Máu báo thai xuất hiện sau khi chậm kinh bao lâu?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Máu báo thai xuất hiện sau khi chậm kinh có là tín hiệu cho chị em nhận biết về việc mang thai hay không? Làm sao để phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt?

Máu báo thai xuất hiện sau khi chậm kinh có thể là dấu hiệu báo mang thai sớm nhưng dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng khác khiến các chị em không phân biệt máu báo thai và máu báo kinh nguyệt. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt hai hiện tượng trên.

1. Hiểu rõ về máu báo thai

1.1. Máu báo thai là gì?

Máu báo thai là hiện tượng ra máu ở âm đạo sau quá trình thụ tinh, trứng sẽ tạo thành phôi thai và làm tổ ở niêm mạc tử cung. Sau đó, niêm mạc tử cung sẽ bị tác động, bong tróc và xuất hiện tình trạng chảy máu. Máu báo thai thường xuất hiện khoảng từ 7 – 10 ngày sau khi quan hệ. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian xuất hiện máu báo thai sẽ không giống nhau.

1.2. Đặc điểm của máu báo thai

Các chị em có thể phân biệt máu báo thai với máu ra trong kỳ kinh nguyệt với một số đặc điểm cơ bản như: 

  • Lượng máu báo thai thường không nhiều, chỉ là các chấm đỏ li ti dính trên quần lót kéo dài từ 1 – 2 ngày.
  • Máu thường có màu nhạt hơn như: màu hồng, nâu, có thể đỏ tươi. 
  • Máu chảy không vón cục, không có dịch nhầy, nhưng có thể lẫn dịch âm đạo.
  • Thường không đau bụng hoặc có triệu chứng kinh nguyệt khác.
  • Máu báo thai thường chỉ ra trong vòng vài giờ rồi biến mất.
Lượng máu báo thai khi trễ kinh thường ít và có màu nhạt hơn so với máu kinh nguyệt
Lượng máu báo thai khi trễ kinh thường ít và có màu nhạt hơn so với máu kinh nguyệt

2. Máu báo thai xuất hiện sau khi chậm kinh bao lâu?

Máu báo thai được xem là hiện tượng ra máu ở âm đạo, xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và gây ra chảy máu. Máu báo thai được coi là dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết nhất, thường xuất hiện sau 7 – 14 ngày kể từ ngày kinh nguyệt bị trễ. 

3. Ra máu báo thai thử que được chưa?

Vì máu báo thai xuất hiện sau 7 – 14 ngày kể từ ngày chậm kinh nên chị em có thể sử dụng que thử thai để có được kết quả chính xác. Các dấu hiệu báo thai khác như ốm nghén, nôn mửa thường xuất hiện khá trễ.

Có một số trường hợp có máu báo thai nhưng que thử thai hiện 1 vạch, có thể do:

  • Do máu báo thai xuất hiện sớm, nên việc sử dụng que thử thai chưa cho kết quả chính xác.
  • Bị nhầm lẫn với chảy máu do viêm nhiễm âm đạo hoặc kinh nguyệt.

Vì thế, đã có máu báo thai nhưng que thử thai âm tính, nên đợi thêm 1 – 2 tuần nữa để kiểm tra lại. Để chính xác nhất, chị em có thể tới bệnh viện hoặc phòng khám phụ khoa để kiểm tra.

Bên cạnh đó, việc sử dụng sai cách que thử thai cũng là nguyên nhân cho việc que thử âm tính. Do đó, chị em nên đọc kỹ và làm theo như hướng dẫn sử dụng để kết quả thử thai có tỷ lệ chính xác cao nhất. 

Việc uống nhiều nước hoặc dùng thuốc kháng sinh, các thuốc điều trị khác cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả thử thai. Chị em nên sử dụng que thử thai vào buổi sáng vì nồng độ hCG (là loại hormone được sản xuất ra trong thai kỳ) trong nước tiểu thường cao hơn, kết quả thử cũng sẽ chính xác hơn.

4. Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm

4.1. Chậm kinh 

Máu báo thai xuất hiện sau khi chậm kinh là một biểu hiện mang thai dễ nhận biết nhất. Sau quá trình thụ thai, cơ thể sẽ tiết ra hCG khiến cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo không xảy ra. Một số người có chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng dễ bị nhầm lẫn với việc có thai.

4.2. Buồn nôn và nôn mửa 

Hơn 80% phụ nữ mang thai có biểu hiện buồn nôn và nôn vào 3 tháng đầu. Đây là một trong những biểu hiện đặc biệt và chỉ gặp trên các phụ nữ đã mang thai.

4.3. Thay đổi vị giác và mùi 

Thay đổi khác thường về mùi và vị giác cũng là một dấu hiệu của việc mang thai. Chị em sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn khi tiếp xúc hoặc ngửi thấy những mùi không thích. Sau khi hết 3 tháng đầu thai kỳ, dấu hiệu này cũng sẽ giảm dần.

4.4. Sưng vú và đau vùng vú 

Mỗi khi mang thai, các mẹ bầu thường đau vùng núm vú, ngực căng, xung quanh vú chuyển sang màu sẫm hơn thường xuất hiện ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ.

4.5. Thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường 

Khi mang thai, người mẹ nào cũng dễ xúc động, thay đổi tâm trạng và tính khí thất thường. Do sự thay đổi hormone trong cơ thể đã dẫn đến sự biến đổi này.

4.6. Đi tiểu thường xuyên, táo bón 

Khi mang thai, biểu hiện đi tiểu nhiều hơn đặc biệt là ban đêm thường sẽ xuất hiện. Nguyên nhân là do sự thay đổi về kích thước của tử cung, từ đó tạo áp lực lên thành bàng quang.

