Ống dẫn trứng: cấu tạo, những bất thường hay gặp và hướng điều trị

Ống dẫn trứng: cấu tạo, những bất thường hay gặp và hướng điều trị

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Ống dẫn trứng là bộ phận quan trọng trong quá trình thụ tinh. Mỗi bất thường ống dẫn trứng có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai của chị em. Cùng tìm hiểu cấu tạo ống dẫn trứng, những vấn đề thường gặp và hướng giải quyết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về ống dẫn trứng (vòi trứng)

1.1. Ống dẫn trứng là gì?

Ống dẫn trứng (hay còn gọi là vòi trứng hoặc vòi tử cung) là ống rỗng hai bên nằm giữa buồng trứng (nơi sản sinh ra trứng) và tử cung (nơi trứng đã thụ tinh hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển thành bào thai).

1.2. Cấu tạo của ống dẫn trứng

Cấu tạo ống dẫn trứng gồm 4 phần là phễu, bóng, eo và kẽ với những đặc trưng như:

  • Phễu (Infundibulum): có hình dạng tương tự một chiếc phễu, có một cấu trúc được gọi là tua vòi với hình dạng giống như ngón tay bám vào buồng trứng. Cấu trúc bình thường của phần này có nhiều tua nhưng chỉ có một tua vòi dài nhất tiếp xúc với buồng trứng. Đây là “thiết kế đặc biệt” của cơ thể giúp cho trứng từ buồng trứng dễ di chuyển đến ống dẫn.
  • Bóng (Ampulla): là vùng phình to nhất và là nơi trứng và tinh trùng gặp nhau để tạo thành hợp tử.
  • Eo (Isthmus): đây là phần hẹp nhất, nối tiếp phần bóng. Vị trí này thường là nơi mà hợp tử bị kẹt gây nên tình trạng thai không nằm trong tử cung.
  • Kẽ (Intramural portion): đây là phần cuối cùng mà hợp tử cần đi qua trước khi tiếp xúc và làm tổ ở tử cung.
Cấu tạo ống dẫn trứng gồm 4 phần
Cấu tạo ống dẫn trứng gồm 4 phần

1.3. Chức năng của ống dẫn trứng

Do là một ống nối giữa buồng trứng và tử cung nên ống dẫn trứng có vai trò đặc biệt quan trọng trong thụ tinh và mang thai. Cụ thể là:

  • Chứa trứng do buồng trứng sản xuất: mỗi chu kỳ (thường là mỗi tháng), buồng trứng đều sản xuất ra một trứng. Trứng này sẽ di chuyển tới vòi trứng để “chờ đợi” tinh trùng đến thụ tinh.
  • Môi trường cho quá trình thụ tinh: vị trí bóng là nơi trứng và tinh trùng thường gặp nhau để tạo thành hợp tử.
  • Di chuyển hợp tử đến tử cung: hợp tử sẽ được đẩy về vị trí của tử cung để làm tổ nhờ vào một số cơ chế đặc biệt của cơ quan này.

1.4. Chiều dài của ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng bắt đầu từ sừng tử cung và kết thúc ở buồng trứng. Bình thường, cơ quan này có chiều dài khoảng 10 – 13cm (4 – 5 inch), đường kính dao động từ 0,5 – 1,5 cm (0,2 – 0,6 inch).

2. Các tình trạng và rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ống dẫn trứng

Do có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và mang thai nên khi cơ thể xuất hiện một số bất thường ống dẫn trứng sẽ khiến cho tinh trùng khó gặp trứng hoặc hợp tử khó khăn trong việc di chuyển đến tử cung. Theo thống kê, những bất thường ống dẫn trứng chiếm tới 20 – 30% tỷ lệ vô sinh ở nữ.

Một số bất thường ống dẫn trứng hay gặp là:

