Đặt thuốc viêm lộ tuyến ra máu nâu

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt thuốc viêm lộ tuyến ra máu nâu là câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc trong quá trình điều trị. Cùng tìm hiểu ra máu nâu trong quá trình điều trị viêm lộ tuyến có nguy hiểm không trong bài viết dưới đây nhé.

Nhiều chị em khi đặt thuốc viêm lộ tuyến ra máu nâu thường sẽ rất lo lắng. Vậy trường hợp nào đặt thuốc bị ra máu cũng như làm cách nào để đặt thuốc hiệu quả nhất.

Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan trả lời việc ra máu có nguy hiểm hay không và cùng tìm hiểu cách đặt thuốc đúng cách và hiệu quả nhất nhé.

1. Bệnh viêm lộ tuyến

Viêm lộ tuyến được coi là một tổn thương lành tính. Bệnh hình thành do các tế bào tuyến nằm trong cổ tử cung phát triển quá mức, từ đó xâm lấn ra phía ngoài của cổ tử cung, tiết dịch tại điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây tổn thương vùng lộ tuyến cổ tử cung.

Bình thường, các tuyến này có chức năng tiết nhầy và có độ ẩm cao. Các tuyến khi bị lộ ra ngoài, rất dễ là mục tiêu tấn công của vi khuẩn, nấm, vi rút, ký sinh trùng,…

Khi các tuyến này bị lộ ra ngoài, chúng vẫn giữ nguyên chức năng tiết chất nhầy. Từ đó dẫn đến việc âm đạo tăng tiết dịch hơn, dễ dàng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Thông thường, các đối tượng dễ mắc bệnh đó là: phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ mới sinh. Bên cạnh đó, một số trường hợp ghi nhận người mắc bệnh là bẩm sinh.

Bệnh được phân chia thành 3 cấp độ bệnh khác nhau để dễ dàng quản lý và điều trị:

  • Cấp độ 1: Tế bào tuyến mới bắt đầu xâm lấn ra ngoài cổ tử cung, diện tích tổn thương không quá 30%. Khi này tình trạng viêm còn ít, chưa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
  • Cấp độ 2: Tình trạng viêm đã bắt đầu lan rộng, tổn thương khoảng 50-70%. Lúc này đã bắt đầu có nguy cơ gặp phải các biến chứng và nên được điều trị sớm nhất có thể.
  • Cấp độ 3: Vùng tổn thương của cổ tử cung đã lan rộng hơn 70%. Ở giai đoạn này, các triệu chứng bắt đầu nặng hơn và có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm cần xử trí ngay lập tức.

Mặc dù hầu hết các tổn thương viêm này là lành tính, tuy nhiên có một số trường hợp ác tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chính vì thế, nếu chị em xuất hiện những triệu chứng bất thường thì nên thăm khám sớm nhất để có thể chẩn đoán và xử trí bệnh kịp thời tránh những biến chứng không cần thiết.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia làm 3 cấp độ
Viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia làm 3 cấp độ

2. Đối tượng nào cần đặt thuốc khi điều trị viêm lộ tuyến

Thuốc đặt điều trị thông thường là các loại thuốc kháng sinh. Cách sử dụng thuốc là đặt vào vị trí âm đạo để ngăn ngừa sự lây lan, phát triển của vi khuẩn, đồng thời làm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh mà bạn đang gặp phải.

Những trường hợp được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc đặt tử cung thường là viêm giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Bên cạnh đó, nếu việc điều trị bằng thuốc mà không hiệu quả, tình trạng bệnh tái phát nhiều lần, bác sĩ thường sẽ cho bạn sử dụng kết hợp thuốc hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác để có thể đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Thuốc đặt âm đạo thường được sử dụng điều trị viêm lộ tuyến cấp độ 1 và 2
Thuốc đặt âm đạo thường được sử dụng điều trị viêm lộ tuyến cấp độ 1 và 2

3. Nguyên nhân dẫn đến việc đặt thuốc viêm lộ tuyến ra máu nâu

Trường hợp đặt thuốc viêm lộ tuyến ra máu nâu là tình huống khiến rất nhiều chị em phụ nữ lo lắng liệu quá trình điều trị có đang gặp vấn đề gì hay không. Tuy nhiên, trường hợp ra máu nâu có thể là một trường hợp không nên quá lo lắng, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:

  • Bạn đặt thuốc quá mạnh tay dẫn đến viên thuốc chạm vào niêm mạc tổn thương gây chảy máu.
  • Vẫn quan hệ tình dục trong thời gian dùng thuốc dẫn đến tổn thương cơ quan sinh dục gây chảy máu.
  • Bên cạnh đó, nguyên nhân chảy máu có thể do kinh nguyệt gây ra.

Chính vì thế, khi đặt thuốc mà ra máu nâu bạn cần hết sức bình tĩnh để xử lý tình hình. Nếu dịch nâu là máu kinh, tuỳ vào loại thuốc bạn đang sử dụng sẽ cần ngưng sử dụng.

