Những điều cần biết về viêm phần phụ

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm phần phụ vốn là bệnh lý không xa lạ với chị em phụ nữ và được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người bệnh cảm thấy e ngại khi thăm khám, tạo cơ hội cho bệnh tiến triển nặng hơn, lây nhiễm ngược vào trong, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

1. Bệnh viêm phần phụ – nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết

1.1. Viêm phần phụ là bệnh gì?

Viêm phần phụ là hiện tượng viêm ở các cơ quan bên trong cơ quan sinh dục của phụ nữ bao gồm: vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng xung quanh tử cung – vòi trứng.

Viêm phần phụ rất phổ biến ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.
Viêm phần phụ rất phổ biến ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.

1.2. Tại sao nữ giới bị viêm phần phụ?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phần phụ, một số căn nguyên có thể kể đến như:

  • Đời sống tình dục không an toàn: Việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi rút, và nấm gây ra viêm
  • Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách: Vệ sinh vùng kín sai cách hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp đặc biệt là trong những thời điểm dễ viêm nhiễm như: kỳ kinh nguyệt, mang thai,… đều dẫn đến lây nhiễm tác nhân gây hại.
  • Nạo hút thai không an toàn: Thực hiện các biện pháp nạo, hút thai không an toàn tại các cơ sở y tế không chính thống kết hợp với không chăm sóc cơ thể đúng cách sau khi nạo hút, tăng nguy cơ bị viêm
  • Thủ thuật y tế không đúng cách: Ngoài can thiệp y tế trong nạo hút thai, một số biện pháp can thiệp thủ thuật y tế khác không đảm bảo vô khuẩn cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng trong cơ quan sinh dục nữ.
  • Viêm nhiễm phụ khoa kéo dài: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài không điều trị dứt điểm không những gây viêm nhiễm phần phụ mà còn gây lây nhiễm cho các cơ quan bộ phận khác.
  • Nhiễm trùng sau sinh: Do hệ miễn dịch sau sinh suy giảm và tử cung và phần phụ dễ dàng bị tổn thương, các căn nguyên nhiễm trùng dễ dàng xâm nhập.

1.3. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm phần phụ

Các dấu hiệu thường gặp ở bệnh được biết đến là:

  • Đau bụng dưới, đau nhói khi ấn vào bụng, quan hệ tình dục hay đi đại tiện. Ban đầu dấu hiệu đau có thể mờ nhạt, người bệnh dễ bỏ qua triệu chứng này. Viêm tăng lên cũng khiến đau bụng tăng, đặc biệt là khi hoạt động mạnh.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp của bệnh lý viêm phần phụ.
Đau bụng là triệu chứng thường gặp của bệnh lý viêm phần phụ.
  • Mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn, chóng mặt.
  • Dịch âm đạo có mùi và màu bất thường.
  • Tiểu tiện buốt và rắt, ứ nước ở thận.
  • Rối loạn kinh nguyệt, máu âm đạo bất thường và đau bụng kinh dữ dội.
  • Đau vùng thắt lưng và có thể tiến triển gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu.

2. Viêm phần phụ gây ra nguy hiểm như thế nào, nên xử trí ra sao?

2.1. Bệnh viêm phần phụ có gây ra nguy hiểm hay không?

Viêm phần phụ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm này không nguy hiểm và có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng nặng nề như:

  • Mang thai ngoài tử cung: Viêm vòi trứng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.
  • Vô sinh: Chất lượng của buồng trứng sẽ suy giảm đi sau tình trạng viêm, ngoài ra cũng có thể tắc vòi trứng gây cản trở sự thụ tinh, có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh
  • Ảnh hưởng đến cơ quan khác: Viêm không được điều trị kịp thời có thể lây lan sang các cơ quan bộ phận khác như viêm niêm mạc tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phúc mạc,… dẫn đến việc điều trị trở nên cực kỳ khó khăn.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng viêm nhiễm gây suy giảm chất lượng đời sống tình dục, sinh hoạt của phụ nữ. Chi phối rất nhiều đến hoạt động thường ngày của họ.

2.2. Hướng xử trí với bệnh viêm phần phụ

Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ viêm phần phụ, chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để khám và làm các kiểm tra cần thiết. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Điều trị  bao gồm các phương pháp như:

  • Dùng thuốc: Tùy thuốc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp với người bệnh: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh,… Việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm nhiễm và phục hồi một nhanh chóng vùng bị tổn thương.
  • Can thiệp ngoại khoa: Dựa trên mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân như: đốt điện, sử dụng sóng cao tần,..

3. Kết luận về viêm phần phụ

Việc duy trì thăm khám phụ khoa định kỳ là giải pháp tốt nhất để phát hiện và xử lý sớm bệnh viêm phần phụ. Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng bất thường và cần thăm khám sớm nhất khi có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế được rất nhiều những biến chứng của bệnh lý này.

Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh có thể liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168.

z5440103600324 c25ae4b7f90810a3a1650be4773e4b6f 1

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