Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối là tình trạng hay gặp trong 3 tháng cuối. Chị em thường không cần quá lo lắng vì ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng cho mẹ và con trẻ.
1. Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có những biểu hiện gì?
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng, tóe nước từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Mọi đối tượng đều có thể mắc phải, kể cả phụ nữ mang thai. Ở mẹ bầu, nguyên nhân gây ra tiêu chảy trong 3 tháng cuối có thể do sự chuẩn bị của cơ thể cho việc sinh nở. Tuy nhiên, đôi khi đó lại là biểu hiện của một vấn đề sức khỏe nào đó.
2. Tiêu chảy khi mang thai tháng cuối có bình thường không?
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể là một hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, mẹ bầu cần phải thận trọng và theo dõi sát sao.
Trong nhiều trường hợp, tiêu chảy là một phần của quá trình chuẩn bị cho việc chuyển dạ và sinh nở. Cơ thể mẹ bầu sẽ giải phóng hormone prostaglandin, kích thích co bóp tử cung và tăng nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy. Cùng với việc tử cung lớn gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng như ruột, bàng quang gây kích thích, tạo cảm giác mót rặn.
Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày hoặc kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng dữ dội, có máu trong phân, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời. Tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Vì sao mẹ bầu bị tiêu chảy vào những tháng cuối thai kỳ?
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối, bao gồm:
3.1. Thay đổi nội tiết tố gây rối loạn tiêu hóa
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy. Đặc biệt, khi sắp bước vào giai đoạn chuyển dạ, cơ thể giải phóng chất prostaglandin kích thích sự co bóp của tử cung, đồng thời cũng làm tăng nhu động ruột gây ra tiêu chảy.
Ngoài tiêu chảy, thai phụ cần chú ý đến các dấu hiệu báo hiệu sắp sinh khác như:
- Cảm giác tức, đau ở vùng bụng dưới, tiểu nhiều.
- Ra dịch nhầy lẫn máu ở âm đạo.
- Vỡ ối, nước ối chảy ra ngoài.
- Cổ tử cung mỏng, giãn nở.
- Có cảm giác muốn rặn.
- Cơn co tử cung (gò) đều đặn, dày hơn và đau hơn.
Các thuốc chứa prostaglandin tổng hợp như misoprostol, thường dùng để khởi phát chuyển dạ, cũng có tác dụng phụ gây tiêu chảy từ nhẹ đến nặng.
3.2. Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Một nguyên nhân thường gặp khác của tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Ngoài triệu chứng đi ngoài phân lỏng, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối còn có thể gặp phải:
- Phân lẫn máu;
- Nôn mửa, buồn nôn;
- Sốt, ớn lạnh;
- Chóng mặt, choáng váng;
- …
3.3. Bất thường về đường tiêu hóa
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối kéo dài trên 2 tuần cần xem xét khả năng mắc các bệnh lý về tiêu hóa như:
- Viêm ruột mạn tính (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng);
- Hội chứng ruột kích thích;
- Bệnh Celiac (không dung nạp gluten);
- Hội chứng loạn khuẩn ruột non (SIBO);
- …
Ngoài tiêu chảy, các bệnh trên còn biểu hiện qua nhiều triệu chứng đa dạng khác như đau bụng, chướng bụng, sụt cân, mệt mỏi, nôn mửa, ngứa hoặc nổi ban ở da, đau khớp, thiếu máu…
Bên cạnh đó, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể do dị ứng, không dung nạp thức ăn, thay đổi chế độ dinh dưỡng, stress, dùng một số loại thuốc hoặc ăn quá nhiều đường cồn như sorbitol, xylitol, mannitol.
4. Tiêu chảy ở mẹ bầu 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Đa số trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối thường không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này kèm theo đau bụng có thể kích thích tử cung co thắt, đe dọa đến sự an toàn của thai nhi, thậm chí gây sẩy thai nếu không được xử lý kịp thời. Việc sử dụng thuốc và kháng sinh điều trị tiêu chảy không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
5. Mẹ bầu cần làm gì khi bị tiêu chảy vào 3 tháng cuối?
Nếu tiêu chảy không phải do dấu hiệu chuyển dạ sớm, thai phụ thường không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, để tránh mất nước kéo dài, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đủ lượng nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
Trong thời gian này, thai phụ nên kiêng các thức ăn cay nóng, giàu chất béo, đồ chiên rán, sữa và chế phẩm từ sữa vì chúng có thể kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa đang bị tổn thương, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và khó chịu.
Với chế độ dinh dưỡng thích hợp, tiêu chảy thường tự khỏi sau 2-3 ngày mà không cần dùng thuốc. Nếu triệu chứng kéo dài hơn, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn, tránh tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Mất nước và suy dinh dưỡng do tiêu chảy có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối nên chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, ít chất béo vào giai đoạn này.
6. Mẹ bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối nên đi khám khi nào?
Mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối cần đến gặp bác sĩ nếu gặp phải các trường hợp sau:
- Tiêu chảy liên tục không đỡ nhiều hơn 2 ngày;
- Có máu trong phân;
- Sốt cao;
- Nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm như nhiễm khuẩn Listeria, có thể lây truyền qua nhau thai và gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bầu bị tiêu chảy tháng cuối có thể tự hết sau 2-3 ngày với chế độ ăn thích hợp và bù nước đầy đủ. Mẹ bầu nên tránh các thức ăn cay nóng, giàu chất béo, và ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa.
Nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu có thể gọi điện vào hotline: 0868555168 của Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được tư vấn kịp thời và có phương pháp xử trí phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
[block id=”7233″]