Hoá trị ung thư cổ tử cung: Tác dụng và cách chăm sóc

Hoá trị ung thư cổ tử cung: Tác dụng và cách chăm sóc

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tác dụng của hóa trị ung thư cổ tử cung và chăm sóc bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị này thế nào. Cùng tìm hiểu với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

Hóa trị ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư để gây độc cho tế bào ung thư, loại bỏ chúng và kiểm soát quá trình lan rộng của bệnh. Cùng tìm hiểu về tác dụng của hóa trị và chăm sóc bệnh nhân qua bài viết sau. 

1. Hoá trị ung thư cổ tử cung là phương pháp gì?

Hóa trị ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư được tiêm vào tĩnh mạch hoặc có dạng viên uống để chúng được hấp thụ vào máu và gây độc cho tế bào ung thư, loại bỏ và kiểm soát quá trình lan rộng của bệnh. 

Mặc dù không phải tất cả bệnh nhân đều cần phải sử dụng hóa trị, nhưng trong một số trường hợp, điều trị ung thư cổ tử cung bằng phương pháp này là việc cần thiết.

Hóa trị ung thư cổ tử cung là sử dụng thuốc chống ung thư để gây độc cho tế bào ung thư
Hóa trị ung thư cổ tử cung là sử dụng thuốc chống ung thư để gây độc cho tế bào ung thư

2. Bác sĩ chỉ định hóa trị ung thư cổ tử cung khi nào?

Trong một số giai đoạn tiến triển của căn bệnh, phương pháp điều trị ưu tiên là sử dụng cả hai phương pháp hóa trị và xạ trị (gọi là hóa trị đồng thời). Khi kết hợp hai phương pháp này, các chất hóa trị sẽ hỗ trợ cho tác động của tia bức xạ. 

Các phương pháp hóa trị đồng thời cho ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Tiêm Cisplatin hàng tuần trong quá trình xạ trị: Chất này được tiêm vào tĩnh mạch (IV) trước khi bắt đầu xạ trị. Nếu việc sử dụng Cisplatin không phù hợp, các chuyên gia y tế có thể thay thế bằng Carboplatin.
  • Kết hợp Cisplatin với 5-fluorouracil (5-FU): Mỗi ba tuần tiêm một lần trong suốt quá trình xạ trị.

Ngoài ra, hóa trị ung thư cổ tử cung đã di căn hoặc tái phát sau khi điều trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung đã lan rộng đến các cơ quan và mô khác (biến chứng của ung thư cổ tử cung). Hóa trị cũng có thể hữu ích trong trường hợp ung thư tái phát sau khi đã tiến hành xạ trị ung thư cổ tử cung.

Các loại thuốc hóa trị thường được sử dụng (độc lập hoặc kết hợp) để điều trị ung thư cổ tử cung đã tái phát hoặc lan rộng sang các vùng khác bao gồm:

  • Cisplatin
  • Carboplatin
  • Paclitaxel (Taxol)
  • Topotecan

Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng, bao gồm: Docetaxel (Taxotere), ifosfamide (Ifex), 5-fluorouracil (5-FU), irinotecan (Camptosar), gemcitabine (Gemzar) và mitomycin.

Thêm vào đó, một loại thuốc có tên Bevacizumab (Avastin) – Loại thuốc nhắm mục tiêu, cũng có thể được sử dụng trong quá trình hóa trị cho ung thư cổ tử cung.

3. Quy trình hoá trị ung thư cổ tử cung

Thuốc hóa trị ung thư cổ tử cung thường được tiêm vào tĩnh mạch (IV) trong vài phút hoặc được truyền tĩnh mạch chậm trong thời gian kéo dài hơn. Quy trình này được diễn ra tại phòng khám của bác sĩ hoặc trong bệnh viện.

Các loại thuốc sẽ được tiêm theo một chu kỳ nhất định, sau đó là thời gian nghỉ để cơ thể bệnh nhân phục hồi sau tác động của thuốc. Chu kỳ này thường kéo dài vài ba tuần, tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. 

