Nhiều chị em lo lắng về bị ung thư cổ tử cung có con được không. Trường hợp nào chị em có thể sinh con bình thường, trường hợp nào không? Cùng tìm hiểu trong bài ngay sau đây nhé.
1. Câu hỏi của người bệnh
Một bạn trong group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI có câu hỏi: Bị ung thư cổ tử cung có con được không. Mang thai trong lúc bị ung thư cổ tử cung thì có nguy hiểm gì không?
2. Bác sĩ trả lời: Đang bị ung thư cổ tử cung có con được không?
2.1. Bị ung thư cổ tử cung có con được không?
BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương giải đáp: Với tình trạng của bạn bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 2, bác sĩ tư vấn bạn cần đi khám, nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn cũng như độ tuổi, tiền sử bệnh và nhu cầu sinh sản.
Bạn cần phải ưu tiên điều trị ung thư cổ tử cung trước khi mang thai. Bởi sự phát triển của ung thư cổ tử cung không thể lường trước được, bệnh rất nguy hiểm nếu như không được điều trị sớm và đúng cách sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Con cái cũng quan trọng nhưng sức khỏe của bản thân mình còn quan trọng hơn. Có sức khỏe thì bạn mới sinh con ra khỏe mạnh và nuôi con phát triển tốt được.
Hiện nay, ung thư cổ tử cung được điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh, từng trường hợp và mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Một số trường hợp ung thư cổ tử cung được điều trị như sau:
- Ung thư tại chỗ và dị sản: Đốt điện, đốt laser hay đông lạnh các tế bào bất thường là những phương pháp sẽ được áp dụng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành khoét chóp cổ tử cung. Đây là các phương pháp điều trị dễ dàng, an toàn, tỉ lệ khỏi có thể đạt 100% nếu lấy hết được các tổn thương.
Nhìn chung, phương pháp điều trị trên đều không ảnh hưởng đến khoái cảm khi quan hệ tình dục và khả năng mang thai về sau. Do vậy, trong những trường hợp này chị em bị ung thư cổ tử cung hoàn toàn có khả năng sinh đẻ bình thường.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp dưới đây, người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung để quá trình điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn. Trong tình huống này, bệnh nhân có thể sẽ không còn khả năng mang thai được nữa.
- Ung thư xâm lấn: Trong một số trường hợp ung thư đã lan rộng hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn người bệnh đẻ điều trị triệt để bằng phẫu thuật cắt bỏ tử cung và các bộ phận xung quanh bao gồm cả vét hạch chậu. Có thể đi kèm với điều trị hóa trị hoặc xạ trị tùy theo mỗi trường hợp.
Như vậy, khả năng mang thai của chị em mắc ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào phương pháp điều trị có cắt tử cung hay không. Nếu không bị cắt tử cung, chị em hoàn toàn có khả năng mang thai và sinh đẻ sau này.
2.2. Đang mang thai bị ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Nhiều chị em thắc mắc và lo lắng bị ung thư cổ tử cung khi đang mang thai có ảnh hưởng thai nhi không? BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan xin giải đáp như sau:
Các chuyên gia cho biết, ung thư cổ tử cung ít gặp ở những phụ nữ đang mang thai, ước tính chỉ có khoảng 3% số bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung khi đang mang bầu. Trong thai kỳ, nếu các mẹ bầu có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sản khoa sẽ đề nghị thực hiện xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung.
BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ thêm, các chuyên gia y tế nhấn mạnh, ung thư cổ tử cung không gây bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào cho thai nhi và quá trình sinh nở. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị có thể gây hại cho thai nhi. Do vậy, tùy theo tuổi thai, giai đoạn bệnh, sức khỏe của mẹ bầu mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.
- Ở giai đoạn sớm: Bệnh nhân có thể trì hoãn quá trình điều trị đến khi thai trưởng thành sau đó mới can thiệp y tế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá để can thiệp mổ lấy thai khi thai đủ trưởng thành và điều trị cho mẹ.
- Ở giai đoạn muộn: Nếu phát hiện ở giai đoạn đầu thai kỳ thường chị em phải chấm dứt thai kỳ và điều trị ung thư cổ tử cung ngay. Vì hóa trị sẽ gây hại cho thai nhi như: Dị tật bẩm sinh, số lượng tế bào máu thấp trong khi sinh, thậm chí thai lưu,…
Để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho cả mẹ và thai nhi thì các chị em phải khám thai định kỳ đúng lịch, kịp thời phát hiện các tổn thương tiền ung thư cũng như ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
Vậy bị ung thư cổ tử cung có con được không? Hiện nay, với các phương pháp điều trị hiện đại, phụ nữ bị bệnh ở giai đoạn sớm có thể được điều trị mà vẫn có khả năng sinh sản và sinh con sau này. Tuy nhiên, một số trường hợp sau điều trị cắt tử cung hoặc xạ trị, phụ nữ sẽ không còn khả năng mang thai.
