Khi nào làm nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh?

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh khi nào cần làm? Cần chuẩn bị những gì trước và sau khi nạo sinh thiết buồng tử cung? Hãy tìm hiểu cùng BSCKII Lê Thị Quyên.

Nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh khi nào thì cần thiết? Nạo sinh thiết buồng tử cung có đau không và sau khi làm nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh thì cần lưu ý những điều gì? Hãy tìm hiểu cùng BSCKII Lê Thị Quyên.

1. Nạo sinh thiết buồng tử cung là gì? 

Nạo sinh thiết buồng tử cung là một loại thủ thuật nhỏ nhưng có thể gây đau đớn. Nếu thực hiện không đúng cách, điều này có nguy cơ gây nhiễm trùng khoang chậu. Do đó, việc thực hiện phải được bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao đảm nhận. 

Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ làm từ nhựa hoặc kim loại để thu thập một mẫu nhỏ của lớp màng lót bên trong tử cung, còn được gọi là nội mạc tử cung, từ người bệnh. Mẫu này sau đó sẽ được sử dụng để tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, kiểm tra sự có mặt của tế bào ác tính. Sau khi bác sĩ thu thập mẫu nội mạc tử cung, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành xử lý mẫu một cách chuyên nghiệp trước khi quan sát dưới kính hiển vi.

Dựa vào các đặc điểm quan sát được của mẫu nội mạc tử cung sau khi thực hiện quy trình nạo sinh thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về các tổn thương bệnh lý tại nội mạc tử cung, bao gồm:

  • Sự sản sinh quá mức của nội mạc tử cung.
  • Sự hình thành các polyp trong nội mạc tử cung.
  • Phát hiện ung thư nội mạc tử cung, một trong ba loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.
  • Kiểm tra xem lớp niêm mạc tử cung có phù hợp để mang thai hay không

Ngoài ra, quá trình sinh thiết buồng tử cung còn giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các rối loạn kinh nguyệt, bao gồm chu kỳ kinh không đều, hành kinh không đều và đôi khi là tình trạng rong kinh dẫn đến thiếu máu.

Nạo sinh thiết nội mạc tử cung rong kinh giúp chẩn đoán nguyên nhân gây rong kinh ở bệnh nhân
Nạo sinh thiết nội mạc tử cung rong kinh giúp chẩn đoán nguyên nhân gây rong kinh ở bệnh nhân

2. Khi nào bác sĩ chỉ định nạo sinh thiết buồng tử cung? 

Các bác sĩ sẽ quyết định tiến hành sinh thiết nội mạc tử cung khi cần thiết, và các chị em có những triệu chứng sau thường được chỉ định thực hiện quy trình này:

  • Gặp phải rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt như rong kinh hoặc tắt kinh.
  • Tình trạng rong huyết (ra máu âm đạo ngoài kì kinh) kéo dài.
  • Ra máu âm đạo bất thường mặc dù đã bước vào thời kỳ mãn kinh.
  • Phát hiện hiện tượng chảy máu âm đạo trong quá trình điều trị một số bệnh bằng hormone.
  • Siêu âm phát hiện niêm mạc tử cung quá dày.
  • Quan hệ tình dục bình thường nhưng khó có thai.
  • Các phương pháp điều trị bệnh lý phụ khoa ở tử cung bằng thuốc đã không hiệu quả
  • Kết quả xét nghiệm Pap có các biểu hiện bất thường.

3. Ai không nên làm nạo sinh thiết buồng tử cung? 

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cân nhắc không thực hiện quy trình nạo sinh thiết buồng tử cung trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đang mắc phải viêm nhiễm cấp tính ở âm đạo hoặc cổ tử cung.
  • Bệnh nhân bị viêm nội mạc tử cung.
  • Bệnh nhân đang mắc viêm phần phụ.
Rong kinh là một trong những lí do bác sĩ chỉ định chị em nạo sinh thiết nội mạc tử cung
Rong kinh là một trong những lí do bác sĩ chỉ định chị em nạo sinh thiết nội mạc tử cung

4. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước khi nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh?

