Đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Khi điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc, phụ nữ thường lo lắng về tác dụng phụ của thuốc. Vậy đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không?

Chậm kinh là một biểu hiện thường gặp của rối loạn kinh nguyệt. Để giải đáp câu hỏi đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không cho nhiều chị em phụ nữ, bài viết dưới đây sẽ lý giải nguyên nhân và lưu ý cần thiết.

1. Nguyên nhân chậm kinh

Để biết đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây trễ kinh là gì. Ngoài mang thai, chậm kinh cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nhìn chung, các vấn đề về kinh nguyệt cho thấy sức khỏe của phụ nữ đang gặp vấn đề.

Cụ thể, chị em có nguy cơ đối mặt với suy nhược cơ thể hoặc các bệnh lý liên quan đến khả năng sinh sản, bao gồm cả chậm kinh. Vậy nguyên nhân chậm kinh là gì?

1.1. Có thai

Một trong những lý do phổ biến nhất gây chậm kinh là mang thai. Bình thường, trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung sẽ dày lên chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Nếu không có quá trình gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, lớp niêm mạc này sẽ bị loại bỏ, gây ra hiện tượng kinh nguyệt. Do đó, nếu kinh nguyệt xuất hiện, đó là dấu hiệu không mang thai.

Ngược lại, nếu quá trình thụ tinh xảy ra và trứng được làm tổ trong tử cung, lớp niêm mạc sẽ được duy trì để phát triển thai nhi. Thời gian mang thai không có kinh nguyệt xuất hiện.

Vì vậy, chậm kinh có thể là dấu hiệu sớm của mang thai. Tuy nhiên, để xác định chính xác chậm kinh có phải do mang thai hay không, cách đơn giản và chính xác nhất là xét nghiệm hCG trong máu kết hợp với siêu âm thai tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa sản..

Nguyên nhân chậm kinh
Nguyên nhân chậm kinh

1.2. Siết cân quá mức

Việc giảm cân có thể gây ra chậm kinh, thậm chí mất kinh. Nếu chỉ số BMI giảm xuống dưới 19, điều này có vẻ lý tưởng đối với nhiều người. Tuy nhiên, giảm cân quá đột ngột có thể làm cho các cơ quan trong cơ thể không theo kịp và gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến chậm kinh. 

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần sản xuất đủ estrogen để xây dựng lớp niêm mạc tử cung. Việc giảm cân quá mức và giảm lượng calo tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, cơ quan quản lý các quá trình cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. 

Do đó, cơ thể sẽ không sản xuất đủ lượng estrogen cần thiết cho chu kỳ kinh nguyệt, gây chậm kinh. Ở các trường hợp nghiêm trọng, những người giảm cân nhanh có thể không có kinh nguyệt.

Vì vậy, việc giảm cân cần được thực hiện một cách an toàn và khoa học. Để có phương pháp giảm cân hiệu quả, bạn cần tìm kiếm ý kiến chuyên gia y tế, tránh các phương pháp giảm cân nhanh chóng hoặc sử dụng các sản phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc.

1.3. Tăng cân quá mức và đột ngột

Ngoài giảm cân, tăng cân quá nhanh cũng có thể khiến chị em bị chậm kinh. Điều này dẫn đến sự sản xuất estrogen tăng quá mức trong một khoảng thời gian ngắn, làm cho lớp niêm mạc tử cung phát triển quá nhiều và trở nên không ổn định. Trong tình huống này, phụ nữ có thể cần giảm cân để khôi phục chu kỳ kinh nguyệt về bình thường.

1.4. Tập luyện thể thao quá sức

Hầu hết phụ nữ thường có mong muốn vóc dáng đẹp dù không thể cưỡng lại sức hấp dẫn từ các món ăn ngon. Do đó, họ thường có xu hướng tới phòng tập và bắt đầu luyện tập một cách liên tục, thậm chí vượt quá khả năng của cơ thể. Điều này không tốt cho sức khỏe và là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh. 

Tập thể dục đương nhiên là tốt cho sức khỏe và giúp có một vóc dáng thon gọn và cân đối. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là ta có thể lạm dụng hoạt động này. Hầu hết những người bị mất kinh thường là vận động viên chạy marathon, vũ công ballet, những người thường xuyên tập thể hình và các vận động viên chuyên nghiệp khác. 

Vì vậy, tập thể dục vừa phải giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần giảm thiểu hoạt động vận động quá sức, tăng cường lượng calo phù hợp với nhu cầu và tập luyện một cách điều độ. Điều này sẽ giúp cơ thể trở lại trạng thái bình thường.

1.5. Stress, căng thẳng

Theo các nghiên cứu, vùng dưới đồi có liên quan đến quá trình sản xuất estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt, chịu ảnh hưởng mạnh từ các hormone gây ra bởi căng thẳng như Cortisol, Adrenaline. Bất kỳ sự căng thẳng dù lớn hay nhỏ cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.

Để giảm thiểu căng thẳng, bạn cần áp dụng lối sống thảnh thơi, hạnh phúc, tư duy tích cực. Chỉ khi não bộ nhận ra rằng căng thẳng đã giảm và kết thúc, các chức năng của cơ thể mới có thể trở lại trạng thái bình thường.

1.6. Tiền mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ thường bắt đầu sau tuổi 45. Khi đó, cơ thể sản xuất ít Estrogen hơn, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Mãn kinh sớm xảy ra khi phụ nữ ngừng kinh trước tuổi 45 và mãn kinh rất sớm là dưới 40. Các thủ thuật y học như phẫu thuật, xạ trị, hoặc hóa trị ở vùng bụng hoặc xương chậu có thể làm cho quá trình mãn kinh diễn ra sớm hơn.

1.7. Bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa có thể là nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ, bao gồm u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, suy buồng trứng, viêm nhiễm niêm mạc tử cung, buồng trứng và nhiều bệnh khác.

Để nhận biết những vấn đề này, các chị em cần chú ý quan sát và theo dõi chu kỳ kinh của mình. Bạn nên lưu ý những biểu hiện bất thường như máu kinh bị đông cục, có màu sắc hay mùi khác thường. 

Đồng thời, chị em cần theo dõi các dấu hiệu khác như đau bụng âm ỉ, khí hư âm đạo có màu sắc không bình thường hay mùi hôi từ vùng kín. Sau đó, bạn nên thẳng thắn trò chuyện với bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

1.8. Bệnh lý về tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hormone và điều chỉnh sự trao đổi chất, cũng như tương tác với các hệ thống khác trong cơ thể để duy trì sự cân bằng. Tình trạng bất thường tại tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp có thể gây ra thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

2. Đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không?

Đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không? Câu trả lời là không. Hầu hết chị em phụ nữ thường dễ mắc phải các bệnh lý phụ khoa, phổ biến là viêm nhiễm, nấm vùng âm đạo. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định chị em sử dụng thuốc đặt âm đạo.

Viên đặt phụ khoa còn được gọi là viên đặt âm đạo. Đây là dạng thuốc rắn có hình bầu dục được đưa vào âm đạo bằng tay hoặc dụng cụ đặc biệt. Sau khi được đặt vào âm đạo, viên thuốc sẽ nhanh chóng tan ra và có hiệu quả. 

Thuốc ngấm vào trong niêm mạc của âm đạo, có tác dụng tại chỗ là. Vì vậy, tác dụng của viên đặt phụ khoa diễn ra nhanh hơn so với thuốc uống. Viên đặt phụ khoa thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

Đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không?
Đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không?

Theo các bác sĩ, việc đặt thuốc phụ khoa không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc phụ khoa thường được sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho âm đạo và không có khả năng tác động đến sự nội tiết của cơ thể.

Tuy vậy, nếu thuốc phụ khoa chứa hormone được sử dụng, điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, chậm kinh là tình trạng phổ biến nhất. 

Tuy nhiên, mỗi người có cơ địa và liều lượng sử dụng khác nhau. Do đó, tác động của thuốc phụ khoa chứa hormone đối với cơ thể cũng sẽ khác nhau. 

