Nguyên nhân và biểu hiện sa tử cung

Nguyên nhân và biểu hiện sa tử cung

bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Thầy thuốc ưu tú, BSCKII

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nguyên nhân và biểu hiện sa tử cung sau sinh cũng như là sa sinh dục, sa thành âm đạo… Cách phòng ngừa và điều trị. Hãy khám phá bài viết chi tiết về vấn đề này tại đây.

Sa tử cung là tình trạng phổ biến mà phụ nữ thường gặp phải sau sinh, gây ra đau, tiểu khó, và sưng phù nơi tử cung.

Bài viết này sẽ giải thích về các nguyên nhân, biểu hiện của cơn co tử cung, về cách điều trị và phòng tránh sa tử cung.

Cùng tìm hiểu với Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ ngoại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương dưới đây

1. Sa tử cung sau sinh hiện tượng như thế nào ?

Sa tử cung (còn được biết đến với các tên gọi khác như sa sinh dục, sa dạ con, sa thành âm đạo) là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh nở, khi tử cung di chuyển xuống và vào ống âm đạo. Trong một số trường hợp, tử cung thậm chí có thể lòi ra khỏi âm đạo. Nguyên nhân sa tử cung là do các cơ đáy chậu và dây chằng căng giãn quá mức trong khi mang thai và chuyển dạ, dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung sau khi sinh. Bên cạnh đó, hẹp khung xương chậu là một trong những bất thường về khung xương gây nên hiện tượng sa thành tử cung.

Biểu hiện của sa tử cung được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Biểu hiện nhẹ nhàng là khi tử cung tụt xuống nhưng vẫn nằm bên trong ống âm đạo. Mức độ nặng nhất trong sa tử cung là toàn bộ tử cung tụt xuống và bộc lộ ra ngoài âm đạo.

Bốn mức độ sa tử cung bao gồm:

  • Giai đoạn I: Tử cung nằm ở nửa trên của âm đạo;
  • Giai đoạn II: Tử cung đã hạ xuống gần đến lỗ âm đạo hoặc thập thò cách cửa âm đạo 1cm trở vào trong;
  • Giai đoạn III: Tử cung trượt xuống và nhô ra ngoài âm đạo phần lớn;
  • Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn nặng nhất khi toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Sa tử cung sau sinh
Sa tử cung sau sinh

 2. Bệnh nhân nào dễ bị sa thành tử cung

Sa thành tử cung có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, tuy nhiên nguy cơ bị sa tử cung cao hơn đối với các trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những thai phụ sinh con qua đường âm đạo, thai nhi có kích thước quá lớn hoặc quá trình chuyển dạ kéo dài quá lâu.
  • Phụ nữ thường xuyên vận động hoặc mang vác nặng sau khi sinh thay vì nghỉ ngơi và kiêng cử. Điều này khiến cho vùng đáy bụng phải cần gắng nhiều, gây tổn thương và dẫn đến tử cung tụt xuống.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi, các cơ và dây chằng trở nên yếu đi và lão hóa.

Ngoài ra, những yếu tố sau đây tăng nguy cơ xảy ra sa thành tử cung sau sinh ở phụ nữ:

  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Tuổi cao
  • Thai nhi có trọng lượng và kích thước lớn
  • Thai phụ đã mang thai nhiều lần
  • Sinh khó, dẫn đến co thắt tử cung kéo dài
  • Bất thường ở nhau thai
  • Trải qua phẫu thuật tử cung
Sa tử cung
Sa tử cung

 3. Nguyên nhân và biểu hiện sa tử cung

Nguyên nhân gây ra sa tử cung có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

  • Chấn thương ở vùng xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong quá trình sinh, đặc biệt khi thai phụ sinh con có kích thước quá lớn hoặc quá trình chuyển dạ kéo dài.
  • Thai phụ làm việc quá sức sau khi sinh, gây tổn thương đến các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung, trong khi các cơ và dây chằng này chưa phục hồi hoàn toàn sau sinh, dẫn đến tử cung tụt xuống.
  • Khuyết tật bẩm sinh của tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây vấn đề này, ví dụ như tử cung bị chia làm 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung không bình thường,…
  • Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng và gây bệnh.
  • Can thiệp y học trong quá trình sinh: bao gồm các phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay, khâu cắt tầng sinh môn hoặc sử dụng thuốc oxytocin.

