Điều trị u nang buồng trứng phải

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

U nang buồng trứng phải là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang buồng trứng bên phải.

U nang buồng trứng phải là gì? Bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang buồng trứng bên phải. Cùng tìm hiểu với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

1. U nang buồng trứng phải là gì?

Buồng trứng là một cơ quan quan trọng trong của phụ nữ. Vị trí nằm trong khung chậu, ở hai bên tử cung. Buồng trứng có vai trò sản xuất noãn, nội tiết tố nữ và giúp điều hòa một số hoạt động trong cơ thể phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh nở.

U nang buồng trứng phải là một loại u lành tính, được hình thành và phát triển trong buồng trứng phải. U nang thường hình cầu hoặc oval, bên trong chứa chất dịch và bên ngoài được bọc bởi một lớp vỏ (gọi là vỏ nang).

Kích thước của u nang có thể từ 2 – 3mm và cũng có thể lên đến 40mm – 50mm. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ phụ nữ nào, nhưng phổ biến hơn ở chị em trong độ tuổi sinh nở (20 – 45 tuổi).

U nang buồng trứng phải là u lành tính
U nang buồng trứng phải là u lành tính

Có nhiều dạng u nang như u nang nước, u nang bì, u nang nhầy, nang bọc noãn, nang hoàng thể và nang hoàng tuyến.

2. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng phải

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh này. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết hoặc rối loạn phóng noãn: Buồng trứng có vai trò phóng noãn và tiết ra hormone tuyến sinh dục. Khi xảy ra các rối loạn nội tiết, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất quá nhiều một loại nội tiết tố như estrogen, androgen,… hoặc nang trứng không vỡ để giải phóng noãn mà tiếp tục phát triển, dẫn đến hình thành u nang buồng trứng. Do đó, phụ nữ có thai, dậy thì sớm hoặc sử dụng thuốc nội tiết thường dễ gặp tình trạng u nang buồng trứng. Do đó, phụ nữ có thai, dậy thì sớm hoặc sử dụng thuốc nội tiết thường dễ gặp tình trạng u nang buồng trứng.
  • Lạm dụng thuốc hormone: Một số phụ nữ lạm dụng các loại thuốc hormone và thực phẩm chức năng nội tiết để làm đẹp da, giảm cân… Các loại thuốc này có thể thay đổi nội tiết và tăng nguy cơ u nang buồng trứng.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống không hợp lý trong thời gian dài có thể dẫn đến u nang buồng trứng phải.
  • Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm giàu cholesterol, thiếu vitamin A, C, E và tiếp xúc với khói thuốc, bức xạ ion hóa cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới u nang buồng trứng.
  • Sinh hoạt không điều độ: Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên mệt mỏi,… sẽ làm giảm sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Ảnh hưởng tới nội tiết và dẫn đến sự phát triển bất thường của mô buồng trứng, hình thành u nang buồng trứng.
  • Di truyền: Thống kê cho thấy có hơn 20% trường hợp bị u nang buồng trứng là do di truyền từ các thế hệ trước trong gia đình.
  • Nếu bà, mẹ hoặc chị em ruột thịt của bạn bị u nang buồng trứng, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như căng thẳng thần kinh thường xuyên, thừa cân, béo phì, sảy thai, dậy thì sớm, nang trứng bị dị tật và mạch máu của các nang bị vỡ hoặc chảy máu.

3. Triệu chứng và biến chứng

Thông thường, u nang buồng trứng phải không có triệu chứng và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, u nang buồng trứng bên phải có thể tăng kích thước rất nhanh.

Tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của phụ nữ độ tuổi sinh nở.

Khi u nang buồng trứng to lên, nguy cơ xoắn buồng trứng rất cao và bệnh nhân có thể gặp đau dữ dội ở bụng dưới. Đặc biệt, trong một số trường hợp, u nang buồng trứng bên phải có thể dẫn đến u ác tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

4. Khả năng mang thai khi bị u nang buồng trứng phải

Khả năng mang thai của phụ nữ bị u nang buồng trứng phải phụ thuộc vào kích thước và loại u nang:

  • Bệnh nhân bị u nang cơ năng có kích thước nhỏ, dưới 5cm thường tự biến mất sau vài chu kỳ nên chị em hoàn toàn có thể mang thai bình thường. Trước đó, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng buồng trứng cả hai bên và cân nhắc điều trị bằng thuốc trước khi bệnh nhân có ý định mang thai.
  • Bệnh nhân bị u nang buồng trứng phải có kích thước lớn hơn 5cm và nếu cần phải cắt bỏ, nhưng nang trái vẫn còn nguyên vẹn, vẫn có khả năng mang thai.
  • Bệnh nhân bị u nang cả bên phải và bên trái, những nang nào còn lành mạnh, không bị cắt tách, vẫn có khả năng mang thai (mặc dù khả năng thụ tinh thấp hơn).
  • Bệnh nhân mắc u nang buồng trứng lành tính có khả năng mang thai và sinh con. Nhưng đối với các dạng u nang buồng trứng ác tính, thường phải cắt bỏ cả hai bên nang trứng để loại bỏ khả năng tái phát nên hầu hết là không thể mang thai. Trong một số trường hợp ung thư ở giai đoạn sớm, người bệnh có mong muốn có con, các bác sĩ có thể cân nhắc bảo tồn buồng trứng lành cho bệnh nhân.

5. Phương pháp điều trị u nang buồng trứng phải

Việc điều trị u nang buồng trứng phải phụ thuộc vào kích thước của u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Có hai phương pháp điều trị chính: sử dụng thuốc và phẫu thuật ngoại khoa.

5.1. Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc nội tiết để cân bằng hormone và ức chế sự phát triển của u nang buồng trứng.

Sau khi sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, kích thước của u có thể giảm hoặc không tiếp tục phát triển.

Sử dụng thuốc chứa hormone để ức chế sự phát triển của u nang buồng trứng
Sử dụng thuốc chứa hormone để ức chế sự phát triển của u nang buồng trứng

5.2. Phẫu thuật ngoại khoa

Nếu u nang buồng trứng phải có dấu hiệu phát triển và gây nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật có thể được thực hiện bằng phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên kích thước của u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

6. Lời khuyên từ chuyên gia

Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh như đau bụng dữ dội, hãy nhanh chóng đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị u nang buồng trứng phải là rất cần thiết để tránh các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe sản khoa của phụ nữ.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ mắc bệnh, chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, duy trì một lối sống lành mạnh và tinh thần vui vẻ lạc quan.

Đặc biệt, phụ nữ trong độ tuổi 20 – 50 nên khám phụ khoa đều đặn 3 – 6 tháng/lần để tầm soát bệnh phụ khoa kịp thời và có phương án điều trị thích hợp. Đăng ký khám tại đây

Hãy nhớ rằng đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm nếu được theo dõi và điều trị sớm. Dành thời gian quan tâm và chăm sóc sức khỏe sinh sản để duy trì sự tự tin và sức khỏe tốt.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
U nang buồng trứng trái nguy hiểm không?

Để biết u nang buồng trứng trái có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ các loại u nang, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh này.

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

All in one
Liên hệ