Tóm lại, để giải đáp cho câu hỏi đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không, các chị em tốt nhất nên đến gặp trực tiếp bác sĩ, các chuyên gia y khoa để tìm được câu trả lời chính xác nhất với tình trạng bệnh lý hiện tại.

3. Cách đặt thuốc phụ khoa an toàn

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thuốc phụ khoa, cách đặt thuốc đóng vai trò quan trọng. Các bước đặt thuốc phụ khoa như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch với nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh dùng cho phụ khoa để vệ sinh vùng âm đạo.
  • Bước 2: Rửa sạch tay.
  • Bước 3: Chuẩn bị thuốc, ngâm thuốc vào nước trong 15-20s để làm mềm thuốc.
  • Bước 4: Nhẹ nhàng đưa dụng cụ vào âm đạo trong tư thế thoải mái nhất
  1. Tư thế đứng: Đứng rộng chân và gập đầu gối.
  2. Tư thế nằm: Nằm ngửa trên một bề mặt cứng, gập đầu gối và để hai chân cách xa nhau.
  • Bước 5: Khi dụng cụ đã được đưa vào âm đạo, đẩy pít-tông của dụng cụ để giải phóng thuốc. Sau đó, lấy dụng cụ ra khỏi âm đạo.
  • Bước 6: Nếu dụng cụ có thể tái sử dụng, vệ sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường, dụng cụ có thể được tách thành hai phần và rửa sạch bằng xà phòng nhẹ và nước. Nếu không, hãy tiêu hủy dụng cụ nếu đó là sản phẩm dùng một lần.
  • Bước 7: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước.

Trong trường hợp không có dụng cụ sử dụng thuốc qua đường âm đạo, chị em có thể thực hiện quy trình này bằng cách sử dụng ngón tay của tay thuận.

4. Lưu ý khi dùng thuốc đặt âm đạo?

Ngoài tìm hiểu đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không, bạn cũng cần chú ý tới một số lưu ý khi dùng thuốc. Khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa, để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây rối loạn kinh nguyệt, bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng: Điều này giúp hiểu rõ về cách sử dụng và liều lượng cho mỗi lần. Nếu cần, chị em nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả nhất.
  • Cắt gọn móng tay và vệ sinh tay sạch: Điều này giúp tránh gây tổn thương niêm mạc hoặc nhiễm trùng âm đạo.
  • Tuân theo chỉ định bác sĩ: Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất cần tuyệt đối làm theo lời bác sĩ.
  • Tránh quan hệ tình dục trong quá trình sử dụng thuốc: Để đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Thông báo cho bác sĩ điều trị: Nếu có triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, viêm loét, ngứa khi dùng thuốc.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn cần lên chế độ ăn đủ chất và rèn luyện sức khỏe để phát huy tối ưu hiệu quả điều trị.

5. Làm gì khi bị chậm kinh?

Sau khi biết được đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không và xác định chắc chắn rằng tình trạng chậm kinh không phải do mang thai, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để điều trị chậm kinh:

  • Duy trì chế độ ăn uống cân đối, không hạn chế quá mức.
  • Tập luyện vừa phải, không thay đổi đột ngột mức độ và cường độ tập thể dục.
  • Giảm căng thẳng, cân bằng cuộc sống.
  • Đảm bảo có thời gian ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm và đi ngủ trước 11 giờ tối.
Phòng tránh chậm kinh
Phòng tránh chậm kinh

Để được chẩn đoán chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:

  • Chậm kinh trong 3 chu kì liên tiếp.
  • Chậm kinh kéo dài từ nửa tháng đến vài tháng.
  • Kinh nguyệt có màu nâu đậm, đỏ tươi, có máu cục hoặc mùi hôi.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi đột ngột và không đều.

Tình trạng viêm nhiễm và bị nấm phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới. Do đó, trong quá trình điều trị bằng thuốc đặt phụ khoa sẽ có nhiều chị em thắc mắc về các tác dụng kèm theo khi dùng thuốc. 

Để trao đổi thêm về vấn đề đặt thuốc phụ khoa có làm chậm kinh không và những vấn đề phụ khoa khác, bạn hãy tham gia nhóm Facebook HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