Mụn cóc có lây không? Con đường lây lan của mụn cóc

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Mụn cóc có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị mụn cóc qua bài viết dưới đây.

Mụn cóc là bệnh nhiễm trùng da do virus HPV gây ra. Mụn thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa qua bài viết dưới đây nhé!

 1. Tổng quan về mụn cóc

 1.1. Mụn cóc là gì? 

Mụn cóc là những nốt sần, u nhú lành tính nổi lên trên bề mặt da. Nguyên nhân gây ra là do virus Human Papilloma (HPV) xâm nhập qua các vết thương hở trên da như vết cắt, trầy xước và gây nhiễm trùng tại chỗ. 

Mụn cóc là những nốt sần trên da
Mụn cóc là những nốt sần trên da

 1.2. Mụn cóc thường xuất hiện ở đâu?

Mụn được gây ra bởi virus HPV và có thể mọc ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên, tùy theo vị trí xuất hiện, mụn cóc được chia thành các loại khác nhau như:

  • Mụn ở tay (Common Warts): Đây là loại mụn cóc thường gặp nhất. 
  • Mụn ở mặt (Flat Warts): Thường hay mọc trên mặt, trán.
  • Mụn ở chân – mụn bàn chân (Plantar Warts): Thường mọc ở lòng bàn chân, trông như vết chai với chấm đen ở giữa. Loại mụn này thường gây đau và hay xuất hiện thành cụm.
  • Mụn cóc sinh dục (Genital Warts): Thường mọc ở bộ phận sinh dục, lây truyền qua quá trình quan hệ tình dục với người bệnh.
  • Mụn quanh móng (Periungual Warts): Mọc ở xung quanh hoặc dưới móng tay, móng chân.

 2. Đối tượng dễ mắc mụn cóc

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc mụn cóc, tuy nhiên các đối tượng sau đây có nguy cơ mắc cao hơn, cụ thể là:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khả năng chống lại virus HPV còn kém.
  • Người suy giảm miễn dịch: Chẳng hạn như người nhiễm HIV/AIDS, người cấy ghép tạng, người sử dụng corticoid liều cao và nhiều ngày. 

 3. Mụn cóc có nguy hiểm không?

Nhìn chung, mụn cóc không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Các loại mụn do virus HPV gây ra đều có thể đáp ứng điều trị bằng các phương pháp thông thường. Tuy nhiên, nếu thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây, mọi người cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán:

  • Thay đổi màu sắc.
  • Kích thước tăng nhanh.
  • Mụn kèm đau, chảy dịch, chảy máu,…
  • Nghi ngờ đó không phải mụn cóc.

Mụn được gây ra do virus HPV rất dễ lây lan nhưng các chị em có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, dụng cụ cắt móng tay, dao cạo râu… với người khác. 
  • Khi đến những nơi công cộng như phòng thay đồ, hồ bơi nên đi giày dép cá nhân.

 4. Mụn cóc có lây không?

Câu trả lời là có. Mụn cóc là tình trạng viêm da được gây ra bởi virus HPV và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở trên da. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và hình thành mụn. 

Mụn được gây ra bởi virus HPV có khả năng lây lan rất cao. Một số trường hợp thường lây nhiễm virus này như:

  • Chạm vào vùng da bị bệnh.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo, khăn tắm của người bệnh.
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc mụn sinh dục.
  • Người có thói quen cắn móng tay, cạo râu hay cạo các lớp biểu bì trên da. 

5. Các con đường lây nhiễm mụn cóc thường gặp

Do HPV sống ở lớp bề mặt da nên đường lây truyền mụn do virus HPV gây ra chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp, chứ không qua đường máu hay dịch tiết. Một số trường hợp làm lây nhiễm mụn có thể kể đến như:

5.1. Qua các vật dụng trung gian

Mụn cóc có thể dễ dàng lây nhiễm qua các vật trung gian như:

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, khăn mặt,… 
  • Tiếp xúc với các bề mặt ướt như khu vực hồ bơi, vòi sen chung, sàn nhà nơi người bệnh từng đi qua.
Hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân để ngăn ngừa lây lan mụn do virus HPV
Hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân để ngăn ngừa lây lan mụn do virus HPV

5.2. Tiếp xúc da trực tiếp

Virus thường xâm nhập qua các vết nứt trên da như vết xước do chấn thương, vết thương hở hoặc vết cắn từ động vật. Thói quen cắn móng tay cũng khiến mụn cóc lan rộng ở đầu ngón và quanh móng.