Ví dụ: Một số loại thuốc chỉ được tiêm vào ngày đầu tiên của chu kỳ. Trong khi số khác có thể được tiêm liên tục trong vài ngày hoặc mỗi tuần một lần. Kết thúc mỗi chu kỳ, lịch trình hóa trị sẽ được lặp lại để bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

Đôi khi, các bác sĩ có thể cần sử dụng đường truyền lớn và cứng hơn để truyền thuốc. Dụng cụ này được gọi là ống thông tĩnh mạch trung tâm (CVC), thiết bị tiếp cận tĩnh mạch trung tâm (CVAD) hoặc đường truyền trung tâm. 

Chức năng của chúng là đưa thuốc, máu, chất dinh dưỡng vào máu của bệnh nhân và cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu máu xét nghiệm. Có nhiều loại ống thông tĩnh mạch trung tâm khác nhau, như cổng (port) và đường PICC là loại phổ biến nhất trong số chúng.

4. Tác dụng phụ khi hoá trị ung thư cổ tử cung

Khi chất hóa trị được tiêm hoặc uống vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động theo cơ chế hấp thụ vào máu và lan ra khắp các phần của cơ thể, tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển bất thường. 

Với cách thức hoạt động như vậy, hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến một số tế bào bình thường, dẫn đến các tác dụng phụ đặc biệt. Các tác dụng phụ này sẽ thay đổi về mức độ và triệu chứng ở mỗi người bệnh, phụ thuộc vào liều lượng, thời gian sử dụng và loại thuốc được dùng.

4.1. Tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bằng hóa trị khi tiếp xúc với cơ thể có thể tác động đến hệ tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, suy giảm ham muốn ăn uống, loét miệng, viêm nướu, tiêu chảy hoặc táo bón…

Để kiểm soát các tác dụng phụ này, người bệnh và người chăm sóc cần:

  • Phân chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ép buộc người bệnh ăn.
  • Chuẩn bị thức ăn không gây mùi, dễ tiêu hóa, dễ nuốt, tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Uống đủ nước để tránh mất nước và giảm các tác dụng phụ như khô miệng, khô da…
  • Trong trường hợp táo bón, người bệnh nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ, nước ép hoa quả và có thể sử dụng thuốc nhuận tràng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Khi gặp tiêu chảy, người bệnh cần tránh thức ăn cay, chiên rán, chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, uống đủ nước để thay thế lượng điện giải bị mất và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh nước súc miệng chứa cồn.
Hóa trị có thể gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa
Hóa trị có thể gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa

4.2. Tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát

Chất hóa trị ung thư cổ tử cung khi đi vào cơ thể có thể gây giảm số lượng tiểu cầu và hồng cầu, làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, mất cảm giác ngon miệng, thiếu máu, da nhợt nhạt, mất ngủ, phù nề ở chân tay, châm chích, tê buốt ở đầu ngón tay và ngón chân, dễ bị bầm tím và suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng…

4.3. Tác dụng phụ khác 

Còn có nhiều tác dụng phụ khác có thể xảy ra do sử dụng hóa chất trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung, như: Tăng men gan, rụng tóc, thay đổi màu sắc và cấu trúc của móng tay, ngón chân, ảnh hưởng đến trí nhớ, phù nề ở chân…

Do đó, trong quá trình hóa trị ung thư cổ tử cung, việc theo dõi và báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào cho nhân viên y tế là rất quan trọng để có thể kiểm soát chúng hiệu quả. 

Thông thường, các tác dụng phụ do điều trị ung thư cổ tử cung bằng hóa chất thường sẽ giảm dần sau khi kết thúc liệu trình. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để duy trì sức khỏe tốt và tăng hiệu quả của phương pháp điều trị.

5. Cách chăm sóc người bệnh sau hoá trị ung thư cổ tử cung

5.1. Về chế độ dinh dưỡng

Hóa trị giúp bệnh nhân vượt qua được ung thư nhưng cũng gây suy nhược cơ thể. Do đó, dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người bệnh.

