Các bé gái mới dậy thì có thể xuất hiện tình trạng rong kinh làm bố mẹ lo lắng. Rong kinh nên uống thuốc gì và phải làm gì để giúp đỡ con? Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ các bố mẹ.
1. Ảnh hưởng của rong kinh
Để biết rong kinh nên uống thuốc gì, bạn cần hiểu rõ rong kinh là bệnh gì. Tình trạng rong kinh kéo dài, nhất là đối với trẻ đang dậy thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cả về sức khỏe lẫn đời sống, điển hình như:
- Thiếu máu: cơ thể mất lượng máu nhiều hơn so với chu kỳ kinh bình thường sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu với các biểu hiện như da nhợt nhạt, xanh xao, dễ mệt mỏi, đau đầu khi thay đổi tư thế,… Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới việc học cũng như sinh hoạt hàng ngày
- Tâm lý: việc phải để ý tới lượng máu kinh cũng như thay băng nhiều lần trong ngày sẽ làm các bé dễ thấy khó chịu, lo lắng, xấu hổ, kèm theo sự mất tập trung trong học tập và đời sống
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: rong kinh lâu dài làm vùng kín luôn ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai về sau.
Vậy rong kinh nên uống thuốc gì? Rong kinh uống thuốc cầm máu được không? Phần sau bài viết sẽ giải đáp cho các bố mẹ về vấn đề này.
2. Rong kinh nên uống thuốc gì?
Có không ít bố mẹ thấy con bị rong kinh thì tự ý ra hiệu thuốc để mua về uống mà không đưa con đi khám hay kiểm tra. Việc uống thuốc khi chưa rõ nguyên nhân rong kinh sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con.
Để trả lời cho câu hỏi rong kinh nên uống thuốc gì, dưới đây là một số loại thuốc các bác sĩ có thể kê trong trường hợp rong kinh.
2.1. Thuốc cầm máu
Thuốc cầm máu cấp được cấp phép sử dụng là tranexamic acid. Thuốc tham gia vào việc ức chế nguyên nhân đông máu và phân hủy plasminogen, từ đó hạn chế việc phân hủy fibrin dẫn tới giảm tối đa 60% lượng máu chảy ra.
Thuốc này chỉ dùng để điều trị triệu chứng chảy máu khi bị rong kinh chứ không điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt hay làm giảm các triệu chứng khác như đau bụng.
Ngoài ra thuốc có chống chỉ định với những bệnh nhân mắc bệnh đông máu nội mạc, rối loạn đông cầm máu, các trường hợp huyết khối mạch.
2.2. Thuốc kháng viêm không steroid
Rong kinh nên uống thuốc gì? Thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong rong kinh là mefenamic acid. Thuốc có công dụng làm giảm tiết prostaglandin và dẫn tới giảm lượng máu mất tối đa 25%. Thường được sử dụng trên bệnh nhân vừa rong kinh kèm theo đau bụng.
Mefenamic acid tuy không hiệu quả bằng tranexamic acid nhưng lại có ít tác dụng phụ hơn nên được sử dụng nhiều hơn.
Lời khuyên tốt nhất cho các bố mẹ vẫn là cần phải đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định được đúng nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất và không nên tự ý đi mua thuốc.
2.3. Thuốc sử dụng hormone – thuốc tránh thai
Lời giải tiếp theo cho câu hỏi “rong kinh nên uống thuốc gì?” là thuốc hormone. Levonorgestrel, Ethinyl estradiol là các thuốc tránh thai chứa hai loại hormone sinh dục estrogen và progesterone liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Uống thuốc tránh thai hàng ngày điều trị rong kinh hiệu quả nhất. Thuốc có tác dụng ức chế sự rụng trứng cũng như ngăn sự gia tăng nội mạc tử cung, giảm đau tức ngực, bụng. Lượng máu kinh giảm tới 43% khi uống thuốc.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc cũng khá đáng kể và có chống chỉ định với các bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rong kinh
Nếu đã biết đáp án của câu hỏi rong kinh nên uống thuốc gì, bạn đừng quên tìm hiểu cách sử dụng thuốc. Sau đây là một số lưu ý bố mẹ cần biết khi sử dụng thuốc điều trị rong kinh:
- Sử dụng thuốc uống có thể đem lại hiệu quả ngay lập tức, tuy nhiên không được lạm dụng. Các thuốc đều có tác dụng phụ không mong muốn mà dùng lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản. Do đó dùng thuốc đều cần chỉ dẫn của bác sĩ và sự thăm khám định kỳ.
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bản thân bố mẹ cũng cần tìm hiểu rõ về loại thuốc, đồng thời thông báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe của con, đặc biệt là các bệnh lý gan, thận, tim, máu để bác sĩ có thể cân nhắc và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất.
- Trong quá trình dùng thuốc, bố mẹ cần hỗ trợ giúp con thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt, tránh gây mệt mỏi, căng thẳng cho con để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
- Bố mẹ cần phải hiểu rong kinh là một vấn đề phức tạp, không phải trường hợp nào cũng tự khỏi hoặc là uống thuốc rồi khỏi ngay. Bố mẹ cần đồng hành và cổ vũ con để có thể nhanh khỏi bệnh.
4. Khi nào cần đi khám?
Trong hầu hết trường hợp, nếu con bạn ra kinh nguyệt nhiều và kéo dài trên 7 ngày, hãy đưa con đi khám càng sớm càng tốt để tránh xảy ra các nguy cơ về sau như thiếu máu, suy nhược,… ảnh hưởng tới sức khỏe dậy thì cũng như đời sống của con. Bố mẹ cũng không nên chủ quan mà qua hiệu thuốc bên ngoài tự ý mua thuốc về cho con uống, điều này sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn mà bố mẹ không thể kiểm soát được.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã có lời giải cho câu hỏi “rong kinh nên uống thuốc gì?”.
[block id=”6028″]