm đạo bằng thuốc đặt. Do bệnh nhân có nhiễm Chlamydia nên cần điều trị kháng sinh cho cả hai vợ chồng, vì Chlamydia lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh nhân được tạo vòng kinh nhân tạo theo thuốc nội tiết, do chu kỳ kinh không đều (30–60 ngày). Hẹn khi có kinh đến để làm xét nghiệm nội tiết nhằm xác định nguyên nhân.
Khi phát hiện nhiễm bệnh, cần điều trị ngay lập tức, điều trị đồng thời cho cả 2 vợ chồng.
Bước tiếp theo, bệnh nhân cần làm:
- Xét nghiệm nội tiết
- Chụp tử cung – vòi trứng → nhằm kiểm tra có bất thường về nội tiết hay dính/tắc vòi trứng không.
Lưu ý:
Hầu hết các trường hợp nhiễm Chlamydia đều không có triệu chứng rầm rộ, chỉ có dấu hiệu viêm nhiễm nhẹ nên chị em cần đi khám sớm để không bỏ sót bệnh.
Xem đầy đủ thông tin về ca bệnh tại đây:
@phantichcabenh.phusan1 Kinh nguyệt không đều, bệnh nhân thả bầu 1 năm nhưng chưa có thai #bacsidothingoclan #bacsilethiquyen #xuhuong #thinhhanh #viemphukhoa #phusan1 #329bachmai
♬ nhạc nền – PK CKII Đỗ Thị Ngọc Lan – phantichcabenh.phusan1