5.3. Tự lây nhiễm

Mụn cóc có khả năng lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể, tương tự như lây nhiễm từ người này sang người khác. Nếu người bệnh tự ý nặn, gãi, chạm vào mụn do virus HPV gây ra ở vùng da này, sau đó lại chạm vào vùng da khác thì mụn cóc có thể lây sang vùng da thứ hai.

6. Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Thủ phạm chính gây mụn là do virus HPV xâm nhập qua các vết xước nhỏ trên da. Điều này kích thích sự tăng trưởng quá mức của tế bào da làm hình thành nên mụn cóc

Thông thường, mụn do virus HPV gây ra có thể mất vài tháng tính từ thời điểm tiếp xúc với virus mới bắt đầu hình thành. Các vết thương hở, thói quen cắn móng tay, vết rạch do cạo râu đều là những nguyên nhân thuận lợi cho sự phát triển của mụn.

7. Một số yếu tố tăng nguy cơ gây mụn 

Khi chạm vào mụn cóc trên da, cho dù là trực tiếp qua da hay gián tiếp đều có thể khiến virus HPV lây lan và nhiễm bệnh. Tuy nhiên, sự lây lan chỉ xảy ra khi có một trong những đặc điểm sau:

  • Da có các vết nứt, trầy xước, vết thương hở.
  • Cơ thể chưa hình thành miễn dịch với HPV.

8. Mụn cóc có tự khỏi không?

Mụn cóc hoàn toàn có thể tự biến mất nếu người bệnh có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên quá trình này có thể diễn ra trong thời gian dài. Trong thời gian này, virus gây bệnh vẫn có thể lây sang các vùng da khác, khiến mụn mọc ngày càng nhiều hơn.

Vì vậy, khi phát hiện mụn do virus HPV gây ra, người bệnh tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ da liễu thăm khám và điều trị sớm.

9. Cách phòng tránh lây nhiễm mụn cóc

Mụn cóc với đặc tính dễ lây lan nên việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết để ngăn ngừa mụn hiệu quả. Một số biện pháp pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát như:

  • Giữ bàn chân luôn khô ráo.
  • Cẩn thận khi cạo lông, râu để không làm tổn thương da.
  • Không chạm trực tiếp vào mụn của người khác, đặc biệt khi da bạn có vết thương hở.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, quần áo, giày, vớ… với người bị mắc bệnh.
  • Tránh tự ý nặn, gãi, sờ vào mụn của chính mình vì dễ khiến bệnh lây lan.
  • Rửa tay thường xuyên, chăm sóc da đúng cách, tránh để da bị khô nứt nẻ.
  • Từ bỏ thói quen cắn móng tay vì việc này sẽ tạo điều kiện cho HPV xâm nhập.
  • Sử dụng dép xỏ ngón hoặc giày kín chân khi tới các nơi công cộng như phòng thay đồ, hồ bơi, nhà tắm chung. 
  • Tiêm phòng vaccine ngừa HPV từ nhỏ để ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm do HPV gây ra. Lưu ý, vaccine có hiệu quả tốt nhất khi chưa tiếp xúc với virus.
  • Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi vì da ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho HPV phát triển.

10. Phương pháp điều trị mụn cóc hiệu quả 

10.1. Tự điều trị tại nhà

Nhiều người thường áp dụng các bài thuốc dân gian để tự chữa mụn do virus HPV tại nhà. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng và khiến bệnh lây lan nhanh hơn.

10.2. Dùng thuốc bôi

Đây là một trong những cách phổ biến để điều trị mụn cóc. Các loại thuốc bôi dạng gel hoặc dung dịch có thành phần Axit Salicylic, Axit Lactic hoặc Axit Trichloroacetic (TCA) thường được chỉ định bôi lên mụn. 

Quy trình sử dụng thuốc bôi trị như sau:

  • Rửa sạch và làm mềm vùng da có mụn bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 5-10 phút.
  • Chỉ bôi thuốc lên bề mặt mụn, tránh để dính vào vùng da xung quanh.
  • Để khô rồi băng lại bằng băng dính cá nhân.

Lưu ý, tùy loại thuốc mà tần suất bôi có thể thay đổi, thông thường là 2-3 lần/tuần.

Phương pháp này cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới có hiệu quả. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc dược sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp, tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và không dùng cho vùng da mặt.

