Những điểm cần lưu ý về tình trạng rong kinh ra máu cục

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tình trạng rong kinh ra máu cục báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thống sinh dục của cơ thể. Tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Rong kinh ra máu cục là một tình trạng phụ nữ có thể gặp phải trong quá trình kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra bất tiện nhất định trong đời sống. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị rong kinh ra máu cục qua bài viết dưới đây.

1. Rong kinh là gì?

Rong kinh là một tình trạng mà kinh nguyệt kéo dài trong thời gian quá lâu, thường hơn 7 ngày, kèm theo lượng máu kinh nhiều hơn bình thường (trên 80ml/chu kỳ).

Nếu không điều trị tình trạng rong kinh kịp thời có thể gây ra thiếu máu và các triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở. Ngoài ra, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm nhiễm hoặc vô sinh.

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày

2. Nguyên nhân rong kinh ra máu cục

Rong kinh ra máu cục có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một nguyên nhân phổ biến là tình trạng rối loạn đông máu. Trong quá trình hành kinh, cơ thể sẽ tạo ra các chất chống đông máu nhằm ngăn ngừa máu đông lại thành cục. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy ra quá nhiều hoặc cơ thể không sản xuất đủ các chất chống đông, máu có thể đông lại và hình thành thành cục.

Bên cạnh đó, các vấn đề khác như polyp tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung và các bệnh về tuyến giáp cũng có thể làm xuất hiện máu cục kèm rong kinh. Tình trạng này nếu không được can thiệp ngay có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và sinh sản.

3. Chẩn đoán và điều trị rong kinh ra máu cục

Khi người bệnh tìm đến phòng khám, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác những đặc điểm liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt để định hướng tình trạng bệnh như:

  • Thời gian có kinh lần đầu tiên.
  • Số ngày hành kinh trong 1 chu kỳ.
  • Số ngày mà lượng máu chảy nhiều trong 1 chu kỳ kinh nguyệt.
  • Gia đình có ai có tiền sử rong kinh nhiều máu cục hay không.
  • Các biện pháp tránh thai đang sử dụng.
  • Số lượng thai đã mang.
  • Các bệnh lý đang mắc, đặc biệt là các bệnh phụ khoa.
  • Các loại thuốc đang dùng.

Dựa vào những đặc điểm đã khai thác người bệnh liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán mức độ cũng như nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:

  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Siêu âm.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Chụp cộng hưởng từ.
  • Xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo.
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
Xét nghiệm công thức máu giúp xác định mức độ thiếu máu của tình trạng rong kinh ra máu cục
Xét nghiệm công thức máu giúp xác định mức độ thiếu máu của tình trạng rong kinh ra máu cục

Sau khi có kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân gây rong kinh ra máu cục, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh các loại thuốc cân bằng nội tiết tố hoặc thuốc cầm máu kết hợp với các chỉ dẫn về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất để giảm triệu chứng.

Nếu người bệnh mắc các bệnh lý nghiêm trọng như polyp tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc buồng trứng đa nang, phẫu thuật có thể được áp dụng để điều trị dứt điểm.

Người bị rong kinh ra máu cục nên chọn một cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn, kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại để đảm bảo chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả các triệu chứng cũng như dự phòng những biến chứng có thể xảy ra.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Khi xuất hiện tình trạng rong kinh ra máu cục, người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên để quá lâu vì có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Mặc dù không thể phòng ngừa được tất cả nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh ra máu cục nhưng chị em có thể tham khảo những gợi y sau để giảm tối đa triệu chứng này:

  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh vận động mạnh trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Giữ tinh thần thoải mái, thử một số bài tập thiền định hoặc yoga nhẹ nhàng.
  • Không thức quá khuya, đảm bảo ngủ đủ giờ.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Không sử dụng những dung dịch vệ sinh hoặc băng vệ sinh gây kích ứng trên da.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Đảm bảo quần lót thấm hút tốt.
  • Cung cấp nhiều rau xanh và trái cây để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Vào kỳ kinh nên ăn thêm cá giàu chất béo như cá thu, cá hồi để giảm tình trạng viêm âm đạo.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, cải bó xôi, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh sử dụng cà phê, trà.
  • Hạn chế rượu bia.
  • Hạn chế những món cay nóng.
  • Ghi chép những đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe. Lý tưởng nhất chị em nên cài cho mình những app thông minh trên điện thoại để theo dõi tình trạng này.
  • Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm những bất thường ở cơ quan sinh dục.
Trong kỳ kinh, chị em nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày 
Trong kỳ kinh, chị em nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về rong kinh ra máu cục. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm nên chỉ cần triệu chứng này xuất hiện, bạn nên tìm cho mình một phòng khám Sản phụ khoa uy tín để được tư vấn, điều trị và hướng dẫn chăm sóc đúng cách. Bạn có thể liên hệ Hotline 0868555168 hoặc đặt lịch để được bác sĩ Ngọc Lan thăm khám nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
U nang buồng trứng trái nguy hiểm không?

Để biết u nang buồng trứng trái có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ các loại u nang, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh này.

Thông tin kiến thức
Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không?

Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không? Có thể tiêm vắc xin HPV trên 26 tuổi để phòng ngừa nhiễm virus gây u nhú sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Thông tin kiến thức
Khi nào nên tháo que tránh thai? Có đau không?

Tháo que tránh thai là một quy trình đơn giản, nhanh chóng. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về quy trình tháo que tránh thai để các chị em có góc nhìn rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cấy que tránh thai bị rong kinh? Có nguy hiểm không?

Cấy que tránh thai bị rong kinh, có nguy hiểm không là băn khoăn của các chị em. Bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp chị em có góc nhìn rõ hơn.

All in one
Liên hệ