1. Lạc nội mạc trong cơ tử cung khi mang thai có thể gặp biến chứng gì?
Lạc nội mạc trong cơ tử cung là một bệnh lý lành tính, đang ngày càng phổ biến ở nữ giới hiện nay. Hai đỉnh của độ tuổi xem xét chẩn đoán lạc nội mạc trong cơ tử cung là khoảng 30 tuổi và khoảng 50 tuổi, độ tuổi được chẩn đoán thường xuyên nhất là từ 41 – 45 tuổi.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy được sự liên quan của bệnh lý lạc nội mạc trong cơ tử cung đến vô sinh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi do số lượng tham gia nghiên cứu còn hạn chế. Các số liệu cũng cho thấy rằng, lạc nội mạc trong cơ tử cung khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ có những biến chứng trong quá trình mang thai. Một số các biến chứng có thể kể đến như sau:
Hạn chế tăng trưởng trong tử cung
Lạc nội mạc trong cơ tử cung khi mang thai dẫn đến một biến chứng rất thường gặp đó là hạn chế tăng trưởng trong tử cung dẫn đến thai nhi phát triển kém hơn so với tuổi thai thực tế. Điều này được giải thích do thai phát triển gần cơ nội mạc tử cung dẫn đến sự kém phát triển và rối loạn chức năng của bánh rau.
Mẹ bị tăng huyết áp trong thai kỳ
Do rối loạn trong sự phát triển động mạch tử cung trong quý 3 của thai kỳ cũng có thể dẫn đến triệu chứng tăng huyết áp của mẹ. Điều này làm tăng nguy cơ tiền sản giật và sản giật của phụ nữ mang thai khi mắc lạc nội mạc trong cơ tử cung.
Rau bong non
Rau bong non là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Những bà mẹ bị lạc nội mạc trong cơ tử cung khi mang thai do quá trình nhau thai bất thường có thể bị đứt mạch máu và chảy máu làm sản sinh các chất gây bong rau thai.
Sảy thai tự nhiên và sinh non
Một số nghiên cứu cho thấy lạc nội mạc trong cơ tử cung gây nên những thay đổi bất thường trong cơ chế miễn dịch, làm ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi dẫn đến tỷ lệ sảy thai tự nhiên ở những thai phụ mắc bệnh này cao hơn so với những người không mắc.
Tình trạng viêm không nhiễm trùng và viêm nhiễm trùng của tử cung do vi khuẩn ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dạ và sinh non. Ngoài ra, tăng áp lực trong buồng tử cung cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
2. Lưu ý khi theo dõi quá trình thai nghén
Tuy là một bệnh lý lành tính, nhưng lạc nội mạc trong cơ tử cung gây ảnh hưởng rất nhiều đến phụ nữ cả trước và trong quá trình mang thai. Đặc biệt đối với phụ nữ bị lạc nội mạc trong cơ tử cung khi mang thai cần theo dõi sát quá trình thai nghén. Những lưu ý khi theo dõi quá trình thai nghén như sau:
Quản lý thai sản định kỳ:
- Thai phụ cần được quản lý thai kỳ định kỳ bởi phòng khám phụ sản và bác sĩ chuyên khoa để có thể theo dõi sát sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, thai phụ cũng cần theo dõi những triệu chứng của bệnh trong suốt thời kỳ mang thai.
- Xác định được lịch kiểm tra định kỳ thai nghén để có thể dự phòng sớm được một số biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn mang thai.
Siêu âm chẩn đoán:
- Siêu âm có thể được sử dụng để xác định kích thước của tử cung và theo dõi sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung.
- Các bác sĩ cũng có thể sử dụng siêu âm để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của lạc nội mạc trong cơ tử cung và theo dõi các biến đổi ở trong tử cung.
Quản lý triệu chứng:
Đối với các thai phụ xuất hiện triệu chứng như đau hay kích thước của tử cung trên siêu âm tăng lên, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp điều trị triệu chứng và giữ ổn định cho thai. Chẳng hạn, thai phụ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau an toàn cho mẹ và thai nhi.
Chăm sóc tăng cường:
Thai phụ có lạc nội mạc trong cơ tử cung khi mang thai rất cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt. Việc này nhằm giảm thiểu tối đa các tác động không tốt của tình trạng bệnh đối với sức khỏe toàn diện của cả mẹ và thai nhi.