Mọi người không nên bôi quanh vùng da bị bệnh mà chỉ nên bôi vào vùng mụn
Mọi người không nên bôi quanh vùng da bị bệnh mà chỉ nên bôi vào vùng mụn

10.3. Điều trị tại bệnh viện

Với những tình trạng nặng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể phải điều trị ở bệnh viện bằng các phương pháp như:

  • Liệu pháp áp lạnh: Bác sĩ sẽ dùng nitơ lỏng phun lên mụn cóc để làm đông lạnh và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh. Phương pháp này có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi vùng da bị tổn thương được chữa lành hoàn toàn.
  • Phương pháp xâm lấn: Sau khi tiến hành gây tê, bác sĩ có thể lựa chọn những phương pháp như đốt, phẫu thuật cắt bỏ và laser CO2 để loại bỏ mụn triệt để. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, kiểm soát tốt được mức độ sâu của can thiệp, rút ngắn thời gian lành vết thương.
  • Liệu pháp miễn dịch: Người bệnh sẽ được kích thích hệ miễn dịch tự nhận diện và tiêu diệt các tế bào da bị nhiễm HPV. Phương pháp này khá tốn thời gian và có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy.

11. Mụn cóc ở tay có lây sang bộ phận sinh dục không?

Mụn cóc thường xuất hiện ở tay, chân hoặc mặt. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc mụn do virus HPV gây ra ở tay có lây không, đặc biệt là lây sang vùng kín hay không.

Trên thực tế, mụn cóc ở tay và sinh dục đều do virus HPV gây nên. Tuy nhiên, chúng do các chủng HPV khác nhau gây ra. Mụn ở tay thường do các chủng HPV 1, 2, 4, 27, 29 và 57 gây nên. Trong khi đó, mụn sinh dục thường do các chủng HPV 6, 11, 16, 18 gây ra.

Vì vậy, nếu người bệnh bị mụn ở tay thì hầu như không có khả năng lây sang bộ phận sinh dục. Ngược lại, mụn cóc sinh dục cũng không thể lây sang tay, chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể nếu tiếp xúc trực tiếp.

Dù vậy, mọi người vẫn nên tránh gãi hoặc chạm vào mụn ở tay vì virus có thể lây lan sang các vùng da lân cận. 

12. Lời khuyên của bác sĩ

Để phòng ngừa mụn cóc lây lan, mọi người cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Nếu phát hiện có dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Bên cạnh đó, mọi người cũng nên tiêm phòng vaccine ngừa HPV để phòng ngừa bệnh tái phát và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác do HPV gây ra như ung thư cổ tử cung. Vaccine có thể tiêm cho cả nam và nữ. Thời điểm tốt nhất tiêm phòng HPV là trước khi quan hệ tình dục lần đầu.

Tiêm phòng HPV là cách ngăn ngừa tái phát
Tiêm phòng HPV là cách ngăn ngừa tái phát

Phòng ngừa vẫn luôn là biện pháp tốt nhất để tránh nhiều bệnh lý da liễu. Hãy giữ cho làn da luôn sạch sẽ, khô thoáng và chăm sóc da đúng cách mỗi ngày nhé. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về mụn cóc hay các vấn đề sức khỏe khác, đừng ngại tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Chị em có thể tham gia vào Group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để được bác sĩ giải đáp và nhận lời khuyên từ những người gặp trường hợp tương tự nhé!

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ung thư cổ tử cung có cắt được không?

Tìm hiểu ung thư cổ tử cung có cắt được không, các phương pháp phẫu thuật và thay đổi sau điều trị giúp bệnh nhân phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thông tin kiến thức
Siêu âm có phát hiện ung thư cổ tử cung không?

Khám phá khả năng siêu âm có phát hiện ung thư cổ tử cung, các phương pháp siêu âm và lời khuyên từ chuyên gia y tế giúp chẩn đoán và điều trị sớm.

Thông tin kiến thức
Khám ung thư cổ tử cung có quan trọng không?

Khám ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng ngừa các bệnh lý sinh sản nguy hiểm ở phụ nữ. Tìm hiểu những lưu ý khi khám sàng lọc ung thư của cổ tử cung ngay sau đây.

Thông tin kiến thức
Quan hệ rồi không tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được

Chị em lo lắng quan hệ rồi không được tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi liên quan đến tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

All in one
Liên hệ