Thông thường thuốc đặt sẽ được chỉ định sau khi bạn đã sạch kinh, vì thế bạn có thể sẽ cần ngưng sử dụng thuốc trong quá trình hành kinh của bản thân. Để hạn chế tình trạng này diễn ra, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

  • Nên cắt ngắn móng tay, vệ sinh trước và sau quá trình đặt thuốc.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị bệnh.
  • Nên sử dụng găng tay cao su để hỗ trợ quá trình đưa thuốc vào âm đạo tránh gây tổn thương niêm mạc âm đạo cũng như tổn thương cổ tử cung.
  • Thực hiện động tác đặt thuốc một cách nhẹ nhàng.

Trong trường hợp, tình trạng ra máu gặp phải không phải máu kinh và tình trạng chảy máu không cải thiện, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có thể tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm nhất.

Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc hay bất cứ mẹo dân gian nào để điều trị tránh gây nặng thêm tình trạng bệnh.

Đặt thuốc viêm lộ tuyến ra máu nâu có thể do làm tổn thương niêm mạc cổ tử cung
Đặt thuốc viêm lộ tuyến ra máu nâu có thể do làm tổn thương niêm mạc cổ tử cung

4. Cách đặt thuốc viêm lộ tuyến đúng cách

Trong quá trình điều trị viêm lộ tuyến, việc đặt thuốc đúng cách có thể sẽ quyết định rất nhiều khả năng điều trị khỏi bệnh.

Việc đặt thuốc đúng cách giúp phát huy tốt nhất công dụng của thuốc, nếu đặt sai có thể làm giảm rất nhiều công dụng của thuốc. Trong quá trình đặt thuốc, bạn cần tuân thủ các điều sau:

  • Tránh thụt rửa sâu âm đạo tránh gây trầy xước và tổn thương niêm mạc âm đạo cũng như cổ tử cung. Ngoài ra, việc thụt rửa sâu sẽ làm thay đổi môi trường trong âm đạo, có thể tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm có sẵn phát triển mạnh hơn.
  • Vệ sinh tay thật sạch trước và sau khi đặt thuốc vào trong âm đạo.
  • Chỉ cần sử dụng một ngón tay đẩy nhẹ nhàng thuốc vào trong âm đạo với những viên thuốc dạng nang mềm.
  • Nhúng thuốc vào nước sạch trong vòng vài giây sau đó đưa thuốc vào âm đạo với những viên thuốc dạng viên cứng.
  • Tránh để thuốc quá sâu sẽ tổn thương cổ tử cung hoặc quá nông sẽ có thể rơi ra bên ngoài, thông thường thuốc được đặt cách âm hộ khoảng 1 ngón tay.
  • Nên đặt thuốc trước khi đi ngủ bởi đây là thời điểm tốt nhất để đặt thuốc, bệnh nhân ít vận động nhất, tạo điều kiện cho thuốc ở lại trong âm đạo.
  • Trong trường hợp nếu bạn cảm thấy không thoải mái cũng có thể đặt thuốc ban ngày, nhưng tuyệt đối không nên chơi thể thao hay vận động mạnh.
  Đặt thuốc âm đạo điều trị viêm lộ tuyến đúng cách giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh
Đặt thuốc âm đạo điều trị viêm lộ tuyến đúng cách giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh

Bên cạnh việc đặt thuốc sao cho đúng cách, bạn cũng cần có một số lưu ý để thuốc có thể phát huy được tối đa tác dụng. Những điều bạn nên lưu ý khi đặt thuốc đó là:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn có khả năng lây lan và phát triển.
  • Cắt ngắn móng tay tránh gây trầy xước âm đạo gây chảy máu cũng như dễ bị viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị, nó có thể gây nặng thêm tình trạng bệnh và có thể lây lan vi khuẩn sang nam giới.
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung nhiều nước.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi thuốc và thay đổi liều lượng thuốc.
  • Sau khi đặt thuốc đợt 1, cần nghỉ khoảng 10 ngày trước khi đặt tiếp thuốc của đợt tiếp theo.
  • Khi sử dụng thuốc hết 1 liệu trình, nếu không thấy hiệu quả, cần phải liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có phương án điều chỉnh hoặc thay thế phương pháp điều trị.

5. Kết luận

Tóm lại, việc điều trị ngoài đặt thuốc, cần phụ thuộc rất nhiều vào người điều trị. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối điều trị cũng như lưu ý tránh xa những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn hiểu được rõ hơn về điều trị viêm lộ tuyến, cũng như biết cách làm gì khi đặt thuốc viêm lộ tuyến ra máu nâu.

Nếu bạn có thắc mắc gì hoặc có nhu cầu được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan trực tiếp thăm khám, hãy liên hệ zalo phòng khám để được bác sĩ tư vấn trực tiếp và đặt lịch khám sớm nhất nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