  • Nên tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm như: Thịt, cá, hải sản, ngũ cốc, rau xanh đặc biệt là rau cải, hoa quả, sữa ít chất béo và uống đủ nước.
  • Bổ sung sắt vào chế độ ăn uống để giảm nguy cơ thiếu máu.
  • Ăn thức ăn đã chín, uống nước đã sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Đối với bệnh nhân có vấn đề viêm, loét miệng sau khi điều trị hóa trị, nên tiêu thụ thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm như đậu nành, chất béo và sữa giàu chất béo.
  • Tránh sử dụng cà phê, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas và thực phẩm cay nóng.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người bệnh làm hóa trị
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người bệnh làm hóa trị

5.2. Về khả năng miễn dịch

Hầu hết các loại thuốc trị ung thư đều ảnh hưởng đến tủy xương, từ đó làm giảm khả năng tạo bạch cầu của bệnh nhân. Bạch cầu là loại tế bào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giữ cân bằng hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Quá trình hóa trị ung thư cổ tử cung cũng có thể làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Khi lượng bạch cầu thấp hơn bình thường, người nhà và người bệnh cần tuân thủ các biện pháp sau để phòng tránh nhiễm trùng:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, trước và sau khi ngủ.
  • Rửa vùng hậu môn sau khi đi đại tiện một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng.
  • Tránh những nơi đông người khi chăm sóc người bệnh sau hóa trị. Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, cảm hoặc thủy đậu.
  • Hạn chế tiếp xúc với trẻ em đang trong thời gian chủng ngừa.
  • Sử dụng công cụ như dao, kim một cách cẩn thận.
  • Tránh làm chảy máu chân răng khi đánh răng.
  • Tránh làm tổn thương mụn nhọt.
  • Tắm hàng ngày bằng nước ấm mà không cọ xát cơ thể, lau khô bằng khăn mềm.
  • Sử dụng các loại kem làm lành vết thương nhỏ trên da nếu bị trầy xước và khô.
  • Rửa sạch vết cắt hoặc trầy xước ngay lập tức bằng xà phòng, nước ấm và dung dịch sát khuẩn.
  • Mang găng khi tắm gội cho trẻ em, làm vườn hoặc chăm sóc thú nuôi.

5.3. Luyện tập để tăng cường sức khỏe sau hóa trị

Nhiều bệnh nhân sau khi hóa trị ung thư cổ tử cung tránh việc vận động sau hóa trị vì sợ bài tập sẽ làm họ mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập luyện phù hợp giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Lưu ý:

  • Tránh làm việc nặng nhọc, mang vác nặng đặc biệt là bên tay đã phẫu thuật.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và duy trì vệ sinh cơ thể vào mùa hè.
  • Tuyệt đối không mang thai trong quá trình điều trị hóa trị.

Trên đây là 3 lưu ý về dinh dưỡng, miễn dịch và tập luyện sau hóa trị. Sự hỗ trợ từ các chuyên gia và đặc biệt là sự quan tâm của gia đình, người thân sẽ giúp người bệnh vượt qua hóa trị một cách vững vàng hơn, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và đẩy lùi căn bệnh ung thư. Cuộc sống sau hóa trị có thể không còn nặng nề và u ám, mà thay vào đó là những ngày hạnh phúc và lạc quan với niềm tin vào sức mạnh của bản thân.

Hóa trị ung thư cổ tử cung là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư để gây độc cho tế bào ung thư, loại bỏ chúng và kiểm soát quá trình lan rộng của bệnh.

Với cách thức hoạt động như vậy, hóa chất cũng có thể ảnh hưởng đến một số tế bào bình thường, dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng tới đời sống của chị em. Do đó, trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để duy trì sức khỏe tốt và tăng hiệu quả của phương pháp điều trị.

Trong trường hợp chị em phát hiện mình ung thư cổ tử cung hoặc cần tư vấn về căn bệnh này, hãy liên lạc ngay với zalo của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1 BV Phụ Sản Trung Ương để được giải đáp trực tiếp các thắc mắc tại đây.

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Ngày 30/11 – 1/12, Phòng Khám Phụ Sản 1 chính thức khai trương tại số 329 phố Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs