Mãn kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Mãn kinh là quá trình bất cứ phụ nữ nào cũng phải trải qua. Tìm hiểu mãn kinh là gì trong bài viết dưới đây.

Với mỗi phụ nữ, ai cũng đều phải trải qua giai đoạn mãn kinh. Giai đoạn này có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của các chị em. Vậy mãn kinh là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục mãn kinh qua bài viết dưới đây.

1. Mãn kinh là gì?

Để trả lời câu hỏi mãn kinh là gì trước hết chúng ta cần khẳng định mãn kinh là một quá trình tự nhiên của quá trình lão hóa ở phụ nữ. Khi buồng trứng ngừng hoạt động, cơ thể không còn sản xuất các loại nội tiết và không còn diễn ra quá trình rụng trứng. Kết quả là thời kỳ mãn kinh được cho là cột mốc đánh dấu sự kết thúc chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của phụ nữ.

Trước khi ngừng kinh hoàn toàn, chu kỳ kinh của phụ nữ có thể thay đổi với lượng máu kinh thất thường. Vì vậy, thời điểm buồng trứng ngừng hoạt động hoàn toàn rất khó xác định. Mãn kinh được xác định khi chu kỳ kinh nguyệt của chị em không xảy ra trong 12 tháng liên tiếp.

2. Độ tuổi mãn kinh là gì?

Độ tuổi mãn kinh là giai đoạn xuất hiện tình trạng mãn kinh. Thời kỳ này thường xảy ra ở độ tuổi 40-50, thậm chí có thể xuất hiện ở tuổi 30. Trung bình, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi 51.

Một số trường hợp khiến giai đoạn mãn kinh đến sớm có thể kể đến là:

  • Cắt bỏ buồng trứng: mãn kinh xuất hiện ngay.
  • Suy buồng trứng hoặc xạ trị buồng trứng: các trường hợp này nếu điều trị tốt, buồng trứng sẽ hoạt động trở lại.

3. Giai đoạn thời kỳ mãn kinh là gì?

Dựa vào các đặc điểm và thay đổi trong cơ thể của chị em, mãn kinh được chia thành 3 giai đoạn tương ứng. Cụ thể là:

3.1. Giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh là gì?

Giai đoạn này có tên gọi khác là giai đoạn tiền mãn kinh, bắt đầu từ 8-10 năm trước khi chính thức bước vào mãn kinh. Buồng trứng sản xuất ít hormone Estrogen hơn. Lúc này, phụ nữ xuất hiện các triệu chứng mãn kinh nhưng vẫn có thể mang thai. Khi cận kề thời kỳ mãn kinh (thông thường là khoảng 1 – 2 năm), sự suy giảm hormone Estrogen diễn ra nhanh hơn. Phụ nữ nên sử dụng biện pháp tránh thai để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn cho đến thời kỳ mãn kinh.

3.2. Giai đoạn mãn kinh là gì?

Thời kỳ mãn kinh chính thức bắt đầu khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục. Buồng trứng ngừng hoạt động và không còn sản xuất hormone.

Dựa vào thời điểm xảy ra mãn kinh, người ta chia thành 2 dạng chính:

  • Mãn kinh sớm: gặp ở phụ nữ trước tuổi 40. Những chị em này thường có những yếu tố nguy cơ làm suy giảm chức năng buồng trứng sớm như: hút thuốc lá, uống rượu bia, bệnh lý tử cung,… Tình trạng này chiếm 1% phụ nữ trong độ tuổi nhỏ hơn 40.
  • Mãn kinh muộn: thường gặp ở phụ nữ lớn hơn 55 tuổi.

3.3. Giai đoạn hậu mãn kinh là gì?

Thời kỳ này xảy ra sau khi phụ nữ không còn kinh nguyệt. Triệu chứng mãn kinh có thể giảm bớt nhưng cũng có những trường hợp triệu chứng kéo dài trong một thập kỷ hoặc lâu hơn. Phụ nữ ở thời kỳ hậu mãn kinh cũng có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như tim mạch hoặc loãng xương do nồng độ estrogen giảm dần trong máu.