  • Mang thai ngoài tử cung: bình thường thai sẽ làm tổ ở buồng tử cung để hấp thu chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Trong trường hợp xuất hiện bất thường, thai có thể làm tổ ở ống dẫn trứng. Đây là tình trạng nguy hiểm, do cấu trúc này không đảm bảo đủ điều kiện cho thai nhi phát triển.
  • Lạc nội mạc tử cung ở ống dẫn trứng: vì một nguyên nhân nào đó, niêm mạc của ống dẫn trứng có cấu trúc tương tự tử cung. Mỗi khi ngày “đèn đỏ” đến, niêm mạc vùng này cũng bong khỏi ống nhưng lại không có đường thoát ra ngoài tạo thành khối u gây tắc nghẽn ống dẫn.
  • Ung thư: trước đây người ta thường nhầm lẫn khối u này là tình trạng xâm lấn sang các khu vực lân cận của ung thư buồng trứng. Nhưng theo một số nghiên cứu mới, ung thư có thể bắt nguồn trực tiếp từ ống dẫn trứng. Đây là tình trạng nguy hiểm do giai đoạn đầu thường không xuất hiện triệu chứng.
  • U xơ: có thể xuất hiện khối u xơ tại cơ quan này. Tuy nhiên, đây là tình trạng ít gặp hơn u xơ tử cung. 
  • Hydrosalpinx: một loại tắc ống dẫn trứng do chất lỏng tích tụ nhiều sau chấn thương hoặc viêm nhiễm.
  • U/nang các bộ phận xung quanh: khối u tại các cơ quan lân cận như bàng quang (nơi chứa nước tiểu) hoặc trực tràng (phần cuối cùng của ống tiêu hóa) có thể chèn ép các phần của ống dẫn trứng gây nên hẹp cơ quan này.
  • Viêm ống dẫn trứng: đây là một bệnh thuộc nhóm bệnh viêm vùng chậu. Bệnh gây ra do các vi sinh vật có hại tác động và gây nên tình trạng viêm nhiễm tại vòi trứng. Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng viêm tắc hoặc dính vòi là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến vô sinh.
bất thường ống dẫn trứng
Một trong những bất thường ống dẫn trứng là tình trạng mang thai ngoài tử cung

3. Các hướng điều trị phổ biến

Tùy thuộc vào mức độ cũng như nguyên nhân bị tổn thương, bác sĩ sẽ cân nhắc một số hướng điều trị như:

  • Cắt bỏ buồng trứng: phẫu thuật yêu cầu cắt bỏ cả buồng trứng và ống dẫn.
  • Cắt bỏ ống dẫn: đây là phẫu thuật rạch vào vòi trứng để loại bỏ thai ngoài tử cung, khắc phục tình trạng tắc nghẽn hoặc sửa chữa các mô tổn thương.
  • Tái tạo ống dẫn: thường được sử dụng để khôi phục cấu trúc mô bị hỏng.
  • Thắt ống dẫn: nhằm mục đích ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Đây là một biện pháp tránh thai được dùng với những phụ nữ không có ý định sinh thêm con. Khi quyết định sử dụng phương pháp này, bác sĩ nên trao đổi với người bệnh về những lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải.
thắt ống dẫn trứng
Thắt ống dẫn trứng là một trong những phương pháp tránh thai vĩnh viễn được sử dụng với phụ nữ không muốn mang thai nữa

4. Hướng chăm sóc sức khỏe giúp ống dẫn trứng khỏe mạnh

Nhiều bất thường ống dẫn trứng không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, các chị em hoàn toàn có thể thực hiện những biện pháp sau để giảm tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh dục, tránh ảnh hưởng đến vòi trứng:

  • Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi quan hệ, hạn chế số lượng bạn tình – tốt nhất là duy trì mối quan hệ 1 vợ 1 chồng, không quan hệ khi đối tác đang có những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Tiêm phòng HPV: thường áp dụng với những chị em trẻ tuổi.
  • Đảm bảo quần lót khô thoáng: tránh tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có hại phát triển.
  • Vệ sinh sạch sẽ âm hộ (cơ quan sinh dục ngoài, rất dễ nhiễm khuẩn): sử dụng các dung dịch vệ sinh không gây kích ứng để tránh tình trạng vi khuẩn từ cơ quan này di chuyển lên các cơ quan sinh dục phía trong.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa: duy trì thói quen khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý liên quan nhằm điều trị sớm, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

5. Lời dặn của bác sĩ

Ống dẫn trứng là một trong những cơ quan đặc biệt quan trọng đối với quá trình thụ tinh và mang thai ở phụ nữ. Với bất kỳ bất thường nào xảy ra cũng sẽ gây nên tình trạng vô sinh. Chính vì vậy, khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chị em nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Khi có những tổn thương cơ quan này nhưng vẫn có nhu cầu mang thai, các chị em cũng nên gặp trực tiếp bác sĩ để trao đổi về hướng giải quyết để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trong đời sống hàng ngày, khi không có triệu chứng bất thường nào, các chị em vẫn nên duy trì thói quen chăm sóc cơ quan sinh dục khỏe mạnh, thăm khám định kỳ nhằm tránh những bệnh lý liên quan có thể gây ra vô sinh.

Ống dẫn trứng là cơ quan quan trọng mà khi xảy ra bất thường có thể ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ của nhiều chị em phụ nữ. Do đó, việc hiểu biết cấu tạo ống dẫn trứng, bất thường ống dẫn trứng và hướng giải quyết những tình trạng này là vô cùng cần thiết. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đừng ngại liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh 3 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 15/4/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh, đau bụng kinh dữ dội của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 5/1/2024.
    Câu hỏi về vấn đề ra máu nâu khi trễ kinh 10 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 11/1/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh, ra khí hư bã đậu của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 26/3/2024.