Khám thai lần đầu: 8 kinh nghiệm và lời khuyên từ bác sĩ

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Khám thai lần đầu là một cột mốc quan trọng của thai kỳ. Vậy đi khám thai lần đầu tiên cần chuẩn bị những gì?

Khám thai lần đầu là mốc khám quan trọng đầu tiên trong thai kỳ, giúp xác định mang thai, vị trí làm tổ của thai nhi. Mẹ bầu hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi khám thai nhé.

1. Khám thai lần đầu khi nào?

Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, thời điểm lý tưởng nhất để bạn tiến hành khám thai lần đầu là khi thai nhi được khoảng 5-8 tuần tuổi, tức là sau khi bạn trễ kinh 2 tuần so với chu kỳ kinh nguyệt thông thường (nếu có chu kỳ kinh đều). Ngoài ra, thời điểm sử dụng que thử thai và thấy 2 vạch hoặc xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm khác cũng là lúc bạn nên đi khám bác sĩ.

Tại buổi khám này, bác sĩ sẽ xác nhận việc bạn có mang thai không, kiểm tra xem túi thai có nằm trong tử cung hay ngoài tử cung, đơn thai hay đa thai, cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và bé.

Lưu ý, nếu có kết quả dương tính với que thử thai tại nhà nhưng chưa thấy dấu hiệu trễ kinh hay triệu chứng thai nghén, bạn chưa cần vội vàng đến bệnh viện. Lý do là ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, phôi thai còn rất nhỏ nên việc thăm khám sẽ khó có kết quả chính xác.

Khám thai lần đầu là cột mốc vô cùng quan trọng
Khám thai lần đầu là cột mốc vô cùng quan trọng

2. Khám thai lần đầu khám những gì?

Để giải đáp thắc mắc khám thai lần đầu khám những gì, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan đã nêu rõ quy trình thăm khám sau đây.

2.1. Hỏi thông tin về tiền sử sức khỏe của mẹ và gia đình

Để có cơ sở đưa ra lời khuyên phù hợp cho việc chăm sóc và theo dõi thai kỳ, bác sĩ sẽ khai thác kỹ về tình hình sức khỏe hiện tại cũng như tiền sử bệnh tật của mẹ bầu và người thân. Các mẹ cần chuẩn bị sẵn các thông tin sau:

  • Tình trạng sức khỏe và bệnh tật đã mắc của bản thân.  
  • Các loại thuốc đang sử dụng.  
  • Tiền sử phẫu thuật hoặc can thiệp y tế.  
  • Dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm.  
  • Bệnh lý sinh sản hoặc di truyền trong gia đình.  
  • Thói quen sinh hoạt, có hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích không.
  • Các thai kỳ trước đây nếu đã từng mang thai.

 2.2. Tìm hiểu về thai kỳ hiện tại

Để bắt đầu xác định xem bạn có thực sự mang thai hay không, bác sĩ sẽ đặt 2 câu hỏi chính:  

  • Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là khi nào?
  • Bạn gặp những triệu chứng gì khiến bản thân nghi ngờ về việc có bầu?

 2.3. Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Tại khám thai lần đầu, bạn sẽ trải qua một số bước khám sức khỏe cơ bản:

  • Đo chiều cao, cân nặng.  
  • Kiểm tra huyết áp làm mốc so sánh cho các lần khám sau.  
  • Khám tim mạch, hô hấp, vùng ngực và bụng.
  • Trường hợp cần thiết sẽ kiểm tra kỹ hơn cơ quan sinh dục và xương chậu.

2.4. Tiến hành các xét nghiệm cần thiết

Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi mẹ bầu:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Đo mức hormone hCG để khẳng định có thai.
  • Kiểm tra nguy cơ nhiễm viêm gan B, giang mai, HIV…  
  • Xét nghiệm đái tháo đường ở những mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Một số xét nghiệm máu được tiến hành để kiểm tra chính xác sức khỏe mẹ và bé
Một số xét nghiệm máu được tiến hành để kiểm tra chính xác sức khỏe mẹ và bé

 2.5. Siêu âm thai

Việc siêu âm giúp khẳng định chắc chắn bạn có mang thai, xác định vị trí làm tổ của phôi thai, hoạt động tim thai (trong hay ngoài tử cung). Đồng thời, bác sĩ sẽ tính tuổi thai nhi dựa trên kết quả siêu âm để dự kiến lịch khám thai định kỳ tiếp theo (12-14 tuần).

