Lộ tuyến cổ tử cung có cần phải điều trị sớm?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Lộ tuyến cổ tử cung không phải trường hợp nào cũng phải điều trị. Phác đồ điều trị phù hợp sẽ được quyết định dựa trên sự khám phá kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa. 

Lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ, thường được tình cờ phát hiện thông qua các cuộc khám phụ khoa thường xuyên…

Nhiều người thắc mắc lộ tuyến cổ tử cung có cần điều trị không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.

1. Hiểu về lộ tuyến cổ tử cung

Các phần của tử cung gồm có thân tử cung ở phần trên và cổ tử cung ở phần dưới, tiếp xúc trực tiếp với âm đạo.. Cổ tử cung là một ống ngắn, dài khoảng 2.5cm, nối từ lỗ ngoài đến lỗ trong của cổ tử cung và được bao phủ bởi một lớp dịch nhầy. Trong đó:

  • Phía ngoài cổ tử cung được bao phủ bởi lớp biểu mô lát tầng.
  • Phía trong cổ tử cung được che phủ bởi lớp biểu mô tuyến có tác dụng tiết chất nhầy.
Cổ tử cung là một ống ngắn có lỗ trong và lỗ ngoài 
Cổ tử cung là một ống ngắn có lỗ trong và lỗ ngoài

Lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng sinh lý, lúc này biểu mô tuyến bò ra che phủ một phần bề mặt bên ngoài cổ tử cung, tạo hình ảnh không nhẵn, đỏ và có ít dịch nhầy.

Lộ tuyến thường do sự thay đổi pH của âm đạo hoặc cường estrogen. Do vậy, nếu điều chỉnh được các thay đổi này lộ tuyến cũng mất dần.

Khi có sự tái tạo, lớp biểu mô lát ở vùng lộ tuyến bò vào trong, che phủ lớp biểu mô tuyến. Dù hoàn cảnh nào quá tình tái tạo cũng không thể hoàn thiện, sẽ luôn tồn tại các đám lộ tuyến.

Các đám này vẫn tiết dịch nhầy như khi ở trong cổ tử cung, gây ra các triệu chứng như tăng tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, khí hư có mùi,… và dễ gây viêm nhiễm

Bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ hoặc dùng thuốc tránh thai có thành phần estrogen, thường xuất hiện ở phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn hoặc đã có con.

Viêm của tuyến cổ tử cung thường là do tổn thương không nguy hiểm, tuy nhiên cũng có những trường hợp tổn thương có tính chất ác tính,…

2. Dấu hiệu dễ nhận biết lộ tuyến cổ tử cung

2.1. Lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung đa phần được phát hiện một cách tình cờ. Một số hoàn cảnh phát hiện sự tồn tại của lộ tuyến ở cổ tử cung:

  • Trong quá trình thăm khám phụ khoa định kỳ, phát hiện ngẫu nhiên là phổ biến, bởi hầu hết phụ nữ mắc bệnh không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu gì đặc biệt.
  • Một số phụ nữ thấy có hiện tượng tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường và đây thường là lý do khiến họ đến khám bác sĩ.
  • Phụ nữ bị lộ tuyến cổ ở tử cung có thể gặp tình trạng xuất huyết âm đạo sau quan hệ tình dục. Sau đó đi khám phụ khoa thì phát hiện.

2.2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Những triệu chứng dưới đây có thể gợi ý bệnh này:

  • Tiết nhiều khí hư, màu sắc của khí hư có thể thay đổi như trắng đục, xanh hoặc vàng. Đây là biểu hiện của nhiễm khuẩn hoặc nấm.
  • Mùi khí hư hôi tanh khó chịu, kèm theo bọt, vùng kín bị ngứa ngáy.
  • Ra máu sau quan hệ tình dục do các đám lộ tuyến đã phát triển đến bề mặt bên ngoài của cổ tử cung, nên khi quan hệ tình dục, phụ nữ có thể bị trầy xước và dễ chảy máu.
  • Chảy máu âm đạo bất thường không liên quan đến kinh nguyệt.
  • Đau bụng giống như đau bụng kinh.
  • Giảm ham muốn quan hệ tình dục.

Các triệu chứng trên có thể gây nhầm lẫn với các căn bệnh khác, do đó, cần phải đi khác bác sĩ phụ khoa để chẩn đoán chính xác lộ tuyến cổ tử cung.

Khí hư trong viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến phụ nữ ngứa ngáy khó chịu 
Khí hư trong viêm lộ tuyến cổ tử cung khiến phụ nữ ngứa ngáy khó chịu

3. Lộ tuyến cổ tử cung có cần phải điều trị sớm?

Lộ tuyến cổ tử cung là một vấn đề về sức khỏe sinh lý lành tính, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, lộ tuyến ở cổ tử cung đơn thuần không có chỉ định điều trị. Mặc dù có tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, nhưng nếu không phải là viêm nhiễm, thì không bắt buộc phải điều trị.

Người bị lộ tuyến ở cổ tử cung cần phải đi khám bác sĩ để đánh giá mức độ tổn thương và xem xét có cần phải điều trị hay không và chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Việc điều trị lộ tuyến ở cổ tử cung chỉ cần thiết khi có biểu hiện viêm. Nếu không điều trị, viêm lộ tuyến ở cổ tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư hoặc vô sinh.

Trong các trường hợp viêm lộ tuyến ở cổ tử cung, điều trị chống viêm bằng thuốc đặc hiệu, sau đó đốt lộ tuyến (bằng nhiệt, hóa chất, đốt điện hay đốt lạnh) để diệt biểu mô tuyến, giúp biểu mô lát phục hồi.

Thời điểm để đốt lộ tuyến lý tưởng nhất là sau sạch kinh 3-5 ngày. Không đốt khi đang mang thai, đang viêm âm đạo cấp hoặc có tổn thương nghi ngờ ác tính.

Quá tình điều trị lộ tuyến ở cổ tử cung có thể để lại các di chứng lành tính hoặc lộ tuyến tái phát. Các di chứng lành tính đó là:

  • Nang Naboth: là kết quả của việc mọc biểu mô lát che phủ miệng tuyến chưa bị xóa, khiến tuyến tiếp tục sản xuất chất nhầy. Theo thời gian, chất nhầy này tích tụ và tạo thành nang, và khi nang bị vỡ, nó có thể tạo ra lỗ nang.
  • Cửa tuyến: giữa vùng biểu mô lát có các miệng tuyến tiếp tục chế nhầy
  • Đảo tuyến: một số tuyến tụ tập lại chế nhầy trên vùng biểu mô lát.

4. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về lộ tuyến cổ tử cung và việc điều trị. Lộ tuyến ở cổ tử cung là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng cần được chẩn đoán chính xác để quyết định liệu có cần điều trị hay không.

Bác sĩ khuyến cáo rằng việc điều trị chỉ cần thiết khi có viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhằm tránh biến chứng và bảo vệ khả năng sinh sản của phụ nữ. Đăng ký khám tại đây

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