Cơ quan sinh dục nữ: Cấu tạo, vấn đề thường gặp và cách phòng tránh

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Cơ quan sinh dục nữ là bộ phận rất dễ tổn thương và mắc bệnh trên cơ thể người phụ nữ. Việc phòng tránh những nguy cơ gây bệnh là vô cùng cần thiết. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về cấu tạo cơ quan sinh dục nữ và cách phòng tránh bệnh nhé!

1. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ

Cơ quan sinh dục của nữ giới
Cơ quan sinh dục của nữ giới là bộ phận vô cùng nhạy cảm

a. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên ngoài

Chức năng của bộ phận sinh dục bên ngoài là bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bị nhiễm trùng và cho phép tinh trùng đi vào bên trong âm đạo.

Âm hộ của bạn là tên gọi chung cho tất cả các bộ phận sinh dục bên ngoài. Rất nhiều người nhầm lẫn sử dụng thuật ngữ “âm đạo” để mô tả tất cả các bộ phận sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, âm đạo của bạn có cấu trúc riêng nằm bên trong cơ thể.

Các bộ phận chính của âm hộ hay chính bộ phận sinh dục bên ngoài đó là:

  • Môi lớn: Môi lớn bao bọc và bảo vệ các cơ quan sinh sản bên ngoài khác. Ở tuổi dậy thì, sự phát triển của lông xảy ra trên da của môi lớn. Đây cũng là nơi chứa các tuyến mồ hôi và tiết dầu.
  • Môi bé: Môi bé có thể có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Chúng nằm ngay bên trong môi lớn và bao quanh lỗ âm đạo (ống nối phần dưới tử cung với bên ngoài cơ thể) và niệu đạo (ống dẫn đưa nước tiểu ra bên ngoài cơ thể). Vùng da này rất mỏng manh và có thể dễ dàng bị kích ứng, sưng tấy.
  • Âm vật: Hai môi bé của bạn gặp nhau ở âm vật, một phần nhô ra nhỏ, nhạy cảm có thể so sánh với dương vật ở nam giới. Âm vật được bao phủ bởi một nếp da và rất nhạy cảm với sự kích thích.
  • Cửa âm đạo: Cửa âm đạo cho phép máu kinh và em bé thoát ra ngoài cơ thể. Dương vật có thể đi vào bên trong âm đạo qua cửa âm đạo.
  • Màng trinh: Màng trinh là một mảnh mô bao phủ hoặc là một phần xung quanh lỗ âm đạo. Nó được hình thành trong quá trình phát triển và hiện diện trong quá trình sinh ra.
  • Lỗ niệu đạo: Lỗ niệu đạo là vị trí mà bạn đi tiểu.
 Cấu tạo của âm hộ ở nữ giới
Cấu tạo của âm hộ ở nữ giới

b. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên trong

Khác với chức năng bảo vệ của cơ quan sinh dục bên ngoài, cơ quan sinh dục nữ bên trong lại có tác dụng chính là phục vụ cho quá trình mang thai và sinh sản. Các bộ phận chính của cơ quan sinh dục nữ bên trong đó là:

  • Âm đạo: Âm đạo là một ống cơ nối cổ tử cung (phần dưới của tử cung) với bên ngoài cơ thể. Nó có thể mở rộng để chứa em bé trong khi sinh và sau đó co lại như trạng thái ban đầu. Thành âm đạo được bao phủ một lớp màng nhầy giúp giữ ẩm.
  • Cổ tử cung: Phần thấp nhất của tử cung được gọi là cổ tử cung. Một lỗ ở giữa cho phép tinh trùng đi vào và máu kinh thoát ra. Cổ tử cung có thể mở ra (giãn ra) để em bé ra ngoài khi sinh con qua đường âm đạo. Cổ tử cung cũng là nơi ngăn cản vi khuẩn vào bên trong cơ thể.
  • Tử cung: Tử cung là một cơ quan hình quả lê rỗng, có nhiệm vụ giữ thai nhi trong thai kỳ. Tử cung được chia thành hai phần: cổ tử cung và tử cung. Tử cung là phần lớn hơn, nở ra khi mang thai.
  • Buồng trứng: Buồng trứng là những tuyến nhỏ, hình bầu dục, nằm ở hai bên tử cung. Buồng trứng có vai trò sản xuất trứng và hormone.
  • Ống dẫn trứng: Đây là những ống hẹp được gắn vào phần trên của tử cung và đóng vai trò là con đường đưa trứng (noãn) đi từ buồng trứng đến tử cung. Sự thụ tinh của trứng với tinh trùng thường xảy ra trong ống dẫn trứng. Trứng được thụ tinh sau đó di chuyển đến tử cung và phát triển thành bào thai.