Mỗi khi mang thai, chị em thường rất sẽ khó tiêu và táo bón. Để khắc phục vấn đề này, chị em nên bổ sung nước cho cơ thể (từ 2 – 2,5 lít/ngày), ăn thêm các loại rau xanh và trái cây.

4.7. Đau bụng âm ỉ, đau lưng 

Trong quá trình mang thai, hầu như chị em sẽ gặp phải tình trạng đau ở vùng lưng, xảy ra thường xuyên hơn khi tới gần cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, những cơn đau bụng âm ỉ tương tự khi đến kỳ kinh nguyệt cũng sẽ xảy ra khi có thai.

4.8. Khó thở, hụt hơi, dễ chóng mặt, ngất xỉu 

Chị em khi mang thai nhanh đuối sức, khó thở, thở dốc, hụt hơi… Vì trong 3 tháng đầu, thai nhi sẽ cần cung cấp đầy đủ lượng oxy để cơ thể phát triển được toàn diện. 

Ngoài ra, khi mang thai, tốc độ máu được lưu thông nhanh chóng. Mạch máu được giãn ra, huyết áp giảm xuống khiến cho chị em dễ nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

4.9. Nhiệt độ cơ thể tăng, xuất hiện rôm, sảy, mụn 

Hormone progesterone tiết ra nhiều làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tình trạng thân nhiệt tăng cao, cơ thể nóng lên khiến trên da bị nổi mụn, rôm, sảy.

4.10.  Chảy máu âm đạo 

Máu báo thai là hiện tượng chảy máu âm đạo, xảy ra khi phôi thai làm tổ ở vùng niêm mạc tử cung. Máu báo thai thường xuất hiện sau 7 – 14 ngày kể từ ngày kinh nguyệt bị trễ. 

5. Phân biệt máu báo thai và máu báo kinh nguyệt

Máu báo thai và máu kinh nguyệt đều là hiện tượng chảy máu ở vùng âm đạo ở phụ nữ. Biết được cách phân biệt máu báo thai và máu báo kinh nguyệt giúp các chị em xác định được dấu hiệu sức khỏe của bản thân. Một số đặc điểm của máu thai và máu kinh được phân biệt như sau: 

Đặc điểmMáu báo thai Máu kinh nguyệt
Màu sắcMáu bào thai có màu hồng nhạt hoặc nâu đỏ, thể chất không nhầy nhớt, không có cục máu đông.Máu có màu đỏ thẫm, có thể nhầy nhớt và cục máu đông.
MùiKhông có mùiCó mùi tanh
Thể tích máuMáu báo thai rất ít, thường chỉ có vài giọt. Máu kinh nguyệt nhiều, cần phải dùng băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san để chống tràn. 

Tổng lượng máu khoảng 30 đến 80ml, trung bình lượng máu thường 50ml.

Thời gian xuất hiệnThời gian máu báo thai sớm hơn so với chu kỳ kinh nguyệt (trước 2 – 7 ngày). 

Máu báo thai thường chỉ chảy trong một vài giờ, nhiều nhất là 2 ngày. 

Máu kinh nguyệt kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày. 

Máu kinh nguyệt vào ngày đầu thường nhiều, sau đó sẽ ít dần rồi hết chu kỳ.

Triệu chứng Không kèm đau bụng. Tuy nhiên sẽ có các triệu chứng: Ốm nghén, nôn, buồn nôn, thay đổi khẩu vị ăn uống, cơ thể mệt mỏi, nhạy cảm với mùi vị hơn,…Thường có cơn đau bụng âm ỉ, đau nhẹ đến những dữ dội. 

Ngoài ra, trước kỳ hành kinh, vùng kín cũng sẽ ẩm ướt, có khí hư màu trắng hoặc hơi ngả vàng.

Máu báo thai thường có màu hồng nhạt khác so với màu đỏ sẫm của máu kinh
Máu báo thai thường có màu hồng nhạt khác so với màu đỏ sẫm của máu kinh

6. Lời khuyên từ bác sĩ

Để tránh bản thân bị căng thẳng và lo lắng mỗi khi máu báo thai xuất hiện sau khi chậm kinh, các chị em nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để kịp thời điều trị và xử lý khi xuất hiện dấu hiệu bất thường như: 

  • Đau bụng dữ dội, đặc biệt đau 1 bên vùng bụng;
  • Máu ra nhiều;
  • Xuất huyết dữ dội, khó cầm máu, xuất hiện nhiều cục máu đông.

Máu báo thai xuất hiện sau khi chậm kinh là một trong những dấu hiệu đầu tiên thông báo bạn đã mang thai. Tuy nhiên, hiện tượng này dễ bị nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. 

Bài viết đã cung cấp những thông tin về máu báo thai, cũng như cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt. Khi bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Zalo phòng khám để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn tư vấn trực tiếp và sớm nhất.

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Siêu âm thai: 14 lưu ý mẹ bầu nào cũng cần biết

Nhiều mẹ bầu thắc mắc về siêu âm thai trong thai kỳ. Bài viết sẽ trả lời 14 câu hỏi về siêu âm thai giúp mẹ bầu hiểu rõ và tự tin thực hiện phương pháp.

Thông tin kiến thức
Siêu âm thai lần đầu: 6 lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu

Nên đi siêu âm thai lần đầu khi nào? Xem ngay 6 lưu ý và quy trình siêu âm thai lần đầu trong bài viết này nhé.

All in one
Liên hệ