2.6. Giải đáp các thắc mắc về thai kỳ

Đừng ngại chia sẻ với bác sĩ tất cả những băn khoăn, lo lắng của bạn trong lần khám thai đầu tiên này. Được bác sĩ theo dõi thai kỳ tư vấn, chắc chắn bạn sẽ an tâm và thoải mái tận hưởng hành trình làm mẹ. 

3. Khám thai lần đầu cần chuẩn bị những gì

Hầu hết các mẹ đều phân vân không biết trước khi đi khám thai lần đầu cần chuẩn bị gì. Theo lời khuyên của bác sĩ, ngoài việc nắm rõ thời điểm khám thai lần đầu khi nào thì các bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Chọn cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Sản – Phụ, bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại để được thăm khám và theo dõi thai kỳ một cách toàn diện nhất.
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái như váy suông, đầm bầu, giày dép êm chân để thuận tiện di chuyển và thực hiện các bước khám.
  • Bác sĩ sẽ lên lịch khám thai định kỳ, hướng dẫn bổ sung vitamin, dinh dưỡng cũng như chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.  
  • Với những trường hợp thai kỳ nguy cơ cao, tần suất khám sẽ dày hơn để có thể theo dõi và xử lý kịp thời các tình huống bất thường. Đây cũng chính là tầm quan trọng của việc khám thai lần đầu.
  • Hãy chuẩn bị sẵn danh sách các câu hỏi, thắc mắc của bản thân để được bác sĩ giải đáp, trang bị thêm kiến thức chăm sóc và bảo vệ thai kỳ. 
  • Lưu trữ tất cả phiếu khám, kết quả xét nghiệm trong một bìa hồ sơ để tiện theo dõi ở những lần khám sau.

4. Lần khám thai đầu tiên có siêu âm không?

Khi khám thai lần đầu, mẹ bầu thường được chỉ định siêu âm để kiểm tra xác nhận có thai, định vị túi thai, nghe nhịp tim và xác định tuổi của thai nhi. 

Nhiều mẹ cũng thắc mắc liệu trước khi siêu âm thai lần đầu có cần nhịn ăn hay chuẩn bị gì không. Các chuyên gia cho biết, bạn chỉ cần tuân thủ đúng lịch hẹn, không cần phải nhịn ăn uống. Tùy từng phương pháp siêu âm, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể:

  • Nếu siêu âm qua âm đạo, bạn cần đi tiểu trước để bàng quang được rỗng.  
  • Nếu siêu âm qua bụng, bạn nên uống nhiều nước để bàng quang căng phồng, giúp hình ảnh buồng tử cung, túi thai được quan sát dễ dàng hơn.
Hình ảnh siêu âm thai qua bụng
Hình ảnh siêu âm thai qua bụng

5. Thời điểm khám tiếp theo

Thông thường, sau buổi khám thai lần đầu, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám vào khoảng tuần thứ 12-14 của thai kỳ để kiểm tra toàn diện sức khỏe của thai nhi. Ở lần khám này, mẹ bầu vẫn sẽ thực hiện các bước khám tương tự lần trước kèm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá thai nhi có phát triển bình thường hay không.

Khi siêu âm, bạn có thể quan sát rõ hơn sự hình thành các bộ phận trên cơ thể bé như mũi, mí mắt, môi trên. Lúc này, thân hình bé đang duỗi thẳng dần và có những cử động tay chân đầu tiên dù các ngón vẫn còn dính màng.

Bác sĩ cũng sẽ giải thích, động viên nếu bạn gặp phải những triệu chứng khó chịu thường gặp ở giai đoạn này. Chẳng hạn, do nồng độ hormone Estrogen tăng cao khi mang thai, cơ thể bạn sẽ tiết nhiều khí hư (dịch âm đạo) hơn bình thường. Đây là hiện tượng sinh lý, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

6. Khám thai lần đầu có cần nhịn ăn?

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết trước khi đi khám thai lần đầu có cần nhịn ăn hay không. Nếu đây là lần khám đầu tiên để xác định có mang thai hay không, bạn không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, trước khi siêu âm, bạn vẫn nên uống nhiều nước và kiềm chế đi tiểu để bàng quang luôn trong tình trạng đầy. Điều này giúp sóng siêu âm truyền qua dễ dàng hơn, cho hình ảnh rõ nét và kết quả chính xác hơn.

Ở những lần khám thai sau, tùy vào mục đích và thời điểm khám cụ thể, bác sĩ sẽ có hướng dẫn về việc ăn uống trước khi siêu âm. Nếu chỉ là siêu âm thường, bạn có thể ăn nhẹ một chút nhưng tuyệt đối tránh các loại nước có ga, cà phê, nước hoa quả… Để chắc chắn, hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ phụ trách của mình.

