Đang bị rong kinh uống thuốc tránh thai được không?

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đang bị rong kinh uống thuốc tránh thai được không? Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tránh thai là gì và cách khắc phục. Cùng tìm hiểu với BSCKII Lê Thị Quyên.

Đang bị rong kinh uống thuốc tránh thai được không? Có thể chữa trị rong kinh bằng thuốc tránh thai được không và cách khắc phục khi gặp tác dụng phụ của thuốc tránh thai là gì? Cùng tìm hiểu với BSCKII Lê Thị Quyên.

1. Biểu hiện của rong kinh

Trước khi trả lời câu hỏi, rong kinh uống thuốc tránh thai được không thì chị em cần hiểu sơ bộ về định nghĩa của rong kinh. Rong kinh là tình trạng khi máu kinh ra trong chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với chu kỳ thông thường.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày, và thời gian kinh nguyệt là từ 3 đến 5 ngày. Lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ thường là khoảng 50 – 80ml, đó là lớp niêm mạc tử cung bong ra, và sau đó lớp niêm mạc mới sẽ hình thành cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Những biểu hiện phụ nữ thường bắt gặp khi rong kinh:

  • Đau bụng kinh.
  • Thời gian hành kinh kéo dài liên tục trên 7 ngày, thậm chí có thể lên tới 10 ngày hoặc hơn thế nữa.
  • Số lượng máu kinh vượt quá 80ml.
  • Phải thay đổi băng vệ sinh liên tục sau mỗi vài giờ.
  • Phải sử dụng cùng lúc hai hoặc nhiều loại băng vệ sinh.
  • Xuất hiện các cục máu đông lớn.
  • Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu như cảm giác mệt mỏi, khó thở, kiệt sức, da nhợt nhạt, rụng tóc.

Khi phát hiện có những biểu hiện này, phụ nữ nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị thích hợp. Nhiều chị em tự ý chữa rong kinh bằng thuốc tránh thai, không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.

Rong kinh là tình trạng hành kinh liên tục trên 7 ngày với số lượng kinh nhiều
Rong kinh là tình trạng hành kinh liên tục trên 7 ngày với số lượng kinh nhiều

2. Ảnh hưởng của rong kinh

Những rủi ro nào có thể đối diện khi phụ nữ mắc phải rong kinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều chị em quan tâm. Khi lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc kéo dài mà không được điều trị rong kinh bằng thuốc tránh thai hiệu quả, có thể dẫn đến những vấn đề sau:

  • Thiếu máu: Bệnh có thể gây ra tình trạng thiếu máu do mất máu quá nhiều trong mỗi chu kỳ kinh. Khi mắc thiếu máu, phụ nữ có thể gặp khó thở, mệt mỏi, da xanh xao và cảm thấy thiếu sức sống.
  • Đau bụng dữ dội: Bên cạnh lượng máu kinh nhiều, có thể gây ra cảm giác đau bụng dữ dội, có triệu chứng tương tự như đau bụng kinh. Một số trường hợp cũng có thể gặp phải cơn đau đặc biệt trong quá trình rong kinh.
  • Bệnh phụ khoa: Âm đạo ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, gây viêm nhiễm và ngứa ngáy trong các cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo,…, dễ gây ra các bệnh lý phụ khoa.
  • Nguy cơ vô sinh và hiếm muộn: Khi gặp phải rong kinh, máu bị đọng lâu trong buồng tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây ra bệnh. Vi khuẩn có thể lan theo hướng từ âm đạo lên vòi trứng, buồng tử cung, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

3. Rong kinh uống thuốc tránh thai được không?

Khi dùng thuốc tránh thai, chị em đang tiếp nhận vào cơ thể một lượng hormone sinh dục nữ nhằm ngăn chặn quá trình rụng trứng và ngăn cản sự thụ thai. Với một số lý do cá nhân, chị em có thể sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh hoặc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt cũng như điều trị rong kinh bằng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp này thường xuyên.

