Nhận biết u nang buồng trứng ác tính và cách phòng ngừa

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

U nang buồng trứng ác tính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Biểu hiện của u nang buồng trứng ác tính trong giai đoạn đầu thường khó nhận biết. Bài viết này sẽ giúp chị em nhận biết dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này.

1. U nang buồng trứng ác tính là tình trạng gì? 

U nang buồng trứng ác tính (hay còn gọi là ung thư buồng trứng) là loại khối u ác tính xuất phát từ một hoặc cả hai bên của buồng trứng. Điểm khác biệt của khối u này với các khối u lành tính là u ác tính có thể bám dính vào các bộ phận khác và di căn sang các cơ quan lân cận, gây khó khăn trong điều trị. U nang buồng trứng ác tính thường có bề mặt sần sùi và không nhẵn mịn. 

Bệnh phát hiện càng muộn thì tỷ lệ sống sót của người bệnh càng thấp. Phụ nữ trên 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng ác tính cao hơn.

2. Biểu hiện của u nang buồng trứng ác tính

Biểu hiện của u nang buồng trứng ác tính trong giai đoạn đầu thường rất mờ nhạt. Mặt khác, các triệu chứng của u nang buồng trứng ác tính rất tương đồng với các bệnh lý phụ khoa thông thường khác nên rất khó nhận biết. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này có thể kể đến là: 

2.1 Rối loạn kinh nguyệt

Ung thư buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nên không thể dùng làm dấu hiệu nhận biết đặc trưng. Vì vậy, nếu chị em gặp phải rối loạn kinh nguyệt kéo dài thì nên đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể.

U nang buồng trứng ác tính có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt
U nang buồng trứng ác tính có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt

2.2 Chảy máu âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo không trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Tuy đây là triệu chứng có thể gặp ở bất kỳ bệnh lý phụ khoa nào nhưng chị em cũng nên nghĩ tới u nang buồng trứng nếu tình trạng này xuất hiện kéo dài.

2.3 Đau rát khi quan hệ tình dục

Đau rát khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nhau như viêm nhiễm, u nang buồng trứng chứ không phải chỉ riêng u nang buồng trứng ác tính. Nếu chị em gặp phải tình trạng này, hãy đi khám để được kiểm tra và tư vấn chính xác.

2.4 Mệt mỏi, chán nản

Cảm giác mệt mỏi, chán nản có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Trong trường hợp không có yếu tố tâm lý hoặc các bệnh lý nền khác đi kèm thì đây có thể là cảnh báo giai đoạn sau của u buồng trứng ác tính.

Một trong những biểu hiện của u nang buồng trứng ác tính là mệt mỏi kéo dài
Một trong những biểu hiện của u nang buồng trứng ác tính là mệt mỏi kéo dài

2.5 Đau ở lưng, cổ, bụng và xương chậu

Đau ở lưng, cổ, bụng và xương chậu cũng có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng này thường xuất hiện với tần suất thấp. Theo thời gian, khối u lớn dần có thể di căn đến các cơ quan lân cận, tần suất các triệu chứng này xuất hiện có thể thường xuyên hơn với cường độ lớn hơn. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. 

2.6 Bụng phình chướng khó chịu

Khối u nang buồng trứng lớn dần theo thời gian có thể khiến cho bụng xuất hiện khối bất thường kèm theo tình trạng chướng đau và khó chịu. Trong trường hợp người bệnh không có triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay đang sử dụng những thuốc điều trị gây nên chướng bụng thì có thể đây là cảnh báo bệnh lý ung thư buồng trứng.

2.7 Đi tiểu quá thường xuyên

Khối u ác tính phát triển và lan rộng có thể chèn ép vào các bộ phận xung quanh. Khối u này nếu chèn ép bàng quang có thể khiến cho thể tích chứa nước tiểu của bàng quang giảm. Điều này sẽ khiến cho tần suất đi tiểu của người bệnh tăng lên.

Khối u chèn ép vào bàng quang có thể gây ra đi tiểu nhiều lần
Khối u chèn ép vào bàng quang có thể gây ra đi tiểu nhiều lần

3. Các giai đoạn của u nang buồng trứng ác tính

U nang buồng trứng ác tính phát triển trải qua 4 giai đoạn. Cụ thể là:

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư chỉ tồn tại trong buồng trứng, chưa lây lan sang các cơ quan khác và có khả năng kiểm soát. Tại giai đoạn này, nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống trên 5 năm rất cao (khoảng trên 90%).
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã bám dính vào các cơ quan xung quanh như tử cung, vòi trứng nhưng vẫn chưa lan rộng sang các cơ quan như bàng quang, trực tràng. Tỷ lệ sống trên 5 năm vẫn khá cao.
  • Giai đoạn 3: Khối u đã lan rộng đến 2 buồng trứng và có thể di căn đến các cơ quan khác. Phần lớn bệnh nhân được phát hiện ung thư ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng, tế bào ung thư được di căn mạnh mẽ, gây nên nhiều khối u ở các cơ quan trong cơ thể khiến xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ sống sót trong giai đoạn này rất thấp.

4. ĐIều trị u nang buồng trứng ác tính

Với mỗi giai đoạn phát triển, dựa vào các triệu chứng và thể trạng của từng người mà bác sĩ sẽ có những kế hoạch điều trị khác nhau. Với những người bệnh được phát hiện sớm, bác sĩ có thể hy vọng điều trị dứt điểm khối u. Tuy nhiên, nếu khối u được phát hiện ở giai đoạn muộn thì điều trị chỉ xoay quanh vấn để giảm đau cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng có thể kể đến là:

4.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc đầu tiên để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khỏi buồng trứng. Đây là phương pháp giúp loại bỏ hoàn toàn khối u. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp khối u nằm trong buồng trứng, chưa xâm lấn đến các cơ quan lân cận.