Nhìn chung cấu trúc của cơ quan sinh dục nữ rất phức tạp và nhạy cảm. Việc chăm sóc âm hộ là việc làm bắt buộc để luôn có một cơ quan sinh dục khỏe mạnh.

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên trong
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên trong

2. Các bệnh thường gặp

Cơ quan sinh dục là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ. Đây là vị trí rất dễ tổn thương và mắc bệnh. Một số bệnh lý và vấn đề mà chúng thường gặp có thể kể đến như:

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một vấn đề ảnh hưởng đến tử cung của người phụ nữ – nơi em bé lớn lên khi người phụ nữ mang thai. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi niêm mạc của tử cung không phát triển ở tử cung mà phát triển ở một nơi khác. Bệnh có thể xuất hiện ở các bộ phận của cơ quan sinh dục như: buồng trứng, sau tử cung, ruột hoặc bàng quang. Hiếm khi, nó phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây đau đớn, vô sinh và kinh nguyệt ra nhiều. Cơn đau do lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở vùng xương chậu, bụng hoặc phần lưng dưới. Tuy nhiên có một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng. Vì thế, việc khó mang thai có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. 

U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. U xơ được hình thành từ các tế bào cơ và các mô khác phát triển trong và xung quanh thành tử cung hoặc tử cung. Nguyên nhân của u xơ là không rõ. Khi bạn gặp u xơ, các triệu chứng có thể xuất hiện đó là:

  • Kinh nguyệt đau đớn hoặc chảy máu giữa các thời kỳ.
  • Cảm giác tức ở vùng bụng dưới.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau lưng dưới.
  • Khó mang thai, vô sinh, dễ sảy thai hoặc sinh non

Ở một số phụ nữ, triệu chứng có thể không rõ ràng. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ để khám định kỳ.

Ung thư phụ khoa

Ung thư phụ khoa là bất kỳ bệnh ung thư nào bắt đầu ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Ung thư phụ khoa bắt đầu ở những nơi khác nhau trong vùng xương chậu của phụ nữ, thuộc khu vực bên dưới dạ dày và ở giữa xương hông.

  • Ung thư cổ tử cung bắt đầu ở cổ tử cung, phần cuối hẹp của tử cung.
  • Ung thư buồng trứng xuất hiện đầu tiên tại buồng trứng nằm ở hai bên của tử cung
  • Ung thư tử cung bắt đầu từ tử cung, cơ quan hình quả lê trong xương chậu của người phụ nữ, nơi em bé lớn lên khi người phụ nữ mang thai.
  • Ung thư âm đạo bắt đầu từ âm đạo, là ống rỗng, giống như ống nối giữa đáy tử cung và bên ngoài cơ thể.
  • Ung thư âm hộ xuất phát tại âm hộ, là phần bảo vệ của bộ phận sinh dục nữ
cơ quan sinh dục nữ
Ung thư là bệnh lý ác tính ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ phụ nữ

HIV/AIDS

HIV là loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Theo thời gian, HIV có thể phá hủy rất nhiều tế bào đến mức cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng được nữa. Cơ thể con người không thể loại bỏ được HIV – điều đó có nghĩa là một khi một người đã nhiễm HIV, người đó sẽ mắc bệnh này suốt đời. 

Hiện tại chưa có cách chữa trị, nhưng nếu được chăm sóc y tế thích hợp, virus có thể được kiểm soát. HIV là loại vi-rút có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc AIDS. AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, khi hệ thống miễn dịch của một người bị tổn hại nghiêm trọng.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng viêm bàng quang mãn tính dẫn đến cảm giác khó chịu hoặc đau tái phát ở bàng quang hoặc vùng xương chậu xung quanh. Những người này thường có thành bàng quang bị viêm hoặc bị kích thích, có thể gây sẹo và cứng bàng quang. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Tuy nhiên, nó phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Có những người thường xuất hiện một số hoặc không có triệu chứng nào sau đây:

  • Khó chịu nhẹ ở vùng bụng hoặc vùng chậu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Không thể nhịn tiểu
  • Cảm giác tức vùng bụng hoặc vùng chậu.
  • Đau dữ dội ở bàng quang hoặc vùng xương chậu.
  • Đau bụng dưới dữ dội, tăng dần khi bàng quang đầy hoặc rỗng.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ xảy ra khi lượng hormone nam được sản xuất quá nhiều từ buồng trứng và tuyến thượng thận. Từ đó xuất hiện những u nang tại buồng trứng. Tỷ lệ mắc bệnh thường tăng trên bệnh nhân béo phì. Các triệu chứng thường gặp của bệnh đó là:

  • Bộ phận sinh dục thiếu độ ẩm
  • Đau vùng xương chậu.
  • Lông mọc quá nhiều trên các bộ phận của cơ thể: mặc, ngực, bụng, ngón tay chân,…
  • Hói đầu hoặc tóc mỏng.
  • Da nhờn, mụn trứng cá hoặc gàu.
  • Xuất hiện mảng da sẫm màu (nâu sẫm hoặc đen)

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Đây là bệnh nhiễm trùng mà bạn có thể mắc phải khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm trùng. Nguyên nhân của bệnh thường là do vi khuẩn, ký sinh trùng và vi rút. Bệnh lây truyền qua đường tình dục thường rất đa dạng và khó xác định.

Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ thường có các biểu hiện nặng nề hơn. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho em bé.

Bạo lực tình dục

Bạo lực tình dục là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội ngày nay. Bạo lực tình dục là hoạt động tình dục mà không có sự đồng ý hoặc được đưa ra một cách tự do. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải bạo lực tình dục, nhưng hầu hết nạn nhân là nữ. Người chịu trách nhiệm về hành vi bạo lực thường là nam giới và thường là người quen biết với nạn nhân. Mục tiêu cuối cùng là phải ngăn chặn bạo lực tình dục trước khi nó bắt đầu.

Bạo lực bạn tình là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng, có thể phòng ngừa được, ảnh hưởng đến hàng triệu người. Thuật ngữ bạo lực bạn tình mô tả sự tổn hại về thể chất, tình dục hoặc tâm lý do bạn tình hoặc vợ/chồng hiện tại hoặc trước đây gây ra. Loại bạo lực này có thể xảy ra giữa các cặp đôi khác giới hoặc đồng giới và không đòi hỏi sự thân mật tình dục.

Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề có thể xảy ra ở phụ nữ mà bạn thường sẽ khó có thể biết nó là gì. Vậy nên hãy trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức và nếu gặp vấn đề bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có thể nhận được hướng điều trị phù hợp.

bệnh về cơ quan sinh dục nữ
Các vấn đề về cơ quan sinh dục thường khó phát hiện và không hề đơn giản

3. Cách bảo vệ cơ quan sinh dục nữ và phòng tránh các bệnh thường gặp

Để có một hệ thống sinh sản khỏe mạnh đòi hỏi bạn phải biết khi nào cần nhờ bác sĩ giúp đỡ. Hãy liên hệ ngay với các dịch vụ y tế khi bạn cần để ngăn ngừa các vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản. Những vấn đề bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đó là:

  • Lập kế hoạch hóa gia đình
  • Chăm sóc sức khỏe, bao gồm: sàng lọc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các vấn đề sinh sản, dịch vụ chăm sóc thai sản và sinh nở
  • Cách thức tránh thai
  • Phòng ngừa và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục 
  • Chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ trong các trường hợp bạo lực gia đình

Sức khỏe sinh sản là một phần quan trọng trong sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc tổng thể của bạn. Một hệ thống sinh sản khỏe mạnh cho phép bạn có đời sống tình dục an toàn và lành mạnh, lựa chọn sinh con nếu bạn muốn, mang thai khỏe mạnh.

bảo vệ cơ quan sinh dục nữ luôn khoẻ mạnh
Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe để bảo vệ cơ quan sinh dục luôn khoẻ mạnh

4. Khi nào cần khám và tư vấn với bác sĩ

Đôi khi kinh nguyệt có thể khiến bạn gặp một số các triệu chứng khó chịu, tuy nhiên nó là các dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt của bạn khác nhau tùy theo tình trạng và có thể bao gồm:

  • Thay đổi tâm trạng, khó chịu hoặc trầm cảm
  • Đau đầu
  • Đầy hơi
  • Đau ngực

Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dưới, đùi trên hoặc lưng
  • Kinh nguyệt đau dữ dội, không đều hoặc không có kinh nguyệt
  • Thời gian kéo dài hơn 8 ngày hoặc cách nhau hơn 2 đến 3 tháng
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Bộ phận sinh dục thiếu độ ẩm
  • Triệu chứng khó chịu về đường ruột: tiêu chảy, táo bón,…
  • Chảy máu giữa các thời kỳ
  • Chảy máu sau khi quan hệ

Mọi người đều trải qua chu kỳ kinh nguyệt của mình một cách khác nhau, hầu hết đều không gặp bất kỳ khó khăn nào. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong chu kỳ khiến bạn lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Mong rằng những thông tin vừa rồi có thể cho bạn hiểu rõ về cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ cũng như sự nguy hiểm của các bệnh lý của cơ quan sinh dục. Việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm giúp bạn có thể rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hãy liên hệ ngay qua hotline: 0868 555 168 hoặc đặt lịch khám để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương tư vấn và hỗ trợ cho bạn nhé

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