7. Khám thai lần đầu cần chuẩn bị gì? 

Do là buổi khám quan trọng đầu tiên trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu cảm thấy hồi hộp, lo lắng và ngại ngùng. Tuy nhiên, nếu mẹ hiểu rõ về quy trình của một lần khám thai và chuẩn bị chu đáo, mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn nhiều.

Một số vấn đề mẹ bầu nên lưu ý trước khi khám thai lần đầu:

  • Chuẩn bị tinh thần thật thoải mái, giữ cân bằng cảm xúc. 
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. Bổ sung đều đặn acid folic, sắt, canxi, vitamin… để phòng tránh dị tật ở thai nhi.
  • Thường trong buổi khám sẽ cần nhịn ăn sáng để tránh ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm máu. Tốt nhất mẹ nên nhịn ăn trước khi khám.  
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái như đầm bầu, quần bầu để việc khám, xét nghiệm, siêu âm được thuận tiện.
  • Uống nhiều nước, nhịn tiểu để quá trình siêu âm diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Chuẩn bị sẵn các câu hỏi, vấn đề cần bác sĩ tư vấn giải đáp.  
  • Chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để theo dõi sức khỏe thai kỳ toàn diện, được khám thai định kỳ theo đúng lịch.
Hãy luôn chuẩn bị sẵn các thắc mắc cần bác sĩ tư vấn
Hãy luôn chuẩn bị sẵn các thắc mắc cần bác sĩ tư vấn

8. Khám thai lần đầu nên mặc gì?

Khám thai lần đầu nên mặc gì cũng là một chủ đề khá được các chị em quan tâm. Mẹ bầu nên chọn những bộ quần áo có chất liệu mềm mại, co giãn tốt để tạo cảm giác dễ chịu khi mặc. Những lựa chọn phù hợp có thể kể đến như:

  • Đầm bầu rộng rãi, thoáng mát.  
  • Chân váy dễ xắn lên xuống khi cần thiết trong quá trình thăm khám. 
  • Quần bầu có cạp, đai rộng, co giãn và không gây hằn lên bụng.

Các mẹ nên tránh mặc đồ bó sát, gò bó như skinny jeans, váy đầm ôm. Chúng sẽ gây khó khăn khi bác sĩ thực hiện các thao tác kiểm tra, làm xét nghiệm hay siêu âm, khiến mẹ mất thời gian thay đồ và cảm thấy không thoải mái.  

9. Lời khuyên của bác sĩ 

Với kinh nghiệm đi khám thai lần đầu, các bác sĩ Sản khoa khuyên rằng mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý thật thoải mái. Khám thai lần đầu không chỉ quan trọng với mẹ mà còn rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Để buổi khám thai lần đầu diễn ra thuận lợi, các bác sĩ cũng lưu ý mẹ bầu nên:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân
  • Ăn nhẹ trước khi đến viện 
  • Mặc trang phục thoải mái, rộng rãi
  • Uống nhiều nước trước khi siêu âm
  • Nghỉ ngơi đầy đủ đêm hôm trước 

Với tinh thần chuẩn bị chu đáo, khám thai lần đầu sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu cũng sẽ được các bác sĩ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên này.

10. Kết luận

Khám thai lần đầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Đây là cơ hội để bác sĩ đánh giá tổng quát sức khỏe của mẹ bầu, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và đưa ra lời khuyên phù hợp. 

Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ việc khám thai lần đầu khi nào bởi thời điểm khám lần đầu sẽ giúp xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Qua đó, mẹ bầu sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, luyện tập và các xét nghiệm cần thiết để thai kỳ diễn ra an toàn, khỏe mạnh.

Vì vậy, các bác sĩ Sản khoa khuyến cáo mẹ bầu không nên chủ quan bỏ qua khám thai lần đầu. Việc tìm hiểu kỹ và chuẩn bị chu đáo trước khi đi khám thai lần đầu sẽ giúp mẹ tự tin hơn, đồng thời tạo điều kiện cho các bác sĩ chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé yêu.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho các chị em đầy đủ thông tin về thời điểm cũng như những lưu ý của việc khám thai lần đầu. Nếu có nhu cầu được tư vấn và thăm khám trực tiếp bởi các chuyên gia đầu ngành của Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa, vui lòng đặt lịch khám tại đây.

Liên hệ - đặt lịch


    All in one
    Liên hệ