Nồng độ estrogen theo từng độ tuổi

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Estrogen là một hormone nội tiết sinh dục đóng vai trò quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Bài viết này sẽ cung cấp thêm những thông tin về nội tiết tố và sự mất cân bằng nồng độ estrogen ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. 

Estrogen là một trong hai loại nội tiết tố nữ quan trọng (cùng với progesterone). Nồng độ estrogen không cố định mà thay đổi theo thời gian. Bài viết này sẽ tìm hiểu về quá trình thay đổi nồng độ estrogen, những yếu tố ảnh hưởng và tầm quan trọng của nó trong sức khỏe phụ nữ.

Nồng độ estrogen theo từng độ tuổi.
Nồng độ estrogen theo từng độ tuổi

1. Estrogen là gì?

Estrogen là tên gọi chung cho một nhóm hormone nội tiết sinh dục quan trọng đối với phát triển và duy trì các đặc điểm nữ giới. Nội tiết tố là các chất hóa học được sản xuất trong cơ thể, tác động đến các cơ quan mục tiêu thông qua hệ thống tuần hoàn. Nồng độ estrogen không cố định mà thay đổi theo giai đoạn, ngay cả từng thời điểm trong ngày cũng có thể khác nhau.

Có ba dạng chính:

  • Estrone (E1): Estrone chỉ có mặt ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Nó được tìm thấy trong hầu hết các mô trong cơ thể, đặc biệt là mô cơ và mỡ. Estrone có thể chuyển hóa thành estradiol và ngược lại.
  • Estradiol (E2): Estradiol là dạng estrogen có hoạt tính cao nhất. Nó được sản xuất bởi hai buồng trứng. Estradiol có liên quan đến một số bệnh phụ khoa, bao gồm viêm niệu đạo, u xơ tử cung và ung thư niệu đạo.
  • Estriol (E3): Estriol chủ yếu được sản xuất từ bánh rau và xuất hiện trong cơ thể của phụ nữ mang thai. Một lượng rất nhỏ estriol cũng được tạo ra khi cơ thể sử dụng estradiol. Tuy nhiên, không có con đường nào chuyển hóa estriol chuyển thành estradiol hoặc estrone.

Estrogen đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển và duy trì các đặc điểm nữ giới. Nó cũng là một trong những yếu tố thiết yếu tác động lớn đến sự phát triển bộ phận sinh dục thứ phát như ngực, mọc lông mu và lông nách, cũng như điều chỉnh các hoạt động của hệ thống sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt.

2. Sự thay đổi nồng độ estrogen theo từng độ tuổi

Nồng độ estrogen bình thường có thể khác nhau giữa các phụ nữ, ngay cả trong cùng một chu kỳ kinh. Thậm chí, nồng độ cũng thay đổi theo từng ngày trong cơ thể một người phụ nữ.
Trong thời kỳ dậy thì, hai buồng trứng bắt đầu sản xuất estrogen theo chu kỳ kinh nguyệt. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone sẽ tăng lên đột ngột vào khoảng nửa đầu chu kỳ, kích thích quá trình rụng trứng. Sau khi trứng rụng, nồng độ estrogen cũng nhanh chóng giảm xuống.

nồng độ hormone estrogen
Sự thay đổi của nồng độ hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ.

Giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước thời kỳ mãn kinh chính thức, khi nồng độ estrogen tự nhiên giảm dần và đi kèm với nhiều thay đổi khác. Ở giai đoạn này, phụ nữ có thể gặp các vấn đề như tăng cân, chu kỳ kinh bất thường, cơn nóng bừng và khô âm đạo.
Sau khi mãn kinh, estrogen giảm thấp và đây là quá trình tự nhiên. Ngay cả ở phụ nữ trẻ, nếu họ loại bỏ cả hai buồng trứng bằng phẫu thuật, estrogen cũng sẽ giảm, được gọi là mãn kinh do phẫu thuật.

3. Các yếu tố ảnh hưởng và thay đổi nồng độ estrogen

Nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Suy buồng trứng
  • Suy giảm chức năng tuyến yên
  • Sảy thai
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Chứng chán ăn tâm thần
  • Tập luyện hoặc huấn luyện sức khỏe quá mức
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như clomiphene
  • Sinh con và cho con bú
  • Gầy: Ngoài buồng trứng, mô mỡ cũng có thể sản xuất một lượng estrogen nhất định. Phụ nữ có ít mỡ trong cơ thể (vận động viên, người mẫu, chuyên viên thể dục,…) có thể có nồng độ estrogen thấp và gặp các vấn đề do thiếu estrogen.

Một số yếu tố có thể làm tăng nồng độ estrogen bao gồm:

  • Thừa cân và béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Mang thai khỏe mạnh
  • Các khối u ở buồng trứng hoặc tuyến thượng thận
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như các steroid, ampicillin, estrogen, phenothiazine và tetracycline.

4. Tác động của mất cân bằng nồng độ estrogen

Mất cân bằng về nồng độ estrogen cũng có thể gây ra những ảnh hưởng như:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: kinh nguyệt không đều, chậm kinh hoặc mất kinh
  • Ra huyết nhiều hoặc ít trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Cơn nóng bừng
  • Đổ mồ hôi trộm
  • Khối u lành tính ở vú và tử cung
  • Thay đổi cảm xúc
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tăng cân, đặc biệt là vùng mông, đùi và eo
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm
  • Da khô

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng không bình thường hoặc nghi ngờ về mất cân bằng nội tiết tố, hãy thăm bác sĩ chuyên khoa sản phụ để được chẩn đoán và điều trị kịp hợp.

Để phát hiện sớm được các bệnh lý nguy hiểm về sản phụ khoa, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư về phụ khoa tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Thời điểm cấy que tránh thai nào tốt nhất?

Tìm hiểu những thông tin cần thiết về thời điểm cấy que tránh thai thích hợp và lưu ý khi sử dụng biện pháp tránh thai này.

Thông tin kiến thức
Chưa có con có nên cấy que tránh thai không?

Cấy que tránh thai là biện pháp tránh thai hiệu quả và tiện lợi cho phụ nữ, kể cả những người chưa có con. Vậy chưa có con có nên cấy que tránh thai không?

Thông tin kiến thức
Cấy que tránh thai cần kiêng gì?

Sau khi cấy que tránh thai cần kiêng gì là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Nếu có cùng câu hỏi, bạn hãy theo dõi ngay bài viết sau.

Thông tin kiến thức
Vị trí cấy que tránh thai ở đâu?

Chị em cần biết vị trí cấy que tránh thai để chủ động trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, tránh gây đau đớn. Vậy que cấy tránh thai nằm ở đâu?

All in one
Liên hệ