Với những phụ nữ chưa có gia đình, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc điều trị bảo tồn buồng trứng nhằm cố gắng bảo tồn nhất có thể khả năng sinh sản của người bệnh.

4.2 Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng những thuốc (hóa chất) để tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ác tính trong cơ thể. Nhược điểm của phương pháp này là có thể tiêu diệt cả các tế bào khỏe mạnh lân cận.

Một số trường hợp ung thư buồng trứng phải sử dụng hóa trị là:

  • Điều trị trước phẫu thuật để giảm kích thước khối u buồng trứng.
  • Điều trị sau phẫu thuật để tránh tái phát khối u.
  • Điều trị khi người bệnh không có chỉ định phẫu thuật.

Trong thời gian điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, móng dễ gãy,…

4.3 Xạ trị

Xạ trị là phương pháp dùng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Nhược điểm của phương pháp này là có thể phá hủy các mô hoặc tế bào bình thường lân cận nên có thể không bảo tồn được buồng trứng.

Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị hoặc được sử dụng độc lập để điều trị giảm nhẹ cho người bệnh ở giai đoạn cuối.

Xạ trị là phương pháp mang đến nhiều tác dụng phụ cho người điều trị như mệt mỏi, nổi mụn nước, thay đổi sắc tố trên da, rụng tóc, giảm tế bào máu, rối loạn tiêu hóa, khó đi tiểu, ngứa rát âm đạo,…

4.4 Liệu pháp tinh thần

Nhiều người cho rằng ung thư là án tử. Nhưng với sự phát triển của hệ thống y tế, điều này không còn đúng nữa. Chính vì vậy, khi phát hiện ung thư, điều cần làm nhất là giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nếu chị em thấy vẫn còn lo lắng có thể liên hệ với chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ điều trị để tiến hành điều trị tâm lý thích hợp.

5. Lời khuyên của bác sĩ

Mặc dù không thể ngăn cản hoàn toàn nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ dẫn tới u nang buồng trứng ác tính. Nhưng chị em có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh này:

  • Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường liên quan đến khối u buồng trứng nói riêng và các bệnh phụ khoa nói chung. 
  • Vận động thể thao đều đặn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng.
  • Hạn chế ăn sử dụng chất béo và đường trong khẩu phần ăn.
  • Tăng cường tiêu thụ các loại rau, quả tươi để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Giữ vững cân nặng trong khoảng bình thường với BMI dao động từ 18 – 22 kg/m2 và tránh thay đổi cân nặng quá nhanh. Lưu ý, BMI là chỉ số khối của cơ thể được tính bằng công thức cân nặng (kg) : chiều cao (m) : chiều cao (m).
  • Hạn chế thụ tinh trong ưu tiên sinh con tự nhiên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng.
  • Kiểm soát việc sử dụng hormone trong việc điều trị tiền mãn kinh, tránh lạm dụng khi không thực sự cần thiết. Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh bắt buộc phải liên hệ khi sử dụng loại thực phẩm chức năng này.

Do các biểu hiện của u nang buồng trứng ác tính thường khó nhận biết nên các chị em nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ sau thì cần phải đến các cơ sở Sản phụ khoa để được tư vấn và điều trị thích hợp:

  • Rối loạn kinh nguyệt: thời gian giữa hai lần có kinh liên tiếp dài hơn bình thường, lượng máu kinh ra lớn hơn bình thường, xuất hiện cục máu đông trong máu kinh, đau bụng kinh dữ dội.
  • Chảy máu vùng kín bất thường: chảy máu không xảy ra trong những ngày “đèn đỏ”.
  • Đau sau quan hệ tình dục.
  • Chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • Sụt cân nhiều nhưng chế độ ăn cũng như sinh hoạt vẫn bình thường.
  • Thường xuyên mệt mỏi, chán nản.
  • Phát hiện khối u ở bụng dưới.
  • Đau lưng, đau cổ hoặc đau bụng trong thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
  • Đi tiểu nhiều lần so với bình thường.

U nang buồng trứng ác tính là một căn bệnh nguy hiểm và khó nhận biết. Biểu hiện của u nang buồng trứng ác tính trong giai đoạn đầu thường mơ hồ và dễ bị bỏ qua, dẫn tới phát hiện muộn và tỷ lệ sống sót thấp. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, chị em có thể đặt lịch khám để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tư vấn và điều trị trực tiếp. Trong trường hợp vẫn có một sức khỏe ổn định, chị em cũng không được chủ quan mà nên duy trì kế hoạch khám phụ khoa định kỳ nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Đặt vòng tránh thai: Độ an toàn và thời điểm thực hiện

Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai phổ biến hiện nay. Cùng giải đáp thắc mắc về độ an toàn, cơ chế hoạt động và thời điểm đặt vòng tránh thai.

Thông tin kiến thức
Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – Địa chỉ cấy que tránh thai uy tín

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa là địa chỉ cấy que tránh thai an toàn, uy tín. Tìm hiểu quy trình cấy que tránh thai ở phòng khám qua bài sau.

Thông tin kiến thức
Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp

Bạn đang tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc tránh thai, từ triệu chứng nhẹ đến vấn đề nghiêm trọng? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về thuốc tránh thai.

Thông tin kiến thức
Suy nghĩ nhiều có bị chậm kinh không?

Suy nghĩ nhiều có bị chậm kinh không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Cùng làm rõ ảnh hưởng của stress ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