Điều trị tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín như thế nào?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Ngứa 2 bên mép vùng kín là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ. Triệu chứng này có thể chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện hoặc diễn ra liên tục.

Nếu ngứa vùng kín chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không kèm theo bất cứ triệu chứng nào, thì không cần phải lo lắng. 

Tuy nhiên, nếu ngứa kéo dài và kèm theo các triệu chứng như khí hư tiết ra nhiều và có mùi hôi, khả năng cao bạn đã mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục và nhiều bệnh khác.

1. Nguyên nhân gây ngứa 2 bên mép vùng kín ở nữ giới

Ngứa hai bên mép vùng kín thường do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Người ta thường chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lỳ

1.1. Các nguyên nhân bệnh lý

  • Mắc các bệnh ngoài da như chàm eczema, vảy nến: Những căn bệnh này có thể gây ra triệu chứng ngứa và nổi mẩn đỏ ở vùng kín.
Mắc các bệnh ngoài ra gây nên tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín
Mắc các bệnh ngoài ra gây nên tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín
  • Rận lông mu:  là một loại ký sinh trùng chủ yếu cư trú ở vùng lông mu, chúng duy trì sự sống bằng cách hút máu từ cơ quan sinh dục của người nhiễm. Cảm giác ngứa và khó chịu ở hai bên mép ngoài vùng kín là những biểu hiện của việc nhiễm rận lông mu.
  • Bệnh mụn rộp sinh dục: một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh mụn rộp sinh dục chính là ngứa 2 bên mép vùng kín, nếu để lâu có thể xuất hiện tình trạng lở loét và đau rát. 
  • Bệnh sùi mào gà: sùi mào gà là một bệnh lý phổ biến lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi virus HPV. Dấu hiệu ban đầu của bệnh là những nốt sùi nhỏ không gây ngứa, sau đó chuyển dần sang màu hồng đồng thời mọc thành từng đám như hình mào gà và gây ngứa ở 2 bên mép vùng kín hoặc âm hộ
  • Lậu: đây là bệnh do vi khuẩn gây ra, có các dấu hiệu nhận biết như âm đạo tiết ra lượng dịch lớn màu trắng hoặc vàng, có mủ, gây cảm giác ngứa và đau rát ở hai bên mép khi quan hệ tình dục.
  • Ung thư âm hộ: ngứa 2 bên mép vùng nhạy cảm có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư âm hộ. Bệnh có thể đi kèm với da âm hộ đổi màu bất thường và chảy máu không phải chu kỳ kinh nguyệt.

1.2. Các nguyên nhân sinh lý

  • Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ: nếu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và gây các bệnh nhiễm trùng vùng âm hộ
  • Lượng estrogen suy giảm ở giai đoạn mãn kinh: ở giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen giảm khiến âm đạo khô và gây ra triệu chứng ngứa 2 bên mép vùng kín.
  • Dị ứng: dị ứng với một số loại thuốc hoặc chất giặt quần áo, nước rửa vệ sinh có thể gây ngứa và sưng rát ở 2 bên mép vùng nhạy cảm.
  • Lựa chọn quần lót không phù hợp, mặc quần quá chật có thể gây ngứa và đau rát.

2.  Làm thế nào để điều trị tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín?

Khi gặp tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín và không có dấu hiệu bất thường về khí hư, có thể sử dụng một số cách dân gian như rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý,  nước lá trầu không, nước chè xanh đun sôi pha loãng. 

Tuy nhiên, khi tình trạng ngứa kéo dài và kèm theo bất thường về khí hư, người bệnh nên tới các cơ sở chuyên khoa uy tín để xác định chính xác nguyên nhân. Tùy theo từng tình trạng cụ thể và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị thích hợp. Phương pháp điều trị ngứa vùng nhạy cảm phổ biến nhất là sử dụng thuốc đặc trị.

Với trường hợp ngứa do nhiễm trùng nấm âm đạo, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống nấm hoặc điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do lây truyền qua đường quan hệ tình dục, bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần kiêng quan hệ cho đến khi tình trạng viêm nhiễm kết thúc. Mức độ ngứa không đáng kể có thể tự hết, chỉ cần sử dụng thuốc bôi ngoài để giảm tình trạng ngứa ngáy.

Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, không thể điều trị bằng thuốc, cần phải can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa.

Để đạt hiệu quả trong quá trình điều trị, cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và lau khô để vùng kín khô ráo.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Tránh gãi mạnh vùng kín để tránh tổn thương và bội nhiễm.
  • Chọn đồ lót thoáng mát , thấm hút mồ hôi tốt
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các loại vitamin tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để đề phòng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Trong tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín, việc điều trị kịp thời và đúng cách rất quan trọng. Nếu bị triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế để xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Gọi cho bác sĩ phụ khoa nếu bạn có bất kỳ mối thắc mắc gì về tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín, hãy liên hệ với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, nguyên trưởng khoa Phụ ngoại Bệnh viện Phụ sản Trung ương để hiểu rõ hơn về các thông tin trên. 

Đừng xấu hổ khi nói chuyện với bác sĩ phụ khoa về các triệu chứng của bạn, tất cả các thông tin trên đều được giữ an toàn tuyệt đối. Các bác sĩ phụ khoa luôn sẵn sàng lắng nghe và cung cấp cho bạn dịch vụ chăm sóc tốt nhất có thể.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Lạc nội mạc tử cung nên ăn gì? Thực phẩm nào tốt?

Lạc nội mạc tử cung nên ăn gì? Bài viết giới thiệu các loại thực phẩm tốt và thực phẩm cần tránh cho phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.

Thông tin kiến thức
7 nguyên nhân gây khí hư màu hồng nhạt trước kỳ kinh

Khí hư màu hồng nhạt trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Thông tin kiến thức
Dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung chị em thường chủ quan

Dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu nên khó phát hiện. Tìm hiểu dấu hiệu bệnh qua từng thời điểm trong bài viết sau.

Thông tin kiến thức
Uống sắt có làm chậm kinh không?

Uống sắt có làm chậm kinh không? Bài viết này giải đáp chi tiết và cung cấp các thông tin cần thiết về tác động của việc uống sắt đối với chu kỳ kinh nguyệt.

All in one
Liên hệ