Nhiều chị em lo lắng rằng nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh có đau không và cần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện thủ thuật này. BSCKII Lê Thị Quyên khuyên chị em chuẩn bị tinh thần thoải mái và đừng quá lo lắng. Tuy thủ thuật này có gây đau nhưng bác sĩ có thể tư vấn cho chị em sử dụng các phương pháp vô cảm để giảm đau.

Bác sĩ sẽ cho chị em được chỉ định thủ thuật này cần làm xét nghiệm máu trước để tiến hành thủ thuật an toàn. Siêu âm trong trường hợp này giúp kiểm tra nội mạc tử cung dày hay mỏng, có bất thường nội mạc hay không để lưu ý cho bác sĩ làm thủ thuật, sau đó thực hiện nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh dưới hướng dẫn của siêu âm để giảm thiểu nguy cơ tai biến.

Hơn nữa, trước khi tiến hành nạo sinh thiết buồng tử cung, quan trọng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Không thực hiện quy trình khi đang trong kỳ kinh.
  • Không mang thai và không mắc các vấn đề viêm nhiễm âm đạo.
  • Không nên thực hiện sau khi đã qua thời kỳ mãn kinh, trừ trường hợp gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo bất thường.
  • Tránh sử dụng bất kỳ loại kem hoặc thuốc trong âm đạo trước khi thực hiện quy trình.

5. Lưu ý sau nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh 

Sau khi làm thủ thuật nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh và hẹn tái khám lần tiếp theo. Sau đó họ sẽ chuyển mẫu mô nội mạc cho bác sĩ giải phẫu bệnh để kiểm tra sự có mặt của tế bào bất thường. Chị em nhớ lịch tái khám sau nạo để lấy kết quả, nhận tư vấn và lưu lại để phục vụ lần thăm khám kế tiếp. 

Vệ sinh vùng kín kĩ càng là điều cần thiết để tránh nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật
Vệ sinh vùng kín kĩ càng là điều cần thiết để tránh nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật

Sau khi hoàn thành quá trình phẫu thuật nạo sinh thiết buồng tử cung rong kinh, việc quan tâm đến vấn đề vệ sinh là rất quan trọng để tránh tình trạng nhiễm trùng. Các biện pháp sau có thể được áp dụng:

  • Thực hiện vệ sinh vùng kín một cách sạch sẽ và đúng cách, đồng thời thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Trong khoảng 1 đến 2 ngày sau thủ thuật, người phụ nữ có thể cảm thấy hơi đau và không thoải mái ở khu vực âm đạo. Cũng có thể có hiện tượng chảy máu hoặc xuất tiết trong khoảng thời gian một tuần, nhưng không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường.
  • Không nên sử dụng phương pháp thụt rửa âm đạo, vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng âm đạo hoặc tử cung.
  • Quan trọng nhất là tuyệt đối không nên thực hiện quan hệ tình dục, và cần kiêng quan hệ cho đến khi chảy máu từ âm đạo ngừng lại.
  • Tránh những hoạt động mạnh mẽ hoặc mang vác những vật nặng trong thời gian hồi phục.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường như ra máu quá 7 ngày hoặc đau bụng, chị em cần tới kiểm tra ngay tại các cơ sở y tế đảm bảo để được điều trị kịp thời.

Nạo sinh thiết buồng tử cung là một loại thủ thuật nhỏ nhưng có thể gây đau đớn nếu thực hiện không đúng cách. Do đó việc thực hiện phải được bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao đảm nhận. Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa, tọa lạc tại Số 26, ngõ 30, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Đại Hành, Hà Nội – là một trong những địa chỉ uy tín với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề đảm bảo và dày dặn kinh nghiệm trong chuyên ngành Sản Phụ khoa. 

BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên phó khoa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương có hơn có 33 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.

Để đặt lịch khám với bác sĩ Quyên, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây:

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

    Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

    Thông tin kiến thức
    Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

    Thông tin kiến thức
    Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

    Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

    Thông tin kiến thức
    Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

    Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

    All in one
    Liên hệ