Hầu hết chị em thường tự mua thuốc tránh thai sẵn có tại hiệu thuốc thay vì tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Mặc dù thuốc tránh thai có thể giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt, nhưng để chữa trị rong kinh bằng thuốc tránh thai, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vì thuốc tránh thai có nhiều loại và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Rong kinh uống thuốc tránh thai được không? Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh thai để điều trị rong kinh
Rong kinh uống thuốc tránh thai được không? Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tránh thai để điều trị rong kinh

Khi gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài, điều tốt nhất là chị em nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán cụ thể. Dựa trên tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em loại thuốc trị rong kinh phù hợp. Hầu hết các loại thuốc chữa rong kinh đều là thuốc kê đơn, vì vậy chị em không nên tự mua thuốc ở ngoài tiệm. 

4. Cách trị rong kinh bằng thuốc tránh thai

Dưới đây là hai phương pháp chữa trị rong kinh bằng thuốc tránh thai thường được nhiều bác sĩ kê đơn mà chị em có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Thuốc tránh thai và miếng dán tránh thai

Một số loại thuốc tránh thai có thể kiểm soát lượng hormone nội tiết estrogen và progesterone như Levonorgestrel, Ethinyl estradiol, đều được sản xuất dưới dạng viên nén, có tác dụng chữa trị rong kinh một cách hiệu quả, giúp giảm khoảng một nửa lượng máu kinh nếu sử dụng đúng cách.

Các thuốc này sẽ ức chế quá trình rụng trứng và ngăn ngừa sự phát triển của nội mạc tử cung, giảm đau bụng và cảm giác đau ngực. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân có tiền sử về bệnh tim mạch, cao huyết áp, hoặc rối loạn đông máu,… có thể gặp phải các tác dụng phụ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy những nhóm bệnh trên không nên sử dụng thuốc này.

Thuốc tiêm tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai Depo-Provera là một phương pháp kiểm soát hormone nội tiết bên trong cơ thể, thay vì uống hoặc dán, bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào vùng cánh tay hoặc mông của bạn. Tuy nhiên, phương pháp này có điểm yếu lớn là cần phải tiêm định kỳ mỗi 3 tháng/lần để đạt được kết quả tốt nhất.

Thuốc tiêm tránh thai là 1 trong các cân nhắc của bác sĩ khi trị rong kinh bằng thuốc tránh thai
Thuốc tiêm tránh thai là 1 trong các cân nhắc của bác sĩ khi trị rong kinh bằng thuốc tránh thai

Nhìn chung, phương pháp chữa trị rong kinh bằng thuốc tránh thai hiện nay được nhiều người tin tưởng và áp dụng, tuy nhiên, đa số không thăm khám trước khi sử dụng thuốc, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất là trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc phù hợp và hiệu quả nhất, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

5. Tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai

Khi sử dụng thuốc tránh thai nói chung và chữa trị rong kinh bằng thuốc tránh thai nói riêng, chị em có thể trải qua một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy vậy, thường những tác dụng này sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Các tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc tránh thai như sau