2.3. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở phụ nữ mang thai
2.3.1. Các xét nghiệm tầm soát ban đầu
Phụ thuộc vào từng bệnh nhân, tình trạng bệnh, độ tuổi, tình trạng lâm sàng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định xét nghiệm tầm soát ban đầu như sau:
- Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap smear): Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt quan sát toàn bộ cổ tử cung. Sau đó, sử dụng bàn chải mềm hoặc que gỗ (dụng cụ chuyên dụng) để lấy mẫu tế bào cổ tử cung gửi giải phẫu bệnh.
- Xét nghiệm tìm virus HPV (Human Papillomavirus): Đây được coi là xét nghiệm quan trọng để tìm sự có mặt của virus HPV, nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư cổ tử cung.
2.3.2. Sinh thiết mổ cổ tử cung
Tùy vào kết quả của hai xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm những xét nghiệm sau để chẩn đoán xác định bệnh:
- Soi cổ tử cung: Sử dụng máy soi giúp phòng đại hình ảnh cổ tử cung để tìm các tế bào bất thường. Trong quá trình soi, nếu phát hiện tế bào bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết tổn thương lấy mô bệnh gửi giải phẫu bệnh.
- Bấm sinh thiết cổ tử cung: Dùng dụng cụ bấm đặc biệt để lấy mẫu mô bệnh, sau đó gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh. Thủ thuật này thường không gây cảm giác đau cho bệnh nhân nhưng có thể gây chảy máu.
- Nạo kênh cổ tử cung: Sử dụng thìa nhỏ đặc biệt kích thước bằng lỗ cổ tử cung để nạo ít mô ở kênh cổ tử cung nằm trong cổ tử cung. Lấy bệnh phẩm gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh.
2.3.3. Các xét nghiệm giúp xác định chẩn đoán
Trong trường hợp được chẩn đoán là ung thư cổ tử cung, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được sử dụng để đánh giá giai đoạn và mức độ xâm lấn của bệnh. Các phương pháp được sử dụng có thể kể đến như:
- Xét nghiệm hình ảnh: X-quang, cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp positron cắt lớp (PET) để xác định mức độ lan rộng của ung thư cổ tử cung.
- Kiểm tra trực quan: Sử dụng phương pháp nội soi chẩn đoán giúp kiểm tra các khu vực bên trong bàng quang và trực tràng để kiểm tra mức độ cũng như ảnh hưởng của ung thư cổ tử cung với các cơ quan bộ phận xung quanh.
Điều trị sau khi chẩn đoán xác định bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự xâm lấn của khối u. Đối với các tình trạng nhẹ, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi thường xuyên và lặp lại các xét nghiệm sàng lọc (Pap) để kiểm tra định kỳ. Với các tổn thương tiền ung thư, các phương pháp điều trị như đốt lạnh, đốt laser hoặc khoét chóp có thể được áp dụng.
Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn cần theo dõi bằng xét nghiệm Pap hoặc xét nghiệm HPV DNA định kỳ.
2.4. Cách điều trị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ mang thai
Tùy theo vị trí của khối u, giai đoạn ung thư, sức khỏe và tuổi thai mà có các biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ các phương pháp điều trị trong những giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu bị ung thư cổ tử cung:
2.4.1. Giai đoạn đầu của thai kỳ
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, xét nghiệm Pap smear được tiến hành thường xuyên. Trong một số trường hợp có thể cân nhắc đến quá trình phẫu thuật với mục đích loại bỏ khối u và mô lành xung quanh cổ tử cung. Phương pháp này không xâm lấn và không gây nguy hiểm cho thai nhi và người mẹ.
Trong trường hợp tình trạng bệnh của chị em ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể trì hoàn điều trị đến sau khi sinh nếu không có bất kỳ nguy hiểm nào cho thai kỳ.
2.4.2. Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba
Bác sĩ có thể kết hợp 2 phương pháp điều trị hóa trị với xạ trị trong giai đoạn này. Hai phương pháp điều trị này thường an toàn và không gây ra những rủi ro cho thai nhi trong giai đoạn này.
2.4.3. Phụ nữ mang thai phát hiện có khối u nhỏ
Với chị em phát hiện có khối u nhỏ khi mang thai, bác sĩ chuyên khoa đưa ra hai hướng điều trị: Khoét chóp cổ tử cung hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần cổ tử cung. Vì đây là phẫu thuật xâm lấn, quá trình phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến thai nhi, có thể gây thai lưu nên không sử dụng trong thai kỳ.
Do đó, khoét chóp cổ tử cung được áp dụng nhiều hơn ở mẹ bầu. Thủ thuật này đảm bảo an toàn và ít gây ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Qua bài viết trên, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Đang bị ung thư cổ tử cung có con được không?”. Mong rằng với các thông tin trên, chị em đã hiểu hơn về các thông tin liên quan đến ung thư cổ tử cung khi mang thai, khả năng có con khi bị ung thư cổ tử cung cũng như phương hướng điều trị thích hợp.
Nếu còn thắc mắc nào về ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh phụ khoa khác, chị em hãy liên hệ và đặt lịch khám qua Zalo của Phòng khám để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp nhé.