4. Các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh là gì?

Thời kỳ mãn kinh gây hiệu ứng lên “hệ trục vàng” gồm vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, khiến cho các hormone sinh dục quan trọng là estrogen, progesterone, testosterone bị ảnh hưởng. Khi nội tiết tố thay đổi, các cơ quan trong cơ thể của phụ nữ cũng thay đổi theo. Cụ thể là:

  • Đột ngột xuất hiện những cơn nóng đột ngột từ mặt lan khắp cơ thể gây ra cảm giác bực tức và khó chịu.
  • Đổ mồ hôi xảy ra nhiều vào ban đêm.
  • Cảm lạnh.
  • Khô âm đạo do nồng độ hormone estrogen trong máu giảm khiến các tuyến ở âm đạo giảm tiết dịch gây ra khô âm đạo. Điều này khiến phụ nữ gặp khó khăn hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu gấp, tần suất đi tiểu tăng nhiều hơn bình thường.
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ.
  • Thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh hoặc trầm cảm nhẹ.
  • Căng tức ngực.
  • Các dấu hiệu xảy ra trước thời kỳ kinh nguyệt như đau ngực, mệt mỏi, đau bụng, khó chịu thường có xu hướng tăng lên.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như kinh ít, rong kinh, vô kinh, thống kinh,…
Mãn kinh gây ra tình trạng mất ngủ ở phụ nữ trung niên
Mãn kinh gây ra tình trạng mất ngủ ở phụ nữ trung niên

Một số phụ nữ có thể gặp thêm các triệu chứng khác như:

  • Tim đập nhanh.
  • Nhức đầu.
  • Đau nhức khớp, cơ và xương.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Khó tập trung.
  • Suy giảm trí nhớ tạm thời.
  • Tăng cân.
  • Rụng tóc hoặc tóc mỏng.

5. Các triệu chứng mãn kinh kéo dài bao lâu?

Sau khi trả lời được câu hỏi mãn kinh là gì? Nhiều chị em thường thắc mắc các triệu chứng này sẽ kéo dài bao lâu? Triệu chứng thời kỳ mãn kinh có thể kéo dài tối đa trong 10 năm nhưng hầu hết phụ nữ trải qua các triệu chứng mãn kinh trong vòng chưa đầy 5 năm.

6. Nguyên nhân dẫn đến mãn kinh là gì?

Mãn kinh là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố như tuổi, các phẫu thuật hoặc can thiệp đã làm, tình trạng suy buồng trứng. Cụ thể là:

  • Tuổi tác: Nội tiết tố nữ suy giảm tự nhiên khi phụ nữ gần 30 tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi khi phụ nữ bước vào tuổi 40. Khi buồng trứng ngừng giải phóng trứng (thường vào tuổi 51) dẫn đến tình trạng chị em không còn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt sau độ tuổi này.
  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung: Nếu buồng trứng bị cắt bỏ mà không ảnh hưởng đến tử cung, cơ thể vẫn tiếp tục kích thích trứng rụng. Khi cắt bỏ hoàn toàn hai buồng trứng và tử cung, chị em sẽ ngay lập tức bắt đầu giai đoạn mãn kinh mãn kinh mà không xuất hiện giai đoạn chuyển tiếp là tiền mãn kinh.
  • Hóa xạ trị: Liệu pháp điều trị ung thư hóa trị hoặc xạ trị có thể làm ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng. Điều này gây ra triệu chứng mãn kinh ngay sau quá trình điều trị.
  • Suy buồng trứng sớm: Nếu buồng trứng không sản xuất đủ hormone do một nguyên nhân nào đó như di truyền hoặc bệnh tự miễn dịch thì thời kỳ mãn kinh sẽ đến sớm hơn bình thường.
Hóa trị có thể làm xuất hiện sớm tình trạng mãn kinh
Hóa trị có thể làm xuất hiện sớm tình trạng mãn kinh

7. Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ trong giai đoạn mãn kinh là gì?

Phụ nữ cần thăm khám ngay nếu triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng đến chất lượng sống của họ. Qua thăm khám, kiểm tra và trao đổi thông tin, bác sĩ có thể đề xuất các giải pháp để giúp phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phù hợp.

Ngoài ra, chị em trong độ tuổi này cũng nên thực hiện thăm khám phụ khoa 6 tháng/lần để:

  • Phát hiện sớm tình trạng ác tính ở cơ quan sinh dục.
  • Đánh giá nguy cơ xuất hiện loãng xương.
  • Phát hiện những bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường.
Đánh giá nguy cơ loãng xương là một trong những việc cần làm với phụ nữ mãn kinh
Đánh giá nguy cơ loãng xương là một trong những việc cần làm với phụ nữ mãn kinh

8. Các phương tiện chẩn đoán mãn kinh là gì?

Để chẩn đoán thời kỳ mãn kinh, bác sĩ sẽ thăm khám và xem xét các phương diện như tuổi tác, lịch sử chu kỳ kinh, triệu chứng và thay đổi trên cơ thể.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như định lượng hormone buồng trứng và tuyến yên hoặc hormone kích thích tuyến giáp (TSH) để đánh giá tình trạng mãn kinh sớm trong trường hợp có chỉ định cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng.