  • Ra máu âm đạo ngoài kì kinh: Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc tránh thai. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hormone hoặc sự điều chỉnh cấu trúc tử cung để nội mạc tử cung mỏng hơn. Tuy nhiên, nếu chảy máu âm đạo kéo dài trên 5 ngày khi sử dụng thuốc tránh thai hoặc ra máu nặng trên 3 ngày, chị em nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
  • Buồn nôn: Một số phụ nữ khi sử dụng thuốc tránh thai có thể gặp tác dụng phụ là buồn nôn, nhưng thường thì tác dụng này sẽ giảm dần sau một thời gian. Để giảm buồn nôn, phụ nữ có thể uống thuốc tránh thai trước khi đi ngủ. Nếu buồn nôn nặng và kéo dài hơn 3 tháng, nên tham khảo ý kiến từ cơ sở y tế.
  • Đau vú: Đau vú là một trong những tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai. Nguyên nhân là do thuốc tránh thai gây phì đại tuyến vú, nhưng triệu chứng này thường tự giảm sau một vài tuần. Để giảm đau vú do trị rong kinh bằng thuốc tránh thai, phụ nữ để ý tới khẩu phần ăn bằng cách giảm lượng muối và cafein.
  • Đau đầu: Các hormone có trong thuốc tránh thai có thể gây đau đầu cho người sử dụng. Tùy thuộc vào từng loại thuốc khác nhau mà có thể gây ra các triệu chứng đau đầu có tính chất khác nhau.
  • Tăng cân: Thuốc tránh thai có thể gây ra sự giữ nước trong cơ thể, dẫn đến tăng cân. 
  • Thay đổi tâm trạng: Sự thay đổi nội tiết tố cũng là một trong những lí do khiến cho tâm trạng và cảm xúc của chị em thay đổi trong thời gian sử dụng thuốc tránh thai.
  • Trễ kinh: Tác dụng phụ của thuốc tránh thai, có thể do căng thẳng hoặc bất thường về nội tiết tố. Nếu trễ một chu kỳ kinh hoặc lượng máu kinh ít khi sử dụng thuốc tránh thai, nên thử thai trước khi tiếp tục liều tiếp theo.
  • Giảm hoặc tăng ham muốn tình dục: Giảm ham muốn tình dục là một tác dụng phụ thường gặp ở phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, và nếu tình trạng này kéo dài, nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp, thuốc tránh thai có thể tăng ham muốn và giảm đau trong kỳ kinh.
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo: Dịch tiết âm đạo có thể bị giảm khi sử dụng thuốc tránh thai. Trong trường hợp âm đạo bị khô, có thể sử dụng chất bôi trơn để tăng cảm giác thoải mái trong quan hệ tình dục.
  • Những thay đổi trong mắt: Thuốc tránh thai có thể làm thay đổi nội tiết tố và liên quan đến sự dày lên của giác mạc.
Buồn nôn là 1 trong những tác dụng phụ của việc trị rong kinh bằng thuốc tránh thai mà chị em cần để ý
Buồn nôn là 1 trong những tác dụng phụ của việc trị rong kinh bằng thuốc tránh thai mà chị em cần để ý

Ngoài ra, thuốc tránh thai có một số tác dụng phụ lâu dài sau khi sử dụng thuốc liên tục và quá nhiều một thời gian

  • Vấn đề về tim mạch: Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có thể gây tăng nguy cơ liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Những người có huyết áp cao không kiểm soát hoặc có tiền sử bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các phương pháp tránh thai khác.
  • Nguy cơ về ung thư: Thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, hoặc ung thư gan.

6. Lời khuyên từ bác sĩ

BSCKII Lê Thị Quyên cho rằng có thể trị rong kinh bằng thuốc tránh thai. Tuy nhiên chị em cần đi khám và được chẩn đoán kĩ càng trước khi được chỉ định thuốc tránh thai. Sau đó cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ để tình trạng rong kinh tiến triển tốt cũng như hạn chế được các tác dụng phụ.

Thường những tác dụng phụ của thuốc tránh thai sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Nếu chị em đang chữa trị rong kinh bằng thuốc tránh thai mà gặp tác dụng phụ, trước hết nên theo dõi các triệu chứng xem có thuyên giảm không. Trong trường hợp các triệu chứng kéo dài và trở nặng, chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp gặp những dấu hiệu bất thường đáng lo ngại hoặc có những câu hỏi gấp, liên hệ tới hotline 0868 555 168 để được hỗ trợ sớm nhất

z5440103600324 c25ae4b7f90810a3a1650be4773e4b6f 1

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Khi nào nên tháo que tránh thai? Có đau không?

Tháo que tránh thai là một quy trình đơn giản, nhanh chóng. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về quy trình tháo que tránh thai để các chị em có góc nhìn rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cấy que tránh thai bị rong kinh? Có nguy hiểm không?

Cấy que tránh thai bị rong kinh, có nguy hiểm không là băn khoăn của các chị em. Bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp chị em có góc nhìn rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

All in one
Liên hệ