 4. Biểu hiện sa tử cung

Tử cung sa xuống âm đạo sẽ chèn ép các cơ quan xung quanh trong khung chậu như trực tràng, bàng quang khiến cho bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:

  • Cảm giác nặng nề, căng tức vùng bụng dưới
  • Sờ vào trong âm đạo có thể thấy khối phồng, tụt thấp
  • Các vấn đề về tiểu tiện, bao gồm đi tiểu không tự chủ với tần suất đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp hoặc són tiểu 
  • Táo bón
  • Cần dùng tay hoặc rặn ép (tác động xung quanh âm đạo hoặc đáy chậu) để việc đại tiện dễ dàng hơn.

Các triệu chứng này nặng hơn sau khi đứng hoặc đi bộ trong khoảng thời gian dài do trọng lực tác động làm tử cung sa xuống nhiều hơn.

Tình trạng sa thành tử cung sau sinh ngày càng được quan tâm hơn do những khó chịu và ảnh hưởng của bệnh đối với cuộc sống của phụ nữ. Tuy nhiên, do lý do không tế nhị, phụ nữ thường ngại đi khám, chịu đựng một cách im lặng. Nếu vấn đề này không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể có các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị sa thành tử cung mang lại hiệu quả khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật.

Hiện nay, phẫu thuật nội soi bằng robot được áp dụng là phương pháp tối ưu cho các trường hợp sa sinh dục. Với phương pháp này, bệnh nhân có được những ưu điểm như không tái phát bệnh, bảo vệ tử cung và giải quyết các triệu chứng tiểu kèm theo của bệnh.

5. Biện pháp phòng ngừa sa tử cung sau sinh

Sa tử cung không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo nên cách tốt nhất là phòng ngừa từ đầu. Hãy áp dụng các cách sau:

  • Sau sinh, sản phụ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, lao động mạnh hay nâng vác vật nặng.
  • Đi lại, vận động nhẹ nhàng giúp hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa táo bón sau sinh để tránh áp lực lên vùng chậu.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp hồi phục sức khỏe, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, bổ sung chất xơ để giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời tăng cường tiết sữa mẹ cho con bú.
  • Giữ ấm cho sản phụ, ngăn ngừa ho, cảm lạnh vì ho gây áp lực lên vùng chậu có thể dẫn đến sa tử cung.

6. Lời khuyên của bác sĩ

Sa tử cung là tình trạng y tế có thể gây khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc.

Để tránh những biến chứng và tình trạng sa thành tử cung sau sinh, phụ nữ nên tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe như chăm sóc vùng chậu, giảm cường độ lao động nặng sau sinh, tuân thủ lịch sử dụng thuốc sau sinh và đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu có bất cứ những thắc mắc gì về tình trạng sa tử cung, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp kịp thời.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

    dd-mm-yyyy📅



    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Để lại bình luận của bạn

    bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
    bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Thầy thuốc ưu tú, BSCKII

    Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

    Đặt lịch khám

      dd-mm-yyyy📅



      * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

      Giờ làm việc

      • Thứ 2 – Chủ nhật
      • Từ 7:30 – 20:30

      Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

      Các dịch vụ

      Điều trị phụ khoa
      Điều trị phụ khoa
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Theo dõi thai sản
      Theo dõi thai sản
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Hỗ trợ mang thai
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Kế hoạch hóa gia đình
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Điều trị phụ khoa22

      Điều trị phụ khoa

      Theo dõi thai sản22

      Theo dõi thai sản

      Hỗ trợ sinh sản22

      Hỗ trợ sinh sản

      điều trị phụ khoa222

      Kế hoạch hóa gia đình

      Bài viết liên quan

      Câu hỏi về vấn đề quan hệ xong thấy ra máu của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 13/4/2025.
      Câu hỏi về vấn đề ra máu nâu dù chưa đến kì kinh nguyệt của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 13/4/2025.
      Câu hỏi về vấn đề kinh nguyệt đến sớm 1-2 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 13/4/2025.
      Câu hỏi về vấn đề 1 tháng ra kinh nguyệt 3 lần của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 13/4/2025.