9. Các phương pháp điều trị tình trạng mãn kinh là gì?

Các phương pháp thường được sử dụng để điều trị tình trạng mãn kinh là gì? Có phải khi nào cũng cần điều trị tình trạng này hay không?

Với một số phụ nữ mãn kinh, các triệu chứng thường diễn ra nhẹ nhàng, không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng này thường diễn ra trong thời gian dài với mức độ thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Một số phương pháp điều trị mà bác sĩ thường hay sử dụng để can thiệp tình trạng này có thể kể đến là:

9.1. Liệu pháp hormone thay thế

Mãn kinh là giai đoạn mà cơ thể giảm sản xuất nội tiết tố khiến cho các cơ quan chưa kịp thích nghi dẫn đến việc xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Đây là phương pháp có tác dụng giảm các triệu chứng có tác dụng nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, chị em bắt buộc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ do việc sử dụng liều lượng thế nào cần phải được đánh giá một cách kỳ lưỡng tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số nguy cơ có thể xuất hiện do sử dụng liệu pháp hormone có thể kể đến là:

  • Huyết khối tĩnh mạch.
  • Tai biến mạch máu não.
  • Tắc mạch máu phổi.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tăng nguy cơ ung thư vú.

9.2. Thuốc bôi âm đạo

Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ thường xuất hiện tình trạng khô và teo âm đạo khiến “cuộc yêu” bị ảnh hưởng nhiều. Một số phụ nữ còn sinh ra tâm lý sợ hãi khi quan hệ tình dục. Vì vậy, để giảm tình trạng này, một số loại thuốc bôi âm đạo dạng viên, gel hoặc vòng đặt âm đạo có thể được sử dụng để giảm tình trạng khô âm đạo, giảm nguy cơ chảy máu hoặc rách khi quan hệ tình dục.

Lưu ý, chị em tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý mua hoặc sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

9.3. Sử dụng thuốc làm giảm triệu chứng

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với điều trị nội tiết tố, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giảm chính xác những triệu chứng mà người bệnh gặp phải:

  • Giảm các cơn bốc hỏa: nhóm thuốc serotonin.
  • Thuốc giảm rụng tóc.
  • Thuốc ngăn ngừa loãng xương: kết hợp bổ sung vitamin D và canxi để giảm nguy cơ loãng xương trong giai đoạn này.

10. Phương pháp phòng ngừa mãn kinh là gì?

Nhiều chị em thường thắc mắc liệu có thể ngăn ngừa mãn kinh hay không? Các phương pháp phòng ngừa mãn kinh là gì?

Tuy không thể ngăn chặn hoặc trì hoãn mãn kinh nhưng chị em có thể ứng phó với triệu chứng và cải thiện chất lượng sống trong thời kỳ này. Cụ thể là:

  • Dinh dưỡng: Ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như protein, omega-3, chất xơ.
  • Thường xuyên vận động: Tập thể dục thể thao đều đặn giúp duy trì cân nặng cũng như tạo tinh thần thoải mái cho chị em trong thời kỳ này.
  • Giảm căng thẳng: Thực hiện một số biện pháp để giảm căng thẳng như yoga, thiền định để giúp tinh thần thoải mái cũng như xây dựng được giấc ngủ ngon trong giai đoạn này.
  • Xây dựng chế độ ngủ nghỉ hợp lý: Để tránh những cơn bốc hỏa về đêm khiến cho chị em mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.
Bổ sung các sản phẩm giàu omega-3 giúp giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh
Bổ sung các sản phẩm giàu omega-3 giúp giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh

11. Các lưu ý trong giai đoạn mãn kinh là gì?

Ở giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ không còn khả năng sinh sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai. Điều đáng buồn là các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh thường không dễ dàng nhận biết với giai đoạn trước đó. Vì vậy, phụ nữ nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn cho đến khi chắc chắn bản thân đã bước vào giai đoạn mãn kinh.

Mãn kinh là một giai đoạn bắt buộc phải gặp với bất kỳ phụ nữ nào. Triệu chứng rõ nhất chỉ báo chị em đã bước vào giai đoạn này chính là thời gian không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 12 tháng. Ở giai đoạn chuyển tiếp, chị em có thể gặp những bất thường của cơ thể điển hình là tình trạng khô âm đạo và bốc hỏa. Khi gặp những dấu hiệu này hoặc bất kỳ tình trạng khó chịu nào chị em không nên chịu đựng mà hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hiệu quả.

Hy vọng bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi mãn kinh là gì? Thời kỳ này có thể kéo dài trong nhiều năm và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Vì vậy, để làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống, chị em nên liên hệ với các cơ sở Sản phụ khoa uy tín để được tư vấn và điều trị. Nếu có nhu cầu, bạn có thể liên hệ Hotline hoặc đặt lịch để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tư vấn nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