Theo dõi chặt chẽ cùng với bác sĩ sản phụ khoa:
Thai phụ nên theo dõi và phải báo cáo lại ngay bất kỳ thay đổi triệu chứng bất thường nào và duy trì liên lạc với bác sĩ quản lý để nhận được sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi cần thiết.
3. Tiêu chí lựa chọn bác sĩ điều trị
Bác sĩ chuyên môn cao về bệnh lý lạc nội mạc trong cơ tử cung
Khi chọn bác sĩ chuyên môn cao về bệnh lý lạc nội mạc trong cơ tử cung, có một số tiêu chí quan trọng mà người bệnh có thể xem xét như sau:
- Chuyên môn và học vị: Cần tìm hiểu thêm những thông tin về học vị và chuyên môn của bác sĩ điều trị. Bác sĩ nên có chuyên môn về sức khỏe sinh dục, sinh sản, sức khỏe thai nhi và có thêm kỹ năng hoặc chuyên sâu về các bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung.
- Những phản hồi từ những bệnh nhân đã điều trị trước đó: Điều này có thể giúp thai phụ đánh giá khái quát trước khi trải nghiệm dịch vụ bác sĩ và phòng khám.
- Chứng chỉ và đào tạo liên quan: Tìm kiếm thêm những thông tin về các chứng chỉ đào tạo chuyên môn của bác sĩ điều trị. Các tổ chức y tế uy tín thường cấp các chứng chỉ đào tạo cho những bác sĩ có chuyên sâu trong các lĩnh vực cụ thể.
- Khả năng giao tiếp: Hãy lựa chọn bác sĩ mà người bệnh cảm thấy thoải mái khi trò chuyện, gặp gỡ và trao đổi về tình trạng bệnh. Khả năng giao tiếp hiệu quả vô cùng quan trọng để bệnh nhân có thể được giải thích rõ hơn về tình trạng của mình và lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị và can thiệp trường hợp sản khoa khó
Kinh nghiệm và hiệu quả làm việc: Hãy đảm bảo nắm được những thông tin về kinh nghiệm làm việc của bác sĩ trong lĩnh vực điều trị các bệnh sản, phụ khoa khó và đặc biệt là bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung. Tìm hiểu về tỷ lệ điều trị thành công của bác sĩ trong các bệnh lý về sản, phụ khoa khó khăn trong nhiều lần điều trị.
Sự hiện đại trong các phương pháp thăm khám sàng lọc và phương pháp điều trị: Đảm bảo rằng bác sĩ điều trị sử dụng các phương pháp thăm khám, sàng lọc hiện đại và đủ khả năng để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có ứng dụng những phương pháp tốt nhất và phù hợp nhất trong điều trị bệnh lý của thai phụ. Đồng thời, bác sĩ sẽ cập nhật những xu hướng điều trị mới nhất cung cấp đầy đủ thông tin cho bệnh nhân về tình trạng bệnh.
Năng lực và thành tích điều trị: Thai phụ khi lựa chọn điều trị, nên nắm được năng lực và thành tích của bác sĩ để có thể yên tâm theo dõi quản lý thai kỳ và điều trị các biến chứng của bệnh lý lạc nội mạc trong cơ tử cung khi mang thai.
4. Bác sĩ phụ trách Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa Nguyễn Đình Chiểu
Bác sĩ phụ trách Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa Nguyễn Đình Chiểu là BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành phẫu thuật sản phụ khoa, bác sĩ có chuyên môn rất cao trong việc theo dõi, chẩn đoán, điều trị những bệnh lý phụ khoa và theo dõi thai kỳ. Nhờ kinh nghiệm điều trị và sự nhanh nhạy trên lâm sàng của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, rất nhiều bệnh nhân đã tin tưởng, đạt kết quả tốt trong quá trình điều trị bệnh lý về phụ khoa và theo dõi thai kỳ.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung là một trong những bệnh lý rất thường gặp. BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan đã có nhiều năm trong việc nghiên cứu, điều trị kết hợp theo dõi những bệnh nhân, thai phụ mắc bệnh này và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Những thai phụ đang mắc lạc nội mạc trong cơ tử cung cần phải theo dõi thai kỳ định kỳ, đồng thời cũng cần lưu ý tới những triệu chứng bất thường trong khi mang thai để có thể được hỗ trợ kịp thời. Hãy quản lý thai kỳ ở những phòng khám sản phụ khoa cùng các bác sĩ uy tín để kiểm soát kịp thời những biến chứng của bệnh.